Từ "Ngoại giao Chiến hạm" đến "Hành quân Tuần tra" của Hải quân Mỹ

20 Tháng Mười Một 201610:24 CH(Xem: 10972)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  08  NOV  2016

Từ Ngoại giao Chiến hạm đến
Hành quân Tuần tra của Hải quân Mỹ

Biển  Đông Nam Á


VĂN HÓA

06/11/16


image003Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. Ảnh dưới: Đường lưỡi bò 9 đoạn; biển Quốc tế và vùng EEZ của các quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei theo phận định của UNCLOS 1982.

 

1. Ngày 19/11/2003: Khu trục hạm USS Vandegrift 48 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm".

2. Ngày 8/3/2009: Thám thính hạm USNS Impeccable đi thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km.

3. Ngày 27/10/15: Khu trục hạm USS Lassen 82, có khả năng mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk, là chiến hạm đầu tiên dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Lê Bá Hùng được chọn để tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. Trang tin Diplomat nhận định rằng USS Lassen sẽ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn nhưng sẽ không áp sát đến khu vực 500 mét an toàn được áp đặt cho đảo nhân tạo theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).

4. Ngày 5/11/2015: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein đi quan sát ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia.

5. Ngày 14/4/2016: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS  John C. Stennis; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines,Voltaire Gazmin đi quan sát HkMh USS John C. Stennis "đóng đô" ở biển Tây Philippines (Luzon).

6. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

7. Đầu năm 2016: một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là Đệ Tam Hạm Đội sẽ gửi thêm chiến hạm đến khu vực Đông Á. Như vậy khu vực này có Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ cùng phối hợp hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh hạm đội: Đô đốc Scott Swift. Ảnh dưới từ trái: Admiral Scott H. Swift; Admiral Samuel J. Locklear, III; Admiral Harry B. Harris, Jr.

8. Ngày 30/1/2016: mùa biển động bão giông, chiến hạm USS Curtis Wilbur 54 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Triton - do Trung Quốc chiếm đoạt của VNCH tháng 1/1974).

9. Ngày 10/5/2016: mùa biển êm sóng lặng, Diệt lôi hạm USS William P. Lawrence 110 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) - do Trung Quốc kiến tạo).

10. Ngày 12/7/2016: Tòa thường trực La Haye PCA ra phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm vụ Philippines kiện Trung Quốc. 

11. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

12. Đầu tháng 10/2016: mùa biển động, USS John S. McCaine 56 và Vận tải hạm USS Frank Cable "trụ" ở Cam Ranh.

13. Cảng Cam Ranh 18/8/2016. Photo: LKT

14. Ngày 16/10/16: mùa biển động ở Trường Sa, ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc Hạm đội Đông Hải Trung Quốc từ Myanmar ghé cảng Sihanoukville và ở lại thêm bốn ngày.

15. Ngày 21/10/16: mùa biển động, bão số 7 số 8 hoành hành, Đệ tam Hạm đội tung USS Decatur 73 hành quân tầm kích quanh nhóm Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Mục tiêu là hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm.

16. Vị trí hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm nhìn từ Đà Nẵng.

17. Sa bàn hành quân tuần tra của USS Curtis Wilbur và USS Decatur quanh khu vực biển – quần đảo Hoàng Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP.

18. Khoảng cách hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm tính từ đảo Lý Sơn – Đà Nẵng.

19. Ngày 22/10/16: ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải TQ lò mò từ Sihanoukville đến Cam Ranh trong lúc USS Decatur đang làm mưa làm gió ở Hoàng Sa. Phân đội Đông Hải "bị" cầm chân ở Cam Ranh bốn ngày.

20. Ngày 26/10/16: Trung Quốc điều Hạm đội Nam Hải dàn quân gọi là "tập trận" ở vùng biển phía nam - đông- nam đảo Hải Nam, tây - bắc đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Không thấy có sự đụng độ nào nổ ra trên mặt biển.

21. Hạm đội Nam Hải tập trận phía nam đảo Hải Nam; phía bắc Phú lâm Hoàng Sa.

22. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là  eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP

23. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP

24. Ngày 26/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Bộ Quốc phòng Hà Nội  - Việt Nam hôm 26/10/2016.

25. Ngày 28/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Tam Kỳ - Quảng Nam (phía Nam Đà Nẵng vài chục cây số), khánh thành trung tâm thiết kế và bảo dưỡng tầu cảnh sát biển.

26. Ngày 30/10/2016: USS Decatur hoàn thành sứ mạng do Hạm đội 3 giao phó.  (lkt VH)

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9778)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9485)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8981)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9819)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10262)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9347)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9303)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11215)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9352)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.