Mỹ từng lập căn cứ bí mật ở quần đảo Trường Sa

24 Tháng Giêng 20175:48 CH(Xem: 10776)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  25  JAN  2017


Mỹ từng lập căn cứ bí mật ở quần đảo Trường Sa


14/01/2017


(Thế giới) - Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


image014

Ông Bob Cunningham thăm căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, Mỹ) ngày 22.12.2016 và chỉ trên không ảnh địa điểm từng đóng trú 6 tháng trên hòn đảo thuộc rạn Nguy Hiểm phía Bắc, cụm Song Tử, quần đảo Trường Sa năm 1956Không lực Mỹ


Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.


Theo đó, vào năm 1956, ông Cunningham khi đó là một quân nhân điều hành radar của Không lực Mỹ cùng 3 người khác được trực thăng từ một tàu đổ bộ thả xuống một đảo hoang trong rạn Nguy Hiểm phía Bắc (North Danger Reef), thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Trước đó không lâu đã có một nhóm kỹ thuật viên chuyển tiếp vô tuyến đã đến đảo và lập cơ sở tạm thời.


Nhiệm vụ của nhóm Cunningham là điều hành một trạm radar và thông tin liên lạc, phục vụ cuộc khảo sát trắc địa điện tử trên không để vẽ bản đồ trái đất phục vụ nhiệm vụ bí mật của Không lực Mỹ. Các máy bay với trang bị đặc biệt sẽ bay theo mô hình lưới điện và gửi các xung điện từ theo các vị trí góc tam giác đến các trạm thu nhận tín hiệu mặt đất tạm thời cách đó hàng trăm km. Các dữ liệu thu thập được máy tính tính toán thành các tọa độ với độ chính xác cao, nhằm cung cấp thông tin mục tiêu cho việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Không lực Mỹ.


image015

Trung sĩ Bob Cunningham, thuộc đoàn đo đạc và vẽ bản đồ 1374 (Không lực Mỹ) điều hành thiết bị radar trên đảo thuộc rạn Nguy Hiểm phía Bắc, quần đảo Trường Sa năm 1956 Bob Cunningham/Không lực Mỹ


Nhóm của ông Cunningham (khi đó ông mới 22 tuổi) được thả lên hòn đảo hoang có kích thước dài khoảng 600 m và ngang 250 m trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc này, nằm giữa Việt Nam và Philippines trên Biển Đông. Họ trú ngụ trong lều vải và phải đốn bớt các cây dừa trên đảo, lắp đặt máy móc… Việc tiếp tế được trực thăng đảm nhiệm từ 4 – 6 tuần một lần, cung cấp thực phẩm, nước uống, nhiên liệu, thuốc men; thỉnh thoảng các đợt tiếp tế còn được thả xuống bằng dù.


Ông Cunningham, nay đã 82 tuổi, nhớ lại lúc đó: “Tôi khi đó 22 tuổi, chỉ là đứa trẻ trên hòn đảo nên đó là một kinh nghiệm thực tế. Tôi không có nhiều sự tinh tế về tâm lý, và đó là một bài kiểm tra tâm lý thực sự cho con người để đến một nơi như thế”.


Theo mô tả của Cunningham, đảo có nhiều cây dừa, cây cọ; bãi biển với cát trắng. Trên đảo còn có 1 cái giếng cũ. Lính Mỹ thường uống nước dừa như một thứ cocktail. Và theo Cunningham, thời gian đó không phải là một cuộc phiêu lưu du lịch.


Để giữ bí mật, những quân nhân của Không lực Mỹ trên đảo không mặc quân phục mà chỉ mặc đồ dân sự như quần short, mang giày thể thao, dép xăng-đan, đội mũ cao bồi. Họ được trang bị súng lục và súng trường M-1 Garand để đề phòng hải tặc và các mối đe dọa khác.


image016

Vị trí rạn Nguy Hiểm phía Bắc thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam Google Maps


Trong thời gian ở trên đảo, nhóm của Cunningham gặp một số vị “khách không mời mà tới”. Đó là một tàu chiến của Trung Quốc, với khẩu pháo cỡ 76 mm trước mũi tàu cùng nhiều súng máy. Chiếc tàu chiến này tiếp cận gần đảo, thả vài xuồng chở lính đến rìa đảo để xem nhóm của Cunningham là ai và đang làm gì.


Nhóm quân nhân Mỹ liền dùng các tàu lá cọ xếp thành chữ USAF (Không lực Mỹ) trên bãi biển. Tốp lính Trung Quốc từ xa nhìn thấy, có vẻ hài lòng và rời đi.


Một lần nọ, một nhóm ngư dân từ Okinawa (Nhật Bản) ghé vào đảo để đổi cá lấy nước uống. “Họ nhìn thấy cây ăng-ten cao 15 m của dàn radar, cùng thiết bị thu phát sóng vô tuyến dựng trên đảo, khiến họ rất tò mò. Tuy vậy họ khá thân thiện”, ông Cunningham nói.


Thế nhưng việc viếng thăm như kể trên là rất hiếm hoi, còn chủ yếu mối tương tác chỉ diễn ra trong phạm vi của nhóm lính thuộc 2 tổ trên đảo.


Thời gian này xảy ra mâu thuẫn giữa hai trung sĩ thuộc 2 nhóm, khi người này doạ giết người kia. Viên trung sĩ kỹ thuật thuộc nhóm của Cunningham nghĩ rằng anh ta sẽ phải đối đầu với người của nhóm kỹ thuật vô tuyến, và cảnh báo Cunningham cùng các đồng nghiệp điều khiển radar rằng tình hình có thể xấu đi và cả nhóm nên sẵn sàng sử dụng vũ khí.


Tuy nhiên vụ căng thẳng đã không xảy ra nhờ sự bình tĩnh dàn xếp của hai nhóm. Ông Cunningham nói rằng khi đó họ cũng lúng túng không biết giải quyết ra sao, hoặc phải gọi cho cấp trên đưa thuỷ phi cơ chở quân cảnh đến bắt giữ người gây rối, hay trói anh ta vào gốc cây dừa. May sao họ không phải làm điều đó.


Nhằm giữ vững tinh thần của nhóm, những người lính có thâm niên nghĩ ra những cách như cải tiến cơ sở đóng quân với những dấu hiệu buồn cười, tự làm đồ nội thất thủ công, chế tạo máy bơm nước hoạt động bằng sức gió, chế biến món ăn từ rùa biển. Thậm chí họ còn chế ra một loại rượu cocktail làm từ nước dừa, làm bánh…


Để giải trí, ông Cunningham nhiều lần đi bộ quanh đảo và chụp ảnh đàn chim hàng ngàn con tụ tập trên đảo. Ông cũng có lần lặn biển ra khỏi rạn và đó là nỗi kinh hoàng khi ông nhìn xung quanh chỉ toàn màu đen kịt, không thấy đường. Và ông vội vã quay vào bờ, không có lần lặn biển thứ hai.

 


image017

Trung sĩ Bob Cunningham bơm nước từ một cái giếng cũ ở đảo, nước giếng chỉ dùng tắm giặt, còn nước uống được quân đội cung cấp với các bình nước cỡ 200 lít Bob Cunningham/Không lực Mỹ


Nhóm lính Mỹ này hoạt động trên hòn đảo khoảng 6 tháng vào năm 1956. Đến tháng cuối cùng chỉ còn Cunningham và 1 người khác, những người kia đã được Không lực Mỹ đưa đi trước đó, kể cả nhóm kỹ thuật viên vô tuyến cùng với cái máy phát điện thường nổ ầm ĩ. Với hai người còn lại, hòn đảo trở nên yên ắng cực kỳ vào ban đêm. Thậm chí tiếng của một quả dừa rụng xuống đất cũng vang rất to khiến cả hai phải chộp lấy vũ khí.


Theo ông Cunningham, 6 tháng sống trên rạn san hô ở giữa Biển Đông đã làm thay đổi mối quan hệ của ông với mọi người xung quanh, khi ông lấy kinh nghiệm sống trong khoảng thời gian ở đó để đánh giá, kết thân với người khác. “Đó là nếu ai đó có tư chất thông minh, tương thích “như gã ở trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc” thì bạn có thể kết thân với anh ta; hoặc với người khác thì tôi sẽ không muốn ở chung với anh ta trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc”./ (Theo Thanh Niên)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10409)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19525)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9086)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9082)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 9852)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8709)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9440)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8781)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9617)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9012)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9491)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9449)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP