Thanh niên Phi bơi thuyền ra bãi đá Scarborough cắm cờ chủ quyền

14 Tháng Sáu 201611:05 CH(Xem: 11222)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 15  JUNE 2016

Phi-Trung lại căng thẳng về Scarborough

image033

Facebook Kalayaan Atin Ito Image caption Nhóm Kalayaan Atin Ito đã tổ chức nhiều chuyến đi ra Biển Đông

Một nhóm nhà hoạt động Philippines nói đã bị tàu Trung Quốc phun nước khi họ tới cắm cờ trên bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Bãi này, nằm cách đảo Luzon của Philippines 230km, là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng đã bị Trung Quốc giành kiểm soát từ 2012.

Các nhà hoạt động của Philippines đã vài lần tìm cách lên đây để cắm cờ chủ quyền.

Nỗ lực mới nhất được thực hiện hôm Chủ nhật 12/6, Ngày Độc lập của Philippines, khi 16 thành viên của nhóm The Kalayaan Atin Ito đi thuyền tới bãi Scarborough vào sáng sớm.

Tuy nhiên tàu của họ đã bị hai tàu tuần tra của Trung Quốc chặn lại.

Điều phối viên của nhóm, bà Vera Joy Ban-eg, nói với hãng AFP qua tin nhắn: "5 người của chúng tôi đã tìm cách bơi lên bãi đá để cắm cờ Philippines và cờ Liên Hiệp Quốc nhưng họ đã cản đường chúng tôi".

"Họ dùng hai tàu cao tốc đuổi chúng tôi và chặn đường, đồng thời phun nước lên chúng tôi. Tuy nhiên hai người đã bơi tới được rìa của bãi cạn và giương cờ Philippines lên."

Thời điểm xảy ra vụ này được cho là vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc vì phán quyết cho vụ kiện yêu sách chủ quyền tại Biển Đông tại tòa Trọng tài LHQ được trông đợi trong thời gian tới.

Nhóm Kalayaan Atin Ito đã từng tổ chức nhiều chuyến đi tới các đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Hồi tháng 12/2015, nhóm này chở 47 thanh niên tới đảo Thị Tứ ở Trường Sa. Chính phủ Philippines khen ngợi lòng ái quốc của họ nhưng cũng khuyến cáo không nên tiếp tục các chuyến hải hành như vậy vì quan ngại an ninh./ (BBC 13/6/16)

Ảnh minh họa vị trí và tranh chấp Hoa - Phi ở bãi đá Scarborough:

 image035image037image039image041

Một trong hàng trăm đá nửa chìm nửa nổi thuộc bãi đá Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Trong ảnh, các nghị sĩ Philippines bơi thuyền ra cắm cờ Phi trên một hòn đá nổi ở Scarborough ngày 17/05/1997.

image042

Trung Quốc thi đua cắm cờ ở bãi đá Scarborough sau khí chiếm khu vực này vào năm 2012.

image044

Trung Quốc tổ chức tour du lịch ở bãi đá Scarborough

image045

Những hòn đá nửa nổi nửa chìm theo mực thủy triều ở Scarborough.

image047

Vô số hòn đá nửa nổi nửa chìm theo mực thủy triều ở Scarborough.

image049

Vô số hòn đá nửa nổi nửa chìm theo mực thủy triều ở Scarborough. Google images
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9811)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9751)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9504)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9129)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9415)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11146)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9471)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9716)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8803)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8755)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.