Các đảo do TQ, VN, Đài Loan, Philippines, Malaysia chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa

29 Tháng Sáu 201612:32 SA(Xem: 21402)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 29  JUNE 2016


image067

Mặt trận Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP


Các đảo do TQ, VN, Đài Loan, Philippines, Malaysia chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa


23 Tháng Năm 20157:01 SA(Xem: 7538)


"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 22 MAY 2015


VĂN HÓA tổng hợp


(Biển Đảo NTD) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)


Chú thích viết tắt:


A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.


Danh sách các đảo, đá, rạn, bãi do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa


(Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô)


1. Đá Châu Viên Cuarteron Reef


A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁


Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.


2. Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef


A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁


Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.


3. Cụm đá Ga Ven Gaven Reefs


Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam


A Gaven Reefs
H 南薰礁


Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ


Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.


4. Đá Gạc Ma Johnson South Reef


A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁


Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận lính Trung cộng tàn sát bộ đội hải quân VN vào tháng 3 năm 1988.


5. Đá Tư Nghĩa Hughes Reef


A Hughes Reef
H 东门礁


Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.


6. Đá Vành Khăn Mischief Reef


A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁


Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ


Mô tả sơ lược: Đá Vành Khăn đang có tranh chấp ở quân đảo Trường Sa cũng là nơi Trung Quốc ráo riết đắp đảo nhân tạo trái phép, là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990. Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý về phía nam.


Tính đến ngày 13/4/2015, diện tích của “đảo nhân tạo” trên Đá Vành Khăn đã rộng tới 2,42 km2.  Đáng nói là cách đây vài tháng, rạn san hô ở Đá Vành Khăn hầu như không nhô lên khỏi mặt nước biển.


7. Đá Xu Bi


Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma và Đá Vành Khăn là bốn trong số ít  nhất 7 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nổi và đang ráo riết xây dựng, trang bị để phục vụ cho mục đích quân sự. Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp ngày 17/4/2015 cho thấy, chỉ trong vòng có 10 tuần, Trung Quốc đã trái phép đắp đảo nhân tạo lớn ở Đá Xu Bi trong quần đảo Trường Sa. Kích thước và hình dạng của “đảo nhân tạo” Đá Xu Bi cho thấy Trung Quốc có thể  xây dựng một đường băng sân bay dài 3.300 mét, dài không kém đường băng mà nước này đang xây dựng ở Đá Chữ Thập.


8. Bãi đá Scarborought


Bãi cạn Scarborough, khu vực được xác định có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú cũng như nguồn thủy sản dồi dào. Tháng 6.2012, Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn Scarborough của Philippines một cách bất hợp pháp và ngăn không cho ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường này. Trong rất nhiều bản đồ cổ được vẽ bởi người nước ngoài và người Philippines, bãi cạn được thể hiện là lãnh thổ của Philippines từ năm 1636. Bãi cạn Scarborough từng là nơi diễn ra các cuộc tập luyện pháo binh của quân đội Mỹ và Philippines từ những năm 1960 đến những năm 1980.


9. Một số đá, rạn san hô khác chưa kiểm chứng ...

Cứ điểm hỏa lực - Mạng lưới hỏa lực


image069

Bốn "Căn cứ hỏa lực" (trong số 7 điểm bãi đá rạn san hô CSIS công bố hiện nay) do công binh hải quân Trung Quốc bồi đắp từ rạn san hô ngầm dưới nước biến thành đảo nổi hơn một năm nay (ảnh tứ giác chéo mầu đỏ) Xu Bi (bắc), Gạc Ma (nam), Chữ Thập (đông), Vành Khăn (tây). Bốn cứ điểm quân sự này trở thành Mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo. Mạng lưới có chu vi khoảng trên 100 dặm. Với khả năng quân sự hiện nay của TQ, nó sẽ khống chế hầu hết các cứ điểm hỏa lực khác (VN-Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin ..., Đài Loan-Ba Bình, Philippines-Thị Tứ, Cỏ Mây ...cách Palawam 120 hải lý).


Đáng chú ý là các căn cứ hỏa lực của Việt Nam (Đảo Trường sa lớn - mầu vàng) hầu như bị Mạng lưới tứ giác chéo của TQ với vũ khí tối tân, sân bay, hải cảng nổi, hải cảng ngầm (cho tầu ngầm) ... trực tiếp bao vây, uy hiếp với cự ly rất gần./  


+++++++++++++++++++++++++++++


Danh sách các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa


 Tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.


1. Đảo An Bang Amboyna Cay


A: Amboyna Cay
F: Kalantiaw
H: 安波沙洲
M: Pulau Amboyna Kecil


Toạ độ: 7°52′10″B 112°54′10″Đ


Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.


2. Đảo Nam Yết Namyit Island


A Namyit Island
F Binago
H 鸿庥岛


Tọa độ: 10°10′54″B 114°21′36″Đ


Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600 m, rộng 125 m với diện tích 0,06 km2 và cách đảo Ba Bình 11 hải lí về phía tây nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.


3. Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island


A Sin Cowe Island
F Rurok
H 景宏岛


Tọa độ: 9°53′0″B 114°19′0″Đ


Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô dài 390 m, rộng 110 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.


4. Đảo Sinh Tồn Đông Grierson Reef/Cay


A Grierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
F Julian Felipe
H 染青沙洲


Tọa độ: 9°54′18″B 114°33′42″Đ


Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Cồn này dài 160 m, rộng 60 m, điều kiện khắc nghiệt.


5. Đảo Sơn Ca Sand Cay


A Sand Cay
F Bailan
H 敦謙沙洲


Tọa độ: 10°22′36″B 114°28′42″Đ


Mô tả sơ lược: Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,2 hải lí về phía đông. Đảo này dài 450 m và rộng 130 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.


image070
6. Đảo Trường Sa
Spratly Island (Biệt danh: Trường Sa Lớn)


A Spratly Island
H 南威岛


Tọa độ: 8°38′30″B 111°55′55″Đ


Mô tả sơ lược: Đảo này có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo (0,15 km2) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,…


7. Đảo Song Tử Tây Southwest Cay


A Southwest Cay
F Pugad
H 南子岛


Tọa độ: 11°25′46″B 114°19′54″Đ


Mô tả sơ lược: Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,5 hải lí về phía tây nam và nhỏ hơn Song Tử Đông một chút. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.


8. Đá Cô Lin Collins Reef


A Collins Reef
Johnson North Reef
H 鬼喊礁


Tọa độ: 9°46′13″B 114°15′25″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lí về phía tây nam và cách đá Gạc Ma 1,9 hải lí về phía tây bắc. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.


9. Đá Đông East (London) Reef


A East (London) Reef
F Silangang Quezon
H 东礁


Tọa độ: 8°49′42″B 112°35′48″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km2 và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lí về phía tây.


10. Đá Lát Ladd Reef


A Ladd Reef
H 日积礁


Tọa độ: 8°40′42″B 111°40′12″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km2 và nằm cách đảo Trường Sa 14 hải lí về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.


11. Đá Len Đao Lansdowne Reef


A Lansdowne Reef
H 琼礁


Tọa độ: 9°46′48″B 114°22′12″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 5,5 hải lí về phía đông bắc. Đá này chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.


12. Đá Lớn Discovery Great Reef


A Discovery Great Reef
F Paredes
H 大现礁


Tọa độ: 10°03′42″B 113°51′6″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 28 hải lí về phía tây tây nam.


13. Đá Nam South Reef


A South Reef
F Timog
H 奈羅礁


Tọa độ: 11°23′31″B 114°17′54″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lí về phía tây nam.


14. Đá Núi Thị Petley Reef


A Petley Reef
F Juan Luna
H 舶兰礁


Tọa độ: 10°24′42″B 114°34′12″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lí về phía đông đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km2.


15. Đá Núi Le Cornwallis South Reef


A Cornwallis South Reef
F Osmeña
H 南华礁


Tọa độ: 8°42′36″B 114°11′6″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích 35 km2.


16. Đảo Phan Vinh Pearson Reef


A Pearson Reef
F Hizon
H 毕生礁


Tọa độ: 8°58′6″B 113°41′54″Đ


Mô tả sơ lược: Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng (rạn san hô vòng). Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 132 m và chiều rộng 72 m.


17. Đá Tây West (London) Reef


A West (London) Reef
F Kanlurang Quezon
H 西礁


Tọa độ: 8°51′B 112°11′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lí về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm.


18. Đá/Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef


A Barque Canada Reef
F Magsaysay
H 柏礁
M Terumbu Perahu


Tọa độ: 8°10′B 113°18′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lí và chiều rộng 3 hải lí. Phá nước dài khoảng 11 km và rộng khoảng 2 km.


19. Đá Tiên Nữ Tennent Reef


A Tennent Reef
Pigeon Reef
F Lopez-Jaena
H 无乜礁


Tọa độ: 8°51′18″B 114°39′18″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 3,4 km2.


20. Đá Tốc Tan Alison Reef


A Alison Reef
F De Jesus
H 六门礁


Tọa độ: 8°48′42″B 113°59′0″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 7 km. Diện tích trung bình là 75 km2.


21. Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef


A Central (London) Reef
F Gitnang Quezon
H 中礁


Tọa độ: 8°56′6″B 112°20′54″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lí về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 13 hải lí về phía tây bắc.


22. Đảo thứ 22 (chưa kiểm tra)


++++++++++++++++++++++++++++++

Đài Loan kiểm soát


(Tổng cộng: 2 thực thể địa lý, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát)


1. Đảo Ba Bình Itu Aba Island


image071

Phi trường lớn trên đảo Ba Bình do Đài loan xây có khả năng cho phi cơ quân sự lên xuống.


image072

Đài Loan nói đơn vị không vận có thể đến đảo Ba Bình trong vòng bốn giờ đồng hồ


A Itu Aba Island
F Ligaw
H 太平島


Tọa độ: 10°22′32″B 114°22′5″Đ


Mô tả sơ lược: Là đảo san hô đứng đầu về diện tích trong quần đảo (0,4896 km2). Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo này làm căn cứ tàu ngầm. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho quân đổ bộ lên Ba Bình nhưng rồi rút đi vào năm 1950. Đến năm 1956 họ mới quay lại và kiểm soát đảo cho đến tận ngày nay.


2. Bãi Bàn Than


image073

Bãi Bàn Than


H 中洲礁


Tọa độ: 10°23′9″B 114°24′49″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô, trên đó nổi lên một cồn cát nhỏ. Diện tích phần nổi dao động từ 0,2 đến 0,6 ha (tùy thuộc vào thuỷ triều). Bãi Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Các đảo do Philippines chiếm ở quần đảo Trường Sa


(Tổng cộng: 10 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô)


1. Đảo Bến Lạc West York Island


image074image075

A West York Island
F Likas
H
西月


Tọa độ: 11°04′46″B 115°01′55″Đ


Mô tả sơ bộ: Là đảo đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo (khoảng 0,15 hoặc 0,186 km2). Có nhiều cây bụi và dừa.


2. Đảo Bình Nguyên Flat Island


Hòn đảo rộng lớn bằng phẳng nằm ở mũi phía nam của đảo Palawan dài và hẹp, bãi biển cát trắng, nước trong vắt...


image076image077

Đảo Bình Nguyên


image078

A Flat Island


F Patag
H 费信岛


Tọa độ: 10°48′59″B 115°49′20″Đ


Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài nhưng hẹp và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn.


3. Đảo Loại Ta


image079image080

Đảo Loại Ta


A Loaita Island
F Kota
H 南钥岛


Tọa độ: 10°40′6″B 114°25′26″Đ


Mô tả sơ lược: Là một hòn đảo có diện tích 0,06 km2; có nhiều thực vật ngập mặn và dừa.


4. Đảo Song Tử Đông Northeast Cay


Hòn đảo Trường Sa lớn thứ năm. Chỉ có 1,75 dặm (2,82 km) cách 28 dặm (45 km) về phía tây bắc của Pag-asa (Đảo Thị Tứ). Từ Southwest Cay (Song Tử Tây) có thể nhìn thấy.


image081

Lính Philippines chào cờ tại đảo Song Tử Đông năm 1970.


image082

Các sĩ quan và binh lính Philippines (áo vàng) giao lưu thể thao tại đảo Song Tử Tây June 9, 2014.


A Northeast Cay
F Parola
H 北子岛


Tọa độ: 11°27′10″B 114°21′17″Đ


Mô tả sơ lược: Là đảo đứng thứ năm về diện tích trong quần đảo, cách Song Tử Tây 1,5 hải lí về phía đông bắc. Có nhiều cây xanh.


5. Đảo Thị Tứ Pag-asa


image083

Đảo Thị Tứ


A Thitu Island
F Pag-asa
H 中业岛


Tọa độ: 11°03′11″B 114°17′5″Đ


Mô tả sơ lược: Là đảo đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo (0,32 hoặc 0,372 km2) và là trung tâm của đô thị Kalayaan do Philippines lập ra. Có dân thường sinh sống.


6. Đảo Vĩnh Viễn Nanshan Island


image084

Đảo Vĩnh Viễn


A Nanshan Island
F Lawak
H 马歡岛


Tọa độ: 10°43′59″B 115°48′10″Đ


Mô tả sơ lược: Là một hòn đảo dài 575 m, cao 2,4 m, cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam tây nam.


7. Cồn An Nhơn Lankiam Cay


image085

Cồn An Nhơn


A Lankiam Cay
F Panata
H 杨信沙洲


Tọa độ: 10°21′B 114°42′Đ


Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Loại Ta 6,8 hải lí về phía đông bắc.


8. Đá Cá Nhám Irving Reef


image086

A Irving Reef
F Balagtas
H 火艾礁


Tọa độ: 10°52′B 114°55′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Bến Lạc 12 hải lí về phía nam tây nam.


 


9. Đá Công Đo Commodore Reef


image087

San hô, thủy sản hiếm quý dưới lòng biển đá Công Đô



A Commodore Reef


F Rizal
H 司令礁
M Terumbu Laksamana


Tọa độ: 8°22′B 115°14′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tiên Nữ 47 hải lí về phía đông nam, hầu như chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.


10. Bãi Cỏ Mây Second Thomas Shoal


image088

Philippines đang kiểm soát rạn vòng này và dùng xác tàu BRP Sierra Madre cho mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác bãi Cỏ Mây.


A Second Thomas Shoal
F Ayungin
H 仁爱礁


Tọa độ: 9°49′B 115°52′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô (rạn san hô) nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn với diện tích khoảng 60 km2.


The Kalayaan islands group


The Kalayaan islands Group and most of the islands in the Spratly group is inside the 200 miles EEZ from the Philippine island of Palawan.


Đảo Thị Tứ


image089image090image092image094

The Philippines is occupying nine features (seven islands, three reefs):
Features
• Pagasa Island (Thitu Island)
• Likas Island (West York Island)
• Parola Island (Northeast Cay)
• Lawak Island (Nanshan Island)
• Kota Island (Loaita Island)
• Patag Island (Flat Island)
• Panata Island (Lankiam Cay)
• Rizal Reef (Commodore Reef)
• Balagtas Reef (Irving Reef)
• Ayungin Reef (Second Thomas Reef - Cỏ Mây)


 ++++++++++++++++++++++++++++++


Danh sách các đảo do Malaysia chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa


30/05/2013


 (Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung. Nước này cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa)


1. Đá Én Ca Erica Reef


image096

Đá Én Ca


A Erica Reef
F Gabriela Silang
H 簸箕礁
M Terumbu Siput


Tọa độ: 8°07′B 114°08′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.


2. Đá Hoa Lau Swallow Reef


image097

Đá Hoa Lau


A Swallow Reef
H 弹丸礁
M Pulau Layang-Layang


Tọa độ: 7°22′29″B 113°50′40″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo An Bang 60 hải lý về phía đông nam. Malaysia biến góc đông nam của đá này thành một đảo nhân tạo với một đường băng dài và một khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.


3. Đá Kỳ Vân Mariveles Reef


image098

Đá Kỳ Vân


A Mariveles Reef
H 南海礁
M Terumbu Mantanani


Tọa độ: 7°59′38″B 113°53′42″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách bãi Thuyền Chài 35 hải lí về phía đông nam. Tổng diện tích khoảng 17 km2.


4. Đá Sác Lốt Royal Charlotte Reef


Đá Sạc Lốt


A Royal Charlotte Reef
H 皇路礁
M Terumbu Samarang Barat Besar


Tọa độ: 6°56′0″B 113°36′50″Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Hoa Lau 29 hải lý về phía nam tây nam. Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu tại nơi cao nhất của đá Sạc Lốt.


5. Đá Suối Cát Dallas Reef


Đá Suối Cát nhìn từ trên không


A Dallas Reef
H 光星礁
M Terumbu Laya


Tọa độ: 7°38′B 113°48′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở phía bắc đá Hoa Lau và phía nam đá Kỳ Vân, nổi lên hoàn toàn khi thuỷ triều xuống. Tổng diện tích khoảng 17 km2.


6. Đá Kiêu Ngựa Ardasier Reef


Đá Kiêu Ngựa


A Ardasier Reef
F Antonio Luna
H 光星仔礁
M Terumbu Ubi


Tọa độ: 7°42′B 114°10′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng (“đá”) thuộc một hệ thống san hô ngầm (“bãi”) có cùng tên gọi là Kiêu Ngựa. Đá Kiêu Ngựa có diện tích là 8 km2.


7. Bãi Thám Hiểm Investigator Shoal


image099

Bãi Thám Hiểm


A Investigator Shoal
F Pawikan
H 榆亚暗沙
M Terumbu Peninjau


Tọa độ: 8°10′B 114°40′Đ


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn với tổng diện tích khoảng 205 km2. Trong khu vực bãi Thám Hiểm, có những rạn san hô nổi bật và đã được đặt tên như đá Gia Hội, đá Gia Phú và đá Sâu.


(Cập nhật ngày 29/05/2013)

28 Tháng Hai 2016(Xem: 10029)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10736)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11285)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11739)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13945)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11355)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11099)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11099)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13643)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12878)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11190)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12031)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11405)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11466)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12800)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".