"Đi đêm": Chiến pháp vũ trang và ngoại giao kiểu mới

21 Tháng Tám 20166:59 CH(Xem: 9972)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 19  AUGUST 2016

image045

"Đi đêm": Chiến pháp vũ trang và ngoại giao kiểu mới


Philippines sẽ không nêu tranh chấp Biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN


image047

Tổng thống Philippines Duterte, lúc đọc diễn văn trước Quốc hội ở Manila, ngày 25/07/2016.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua 17/08/2016 tuyên bố là tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Lào vào đầu tháng tới ông sẽ không nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, vì muốn thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này.


Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch.


Biển Đông vẫn là một trong những chủ để nổi cộm tại các cuộc họp thượng đỉnh trước của ASEAN, vì một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.


Riêng Philippines, vào thời tổng thống Benigno Aquino, đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường Trực La Haye và tháng 7 vừa qua, tòa án này đã ra phán quyết bác bỏ hầu hết những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận.


Tuy nhiên, khác với người tiền nhiệm, tổng thống Duterte chủ trương một đường lối hòa dịu hơn với Trung Quốc. Ông cho biết là đặc phái viên của Philippines ở Trung Quốc, cựu tổng thống Fidel Ramos đã bày tỏ mong muốn thảo luận với Bắc Kinh về một giải pháp ôn hòa cho vấn đề tranh chấp Biển Đông.


Tại Hồng Kông vào tuần trước, ông Ramos đã gặp chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh ( Fu Ying ) và hai người đã đồng ý là Philippines và Trung Quốc cần làm giảm căng thẳng thông qua đối thoại./


Thanh Phương 18-08-2016

++++++++++++++++++++++++++++++


Đưa tên lửa ra Trường Sa : Động thái bạo dạn của Việt Nam


image049

Người biểu tình Philippines phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa ngày 25/02/2016.REUTERS/Romeo Ranoco


Ngày 10/08/2016, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Việt Nam đã kín đáo đưa giàn phóng tên lửa cơ động ra một số căn cứ tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp. Loại vũ khí mới này có khả năng tấn công các cơ sở quân sự của Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo trong khu vực. Thông tin này đã được giới phân tích ngoại quốc bình luận rộng rãi.


Trong bài « Giàn phóng tên lửa : Động thái bạo dạn của Việt Nam trên Biển Đông », đăng trên báo mạng Hồng Kông Asia Times và được tạp chí Mỹ The National Interest ngày 16/08 đăng lại, nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Mỹ The Center for the National Interest, đã cho rằng đây là một phản ứng dễ hiểu của Việt Nam trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.


Mở đầu bài phân tích, chuyên gia Kazianis, cho rằng hành động của Việt Nam là một điều tất yếu :
« Đây là điều không thể tránh khỏi : Các quốc gia trong vùng Biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc đang bắt đầu phản công – và lần này không phải bằng chiến tranh pháp lý (lawfare), hay kiểu chiến tranh bêu xấu (shamefare) mà tôi rất thích – mà bằng cách tăng cường năng lực quân sự của mình ».


Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ».


Đối với Kazianis, bản thân loại vũ khí mà Việt Nam đã chọn để bố trí trên các đảo, cũng rất đáng chú ý. Đó không phải là loại giàn phóng tên lửa thứ cấp của vài chục năm trước đây, mà là hệ thống pháo phản lực EXTRA do Israel chế tạo — một hệ thống rất hiệu quả để tiêu diệt các toán lính đổ bộ lên bờ biển.


Phản ứng trước hành vi gây hấn của Trung Quốc


Đối với chuyên gia Mỹ, phải tự hỏi là tại sao Hà Nội lại không làm những việc này sớm hơn, khi đã biết rõ hơn thiệt, và đã lường trước được các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông?


Quả thực là về Biển Đông luôn luôn có rất nhiều những lời đổ lỗi cho nhau, và không một bên tranh chấp nào vô tội trong việc gây nên những phiền phức không cần thiết, thế nhưng, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã lộ rõ nguyên hình là kẻ xâm lấn.


Việc Bắc Kinh vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền lịch sử trên tất cả những gì bên trong đường chín đoạn đó — bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông — đồng thời tìm cách áp đặt yêu sách của mình, đã đẩy tình hình căng thẳng lên những mức cao mới.


Qua việc sách nhiễu tàu đánh cá của các nước có tranh chấp với họ, sử dụng « lực lượng dân quân biển » để đảm bảo sự thống trị trên biển khơi, đặt giàn khoan dầu nhiều lần trong nhiều năm ở các vùng biển tranh chấp gần Việt Nam, bồi đắp các hòn đảo nhân tạo mới và đồ sộ, vốn rõ ràng là đã được quân sự hóa, Trung Quốc đã trở thành nước duy nhất tìm cách đảo ngược nguyên trạng.


Thậm chí thất bại nặng nề ở Tòa Án Trọng Tài La Haye cũng không làm Trung Quốc giảm bớt các hành động nhằm mục đích khống chế toàn khu vực – mà danh sách vừa có thêm điều được chuyên gia Kazianis gọi là « oanh tạc cơ tự sướng – bomber selfies » (chụp ảnh oanh tạc cơ chiến lược H-6 với nền là bãi Scarborough ở phía sau).


Hà Nội có phương tiện đáp trả


Trong tất cả các nước vùng Biển Đông, rõ ràng Việt Nam là nước có nhiều khả năng hơn cả để chống lại xu hướng bắt nạt của Trung Quốc, trong đó có những phương cách ngoại giao đặc thù.


Trong những năm gần đây, Hà Nội đã mua của Matxcơva một số tàu ngầm quy ước thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới, cũng như những chiến đấu cơ hiện đại. Cho dù về quân số và vũ khí, Trung Quốc vẫn hơn xa Việt Nam, nhưng các loại vũ khí mà Việt Nam đã mua ít ra là sẽ có thể cầm chân Trung Quốc trong trường hợp xẩy ra đụng độ quân sự. Một số người còn cho rằng thậm chí Hà Nội còn có thể áp dụng một chiến lược chống truy cập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) thô sơ, lấy thẳng từ binh thư của quân đội Trung Quốc.


Tuy nhiên, ngoài các đòn bẩy quân sự và kinh tế, cả hai nước — ít ra là trên giấy tờ — đều là những quốc gia Cộng Sản, và cho đến nay vẫn tiến hành những cuộc hội đàm "giữa đảng và đảng". Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều có khả năng thảo luận các vấn đề Biển Đông một cách kín đáo, ngoài tầm theo dõi của các phương tiện truyền thông. Hình thức đối thoại này cho phép lãnh đạo cao cấp của hai nước trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn hơn.


Việt Nam có thể tận dụng các kênh liên lạc như vậy, làm việc với Trung Quốc để tìm kiếm thỏa hiệp khả dĩ - hoặc ít ra là bày tỏ thái độ không hài lòng mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.


Trung Quốc sẽ có phản ứng dữ dội?


Trong khi động thái của Việt Nam chỉ là một phản ứng trước việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo mới của họ trên Biển Đông với quy mô to lớn hơn rất nhiều, Bắc Kinh được cho là rất có thể sẽ viện cớ hành động của Việt Nam để phản ứng - và thậm chí có thể đẩy mạnh việc quân sự hóa khu vực một cách đáng kể so với các đối thủ.


Thật vậy, trong những ngày gần đây, người ta được biết là trên đảo mới của họ tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhà chứa máy bay cỡ lớn, được gia cố, có tính chất quân sự, có khả năng chứa bất kỳ loại máy bay nào trong kho vũ khí của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể quyết định đồn trú thường trực các loại phi cơ nguy hiểm nhất của họ một cách thường trực ở đó. Và đừng quên là Trung Quốc vẫn nói rằng việc họ quyết định tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay không sẽ dựa trên những gì họ gọi là toàn cảnh an ninh trong khu vực.


Liệu động thái của Việt Nam có thúc đẩy Trung Quốc làm chuyện đó hay không? Câu trả lời sẽ được biết khá sớm, nhưng không trước giữa tháng 9 tới đây./


Mai Vân 18-08-2016

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9566)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9358)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8853)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9698)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10163)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9217)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9203)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11108)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9194)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.