Hàng không Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đang ở đâu?

18 Tháng Tư 20177:18 CH(Xem: 8869)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  19  APRIL  2017


Hàng không Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đang ở đâu?


image051

Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP


Carl Vinson tiến đến bán đảo Đại Hàn: Chiến thuật của TT Trump


Dân trí - Nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ dẫn đầu vẫn ở cách bán đảo Triều Tiên tới hàng nghìn km và vẫn chưa di chuyển về phía bắc. Điều này có nghĩa là ít nhất hạm đội này chưa phải mối đe dọa với Triều Tiên, theo trang mạng Defense News.


image053

Hàng không Mẫu hạm và các chiến hạm Mỹ. (Ảnh: SCMP)


Defense News cho biết, theo bức ảnh mới nhất chụp hôm 15/4 do Hải quân Mỹ công bố, biên đội tàu chiến do USS Carl Vinson dẫn đầu vẫn đang ở eo biển Sunda của Indonesia, cách Singapore vài trăm km về phía nam.


Hạm đội này bắt đầu rời cảng ở Singapore từ hôm 8/4, thời điểm truyền thông thế giới dậy sóng với thông tin rằng Mỹ điều khẩn cấp nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng tự giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu cần thiết.


Tổng thống Trump đã điều nhóm tàu chiến đến sát bán đảo Triều Tiên trong một động thái được cho là nhằm cảnh báo Triều Tiên. Giới chức Mỹ nói rằng, Washingron để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ biện pháp quân sự. Điều này làm dấy lên đồn đoán các tàu chiến trên của Mỹ có thể tiến hành ngay lập tức một vụ không kích nhằm vào Triều Tiên như sự kiện xảy ra gần đây ở Syria.


Tuy nhiên, theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương.


Defence News cũng bác bỏ đồn đoán rằng hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ tham gia vào nhóm tàu tấn công do USS Carl Vinson dẫn đầu. USS Reagan hiện trong quá trình bảo dưỡng ở Nhật Bản, dự kiến hoàn thiện vào tháng 5 tới.


Chuyên gia về hải quân Li Jie tại Trung Quốc cho rằng, việc Lầu Năm Góc “úp mở” về việc triển khai nhóm tàu chiến này càng khiến tình hình ở bán đảo Triều Tiên leo thang căng thẳng. “Rõ ràng đây là một thủ thuật hăm dọa của chính quyền Tổng thống Trump nhằm buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phải dè chừng trước mối đe dọa từ tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là một cách tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên bởi ông Kim Jong-un sẽ không lùi bước. Ông ấy muốn những cam kết từ Mỹ, Nga và Trung Quốc”.


Minh Phương Theo SCMP


17/04/2017


Tàu do thám Nga - Trung bám đuôi tàu sân bay Mỹ gần bán đảo Triều Tiên


Dân trí - Trung Quốc và Nga đã điều các tàu thu thập thông tin tình báo của lực lượng hải quân hai nước bám đuôi tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ đang trên đường tới gần bán đảo Triều Tiên, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho hay.


Carl Vinson đang di chuyển đến bán đảo Đại Hàn


image054

USS Carl Vinson và các tàu hộ tống trong hành trình tới tây Thái Bình Dương (Ảnh: Hải quân Mỹ)


Yomiuri Shimbun dẫn nhiều nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết cả Nga và Trung Quốc đều triển khai các tàu thu thập thông tin tình báo của lực lượng hải quân để theo sau tàu sân bay Mỹ. Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson của Mỹ đang dẫn đầu một biên đội tàu chiến tới khu vực biển Hoa Đông và di chuyển về phía bán đảo Triều Tiên.


Theo truyền thông Nhật Bản, động thái trên của Nga và Trung Quốc cho thấy cả hai nước đều đang muốn theo dõi mọi động thái của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh Washington đã tỏ rõ lập trường cứng rắn với Triều Tiên, thậm chí không loại trừ khả năng áp dụng biện pháp quân sự mạnh tay với Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đang tăng cường các hoạt động giám sát và cảnh báo tại vùng biển và vùng trời xung quanh khu vực biển Hoa Đông, các nguồn tin cho biết thêm.


Cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ sự quan ngại về lập trường cứng rắn của Mỹ với Triều Tiên. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov từng nói vấn đề Triều Tiên nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua các nỗ lực ngoại giao và chính trị. Theo đó, việc hai nước điều các tàu do thám thu thập thông tin tình báo theo dõi hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ được cho là nhằm cảnh báo Washington về vấn đề này.


Hiện Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin triển khai tàu do thám. Trong khi đó, Triều Tiên đã đe dọa sẽ phá hủy tàu sân bay của Mỹ trong trường hợp Washington có động thái gây hấn.


Thành Đạt Tổng hợpTop of FormTop of Form

02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9085)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9092)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8804)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9329)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9014)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9852)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8824)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 8932)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 8873)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9146)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 8972)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9372)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.