Trung Quốc “chiến tranh nóng” với Mỹ hậu quả sẽ rất thảm khốc

05 Tháng Bảy 20169:03 CH(Xem: 9946)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  06  JULY 2016

Trung Quốc “chiến tranh nóng” với Mỹ hậu quả sẽ rất thảm khốc

Lê Việt Dũng 5/7/2016

VietTimes -- Không thể nghi ngờ, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. 

 

image035

Tháng 8/2014, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Ảnh tư liệu.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/7 dẫn tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 2/7 đăng bài viết "Trung Quốc tại sao không chấm dứt xây dựng đảo ở Biển Đông". 

Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ và các nước chủ trương chủ quyền khác ở châu Á đã có các phản ứng mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự (quân sự hóa) ở đảo đá tranh chấp (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp), một cuộc đấu về thương mại toàn cầu rất quan trọng đã được bắt đầu. 

Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. 

Bởi vì, các hành động của Trung Quốc dựa trên tham vọng rộng lớn, đó là trở thành một đế quốc thương mại vô địch trên khắp đại lục Âu - Á và châu Phi.


image037

Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: BBC Anh.

Tham vọng của Trung Quốc đã chọc giận, gây quan ngại hết sức cho các nước có quyền lợi như Philippinese, Việt Nam, đồng thời dẫn đến căng thẳng quan hệ với Mỹ. 

Nhưng Trung Quốc đã bất chấp sức ép quốc tế, ra sức thúc đẩy kế hoạch bành trướng quân sự đầy tham vọng, khiến cho rất nhiều người lo ngại xảy ra hậu quả đáng sợ. 

Sau khi tiến hành phân tích đơn giản đối với mô hình thương mại và đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc có thể phát hiện, hai động cơ chủ yếu đang hỗ trợ cho chiến lược Biển Đông của họ: Tham vọng thương mại và điểm yếu hải quân tương đối của Trung Quốc.

Trong một quốc gia thương mại ngày càng lớn mạnh Trung Quốc tồn tại một mắt xích yếu: "biên giới trên biển" (chẳng hạn khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) dễ bị các cường quốc nước ngoài kiểm soát. 


image039

Tháng 7/2013, máy bay của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông. Ảnh tư liệu.

Mặc dù khả năng nổ ra xung đột toàn diện rất thấp, nhưng thực tế này chắc chắn khiến cho tình hình căng thẳng của khu vực tiếp tục căng thẳng thêm. 

Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Để củng cố đế quốc thương mại đang tiếp tục mở rộng của họ, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến "Một vành đai, một con đường". 

Nếu đạt được thành công, chương trình này sẽ làm cho thế cân bằng thực lực toàn cầu thay đổi triệt để sang hướng có lợi cho Trung Quốc.

Đế quốc thương mại vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra thách thức an ninh to lớn cho họ, đầu tư và thương mại khổng lồ của họ dễ bị hải quân nước ngoài phong tỏa, tình hình này cũng là nguồn gốc gây ra lo ngại cho Bắc Kinh, buộc Trung Quốc tập trung vào hiện đại hóa hải quân.

Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông).


image041

Trung Quốc xây dựng phi pháp trạm radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh do AMTI của cơ quan nghiên cứu CSIS Mỹ công bố ngày 22/2/2016.

Không thể nghi ngờ, Trung Quốc liên tục phát triển thực lực hải quân đã đẩy các quốc gia lân bang vào vòng tay của Mỹ. Đồng thời, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. 

Vì vậy, khả năng Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh kinh tế hay vũ lực chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định. 

Theo nhận định của báo Nhật, đến nay, Trung Quốc hoàn toàn không cần xâm chiếm thêm nhiều đảo mới có thể kiểm soát có hiệu quả vùng biển này. 

Thông qua mở rộng (phi pháp) các "đảo" hiện có và tăng cường "công sự phòng ngự", Trung Quốc về cơ bản đã có thể kiểm soát tuyến đường trên biển quan trọng nếu các cường quốc khác như Mỹ không có hành động buộc Trung Quốc phải quy phục.

Vì vậy, theo báo The Diplomat, Bắc Kinh rất có khả năng tiếp tục duy trì một sự cân bằng tinh tế, vừa có thể tiếp tục tăng cường ưu thế chiến lược ở vùng biển này, vừa không làm cho tình hình căng thẳng phát triển thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp./ 

31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11718)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14368)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13007)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13328)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14028)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13491)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12262)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11889)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12746)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11851)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15692)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12687)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12689)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12804)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12439)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13231)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12513)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."