UBND huyện đảo Hoàng Sa tiếp nhận bản đồ cổ do Việt kiều Mỹ tặng

12 Tháng Giêng 20175:52 CH(Xem: 10547)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  13   JAN  2017


Việt kiều Mỹ tặng bản đồ do Phương tây vẽ chứng minh Hoàng Sa của Việt Nam


An Nguyên


10/01/17


 (GDVN) - Bản đồ do một nhà địa lý kiệt xuất của Viện địa lý hoàng gia Bỉ vẽ đường bờ biển miền Trung đầu thế kỷ XIX có quần đảo Hoàng Sa được xem là tài liệu vô giá.


Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.


Tấm bản đồ Partie de la Cochichine vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16 (từ Khánh Hòa đến Quảng Nam).


image021

Ông Trần Thắng (trái) trao tặng bản đồ cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng). Ảnh: An Nguyên


Phía ngoài khơi, PARACELS (quần đảo Hoàng Sa) được thể hiện khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 14 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 113.


Trong đó, có đường đánh dấu phạm vi biển nông hay dải cát nằm ở độ sâu từ 5 đến 10 mét còn kéo dài đến vĩ tuyến 14 ngang với Quy Nhơn ở phía trong bờ biển.


Partie de la Cochinchine thuộc số rất ít bản đồ vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa.


Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine (Đàng Trong - cách mà người phương Tây lúc đó dùng để chỉ khu vực miền Trung Việt Nam) là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam.


Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa cho rằng, tấm bản đồ đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa ít nhất vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIX (khi bộ bản đồ được xây dựng và xuất bản).


Bản đồ Partie de la Cochinchine thông qua phương pháp vẽ bản đồ khoa học và hiện đại, đã đánh dấu một cách chính xác vùng các đảo ven bờ như Cham Collac ou Champella (Cù Lao Chàm), P. Canton ou Cacitam (Cù Lao Ré)…


Và phân biệt một cách hết sức rõ ràng, minh bạch với quần đảo Hoàng Sa ở giữa Biển Đông, mà bất cứ một người bình thường cũng không thể nhầm lẫn được.


image022

Tấm bản đồ cổ do Phương tây vẽ từ thế kỷ XIX chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: An Nguyên



“Nó có giá trị kiểm chứng, làm tăng lên bội lần giá trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa của chính bản đồ này và toàn bộ hệ thống bản đồ, tư liệu mà chúng ta đã sưu tập được” ông Đồng nói.


Bản đồ này được xem là cơ sở vững chắc để bác bỏ một cách triệt để lối giải thích mập mờ, tùy tiện của một số học giả Trung Quốc.


Họ đã xuyên tạc một cách tùy tiện rằng Paracels hay Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là các đảo ven bờ (như Cù Lao Chàm, Lý Sơn...), còn Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc mới là các đảo ở giữa biển, không có liên quan gì đến Paracels hay Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.


Tấm bản đồ Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen xét trên mọi khía cạnh đều có thể được coi là một tài liệu vô giá.


Nó là bằng chứng hùng hồn, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế rất cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc -  ông Đồng thông tin thêm.


“Việc anh Trần Thắng trao tặng tấm bản đồ Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen với mong muốn góp thêm nguồn tư liệu cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.


Đây là nghĩa cử cao đẹp mà anh đã dành cho huyện Hoàng Sa. Nó vừa là nguồn động viên và cũng là sức mạnh của chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa" ông Đồng cho biết thêm.


Đại diện UBND huyện đảo Hoàng Sa cũng hứa sẽ có trách nhiệm đưa những tư liệu quý giá này đến đông đảo nhân dân và du khách khi Nhà trưng bày Hoàng Sa hoàn thành và đi vào hoạt động.


Đồng thời, phát huy hết giá trị pháp lý của tư liệu để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Ông Trần Thắng là người đã có công sưu tầm nhiều tài liệu, bản đồ cổ do Phương tây vẽ chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


An Nguyên
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9771)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9719)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9474)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9096)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9373)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11111)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9443)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9690)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8770)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8727)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.