Vụ kiện biển Đông

09 Tháng Năm 20165:21 CH(Xem: 10305)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 09  MAY  2016

Vụ kiện biển Đông

Chuck Hagel: Vụ kiện Biển Đông quan trọng sống còn đối với UNCLOS

 (GDVN) - Phán quyết của PCA sẽ là thước đó quan trọng để xác định tính hiệu quả thực sự của UNCLOS trong giải quyết các tranh chấp hàng hải.

China Times ngày 8/5 đưa tin, ngày 6/5 Quỹ Hòa bình Sasakawa tổ chức Hội thảo An ninh Mỹ - Nhật lần thứ 3 tại Washington, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tham dự và có bài tham luận.

Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng.

image031

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: AP / The Nation.


Bản thân vụ kiện này và phán quyết của PCA sẽ là thước đó quan trọng để xác định tính hiệu quả thực sự của UNCLOS trong giải quyết các tranh chấp hàng hải trên thế giới hiện nay, ông Chuck Hagel nhận xét.

"Bất kỳ bên nào liên quan đến vụ kiện nếu không tuân thủ phán quyết của PCA sẽ là vấn đề rất lớn, tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận xét.

Theo ông, bất luận Biển Đông hay Hoa Đông thì đều có mối liên hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế thương mại, tự do hàng hải hàng không cho đến chính trị, quân sự. Mỹ cũng có mối liên quan và lợi ích trong đó, do đó vụ kiện Biển Đông đối với ông là một sự kiện pháp lý quan trọng nhất hiện nay.

Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn ra sức chống phá vai trò và phán quyết của PCA bằng mọi thủ đoạn. China Times ngày 8/5 bình luận, mặc dù tuyên bố không tham gia phiên tòa và không chấp nhận phán quyết của PCA trong vụ này, nhưng Trung Quốc vẫn có hàng loạt hành động quân sự, ngoại giao để chống lại vai trò và phán quyết của PCA.

Theo Reuters ngày 7/5, hôm qua Thứ Bảy đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV phát video đưa tin về cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), trong đó phát cảnh quay lính hải quân Trung Quốc lăm lăm tay súng nhảy lên các tàu thương mại nước ngoài và lục soát.

Long Juan, một sĩ quan tham mưu hạm đội Nam Hải phụ trách tác chiến biển xa nói với CCTV: "Phương pháp quản lý và kiểm soát các vùng biển bao gồm các hoạt động trinh sát và giám sát, cảnh báo và trục xuất, kiểm tra và bắt giữ. Chúng tôi sẽ trục xuất, cảnh báo và bắt giữ tàu nước ngoài vi phạm quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Đây không chỉ là một thực tế phổ biến với lực lượng hải quân ở tất cả các nước, mà còn là một sự vận dụng hợp lý luật pháp quốc tế, do đó đây là một biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của đất nước và duy trì trật tự quốc tế".

Người viết cho rằng, phát biểu của Long Juan rõ ràng là một thông điệp của Bắc Kinh rằng, họ sẽ tiếp tục leo thang bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông, bởi lẽ các hành động ngăn chặn, xua đuổi, kiểm tra hay trục xuất, bắt giữ tàu thương mại quốc tế hoạt động hợp pháp trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, kể cả khu vực Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là những hành vi Trung Quốc đang chống lại luật pháp quốc tế.

Ý nghĩa trong phán quyết lần này của PCA là làm rõ hiệu lực pháp lý của một số thực thể ở Trường Sa và Scarborough mà Philippines đề nghị cũng như căn cứ pháp lý của đường lưỡi bò, do đó sẽ thu hẹp đáng kể tranh chấp.

Lập luận từ chối tham gia và từ chối thừa nhận phán quyết của PCA từ phía Trung Quốc tiếp tục thủ đoạn đánh tráo khái niệm và bản chất vụ kiện.

Từ chỗ Philippines kiện Trung Quốc về áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS và được PCA thụ lý theo đúng quy định của Phụ lục VII UNCLOS, Trung Quốc đang tuyên truyền biến bản chất vụ kiện thành thành tranh chấp "chủ quyền" đối với một số thực thể ở Trường Sa.

Bởi vậy rất có thể Trung Quốc sẽ leo thang và bắt giữ một số tàu thuyền thương mại các nước hoạt động hợp pháp ở khu vực gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp tại Hoàng Sa và Trường Sa hòng chống đối, vô hiệu hóa phán quyết của PCA.

Phải chăng đó chính là "sức bật lò so" Trung Quốc mà một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao nước này đang đe dọa dư luận khu vực trước phán quyết của Tòa?

Bởi vậy, người viết cho rằng hơn lúc nào hết, lúc này các bên cần tỉnh táo nhận rõ bản chất vụ kiện và phán quyết của PCA cũng như lập luận ngụy biện, đánh tráo khái niệm của Trung Quốc để có ứng xử thích hợp, nhằm bảo vệ tính trong sáng của UNCLOS, công lý và công pháp quốc tế, hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Đặc biệt là một số quốc gia đã được Trung Quốc vận động cái gọi là "nhận thức chung 4 điểm" hay chống quốc tế hóa Biển Đông cần nhận thức rõ điều này. PCA không giải quyết tranh chấp chủ quyền, không ra phán quyết về chủ quyền, mà chỉ thụ lý vụ kiện Philippines trên phương diện áp dụng và giải thích UNCLOS. Bởi vậy, dù một số quốc gia có ủng hộ "đồng thuận 4 điểm" cũng không có nghĩa là họ sẽ phản đối phán quyết của PCA.

Hồng Thủy  08/05/16 06:58

Lập trường của bà Aung San Suu Kyi về Biển Đông

 (GDVN) - Aung San Suu Kyi có thể ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông như đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có thể là ảo tưởng.

Tờ Tin tức Bành Bái ngày 7/5 bình luận, việc tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và tân Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi chọn thăm Lào chứ không phải Trung Quốc đầu tiên là "phá vỡ thông lệ". Quan điểm lập trường của các nhà lãnh đạo mới ở Myanmar về Biển Đông còn rất phức tạp, khó đoán.

image032

Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ảnh: The Independent.


Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng nóng lên như hiện nay, lập trường của bà Aung San Suu Kyi về Biển Đông là rất đáng chú ý. The New York Times gần đây nhận định rằng, cả Lào và các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ không lựa chọn đứng về bên nào, và đây sẽ là vấn đề khó khăn đối với bà Aung San Suu Kyi.

Ngày 5/4, ông Vương Nghị trở thành Ngoại trưởng nước ngoài đầu tiên thăm Myanmar khi tân chính phủ nước sở tại nhậm chức. Mặc dù hai bên không bàn đến vấn đề Biển Đông trong hội đàm giữa ông Nghị với bà Aung San Suu Kyi, nhưng Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc vẫn bình luận:

"Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Myanmar sắp được 5 năm, Myanmar được cho là có khả năng sẽ ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cũng không phải chuyện gì lạ".

Trước đó ông Nghị đã có chuyến công du 3 nước Đông Nam Á là Brunei, Campuchia để vận động cho cái gọi là "đồng thuận 4 điểm" về Biển Đông hòng chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.

Cũng trong khoảng thời gian này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã có chuyến công du Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tới đâu Biển Đông cũng trở thành vấn đề nóng trên bàn nghị sự của Ngoại trưởng Nhật. 

Ông Fumio Kishida kêu gọi các nước ASEAN thống nhất lập trường và phản ứng trong vấn đề Biển Đông, nhất là phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đã cận kề. Tại Myanmar, Ngoại trưởng Nhật cam kết cùng cấp khoản viện trợ khá lớn cho Myanmar, đồng thời trao đổi với bà Aung San Suu Kyi về vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên cá nhân người viết cho rằng, với việc bà Aung San Suu Kyi chọn Lào làm nước đầu tiên đi thăm thay vì Trung Quốc, dù ông Vương Nghị đã nhanh chóng sang thăm và ngỏ lời mời ngay khi bà vừa nhậm chức đã nói lên nhiều điều.

Mặt khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khá sành sỏi trong việc "nhìn mặt mà bắt hình dong", ông Vương Nghị chọn Brunei, Campuchia, Lào để vận động "đồng thuận 4 điểm" mà không có Myanmar, đủ thấy sức ảnh hưởng của Bắc Kinh với bà Aung San Suu Kyi chưa đủ lớn để làm được điều này.

Đó là chưa kể tới nội dung đồng thuận 4 điểm không có nghĩa là 3 quốc gia thành viên ASEAN sẽ chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực. Bởi lẽ cái Trung Quốc đang nói với họ là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, còn cái Tòa xét xử và ra phán quyết là việc áp dụng, giải thích UNCLOS ở Biển Đông, hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Bởi vậy nói khả năng bà Aung San Suu Kyi có thể ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông như đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có thể là ảo tưởng hão huyền.

Hồng Thủy 08/05/16 08:02

 

Biển Đông: Một cựu đô đốc Mỹ muốn Nhật, Đông Nam Á và Hoa Kỳ hợp sức

 image034

Ông Jonathan Greenert, cựu tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ, phụ trách từ khu vực từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.CC/U.S. Navy

Nguyên tư lệnh Hải Quân Mỹ, hiện đã về hưu, vừa yêu cầu hai quân đội Mỹ và Nhật xem xét khả năng cùng hành động tại Biển Đông, nơi mà các hành vi của Trung Quốc đang làm dấy lên căng thẳng. Nhân vật này đồng thời thúc giục các nước Đông Nam Á cân nhắc khả năng hành động chung với Mỹ để đối phó một cách có hiệu quả hơn với các vấn đề hàng hải.

Trong một cuộc phỏng vấn được hãng tin Nhật Kyodo công bố hôm nay, đô đốc Jonathan Greenert, nguyên tư lệnh Hải Quân Mỹ đã nhắc đến hiệp định an ninh chung Mỹ-Nhật, ký kết năm 1960 để xác định rằng Washington và Tokyo là hai đồng minh thân thiết, và « đồng minh có quyền hoạt động ở bất cứ nơi nào họ chọn ».

Quân đội Mỹ và Nhật từng tập trận chung ở Biển Đông, và tuyên bố của ông Greenert hàm ý cho rằng hoạt động chung của Mỹ và Nhật cần phải đi xa hơn là sự tập luyện đơn thuần.

Ông Greenert nhấn mạnh : « Nói rằng chúng ta không hoạt động chung ở Biển Đông vì "Trung Quốc sẽ không thích", đối với tôi, đó không phải là một điều hay ».

Tuy nhiên, theo đô đốc Greenert, mặt khác, Mỹ và Nhật cũng nên tránh làm Trung Quốc bất bình bằng cách cho tàu thuyền cùng đi vào vùng biển mà không thông báo trước ý định.

Hoa Kỳ nên tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, cho tàu tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh những nơi mà Trung Quốc đơn phương giành chủ quyền, và theo cựu tư lệnh Hải Quân Mỹ, những nước khác có thể tham gia chiến dịch của Mỹ nếu bảo đảm được sự minh bạch.

Đối với ông Greenert, với Trung Quốc, một cách tiếp cận đa phương có nhiều khả năng thành công hơn. Cùng hành động với Mỹ có thể có khối Đông Nam Á - ASEAN, hoặc là những hiệp hội, tổ chức mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Từng là tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ, hoạt động từ khu vực Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, ông Greenert gợi ý là các hoạt động chung đầu tiên có thể là các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và thiên tai.

Washington đã chỉ trích Bắc Kinh cho xây phi đạo, đặt thiết bị quân sự ở những vùng tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp các nước có liên quan khác như Philippines, Việt Nam. Ngoài ra, Hải Quân Mỹ cũng đã cho tàu tiến vào các vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ.

Đối với đô đốc Greenert : « Trung Quốc hành xử theo luật lệ riêng của họ và điều đó không phù hợp với phần còn lại của thế giới »./

Trọng Nghĩa RFI 08-05-2016 15:59

28 Tháng Mười 2015(Xem: 11232)
" Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng thoả thuận này quy định phi công của hai nước phải duy trì một khoảng cách an toàn, phải liên lạc với nhau một các rõ ràng, và tránh những cử chỉ không thân thiện, hoặc có thể gây xúc phạm cho phía bên kia".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 14924)
- "Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc". - "Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh:"
13 Tháng Mười 2015(Xem: 12030)
- "Vì vậy, kịch bản đưa ra nếu Mỹ điều tàu quân sự tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là Trung Quốc cũng sẽ triển khai lực lượng hải quân của mình vừa nhằm uy hiếp vừa nhằm thể hiện sức mạnh quân sự với Mỹ". - "Và giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên."
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29498)
- "Mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh". - "Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 14387)
- "Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông". - "Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 11718)
"Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus đã đến Nhật Bản và tham gia lễ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan, một phần mục đích là thể hiện tư thế ủng hộ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Nhật Bản, hỗ trợ cùng ngăn chặn đối thủ chung, chẳng hạn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên." "Quân đội Mỹ mong muốn Hạm đội 3 và Hạm đội 7 (có trụ sở ở Nhật Bản) triển khai hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, tập trung quan tâm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mà Quân đội Mỹ cho là không ổn định nhất, từ đó tạo ra thế “liên kết bao vây” của hai hạm đội này."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 11162)
"Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoan nghênh sự kiện chiếc Ronald Reagan đến Nhật Bản, cho rằng điều này sẽ « góp phần củng cố an ninh của Nhật Bản cũng như duy trì an ninh và hòa bình trong toàn khu vực ».
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10977)
"Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa ». Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 12413)
Kỳ 1 1. Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa Đông, bộ tư lệnh thứ hai sau vịnh Á Long Hải Nam) 2. Su Bi (hướng Nam TQ trung tâm quần đảo Trường Sa) 3. Chữ Thập (hướng Nam TQ án ngữ chính tuyến hàng hải) 4. Gạc Ma (hướng Nam TQ) 5. Vành Khăn (hướng cực Nam TQ sát Palawan) 6. Trường Sa Lớn (Biển Đông VN án ngữ chính tuyến hàng hải, tuyến đầu của Cam Ranh) 7. Ba Bình (hướng Tây Nam TAIWAN trung tâm quần đảo Trường Sa) 8. Hoa Lau (hướng Bắc MALAYSIA) 9. Palawan (hướng Tây MANILA-PHILIPPINES)
17 Tháng Chín 2015(Xem: 12436)
" South China Morning Post ngày 16/9 cho biết, các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải xây dựng thêm đường băng thứ 3 (bất hợp pháp) ở bãi đá Su Bi quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đáp ứng mục tiêu chiến lược lâu dài, trở thành một cường quốc hải quân, cường quốc biển thật sự."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 12495)
Vòng tròn đỏ: Trung Quốc tham vọng mở rộng Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) và tạo ảnh hưởng từ 7 căn cứ đảo nhân tạo ở Trường Sa; Chấm xanh: Từ Bộ tổng hành dinh Subic Manila, Hải quân Mỹ mở rộng tầm kiểm soát đến các căn cứ Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Bintulu (James Shoal), Natuna, Singapore ... Chấm tím: Bộ tư lệnh miền Tây của Philippines đặt ở Puerto Princesa-Palawan; đây là căn cứ quan yếu của Phi phòng thủ biển Tây Philippines đối đầu với các cứ điểm hỏa lực của Trung Quốc như Vành Khăn chỉ cách Palawan gần 200km. (Đồ họaVĂN HÓA map)
13 Tháng Chín 2015(Xem: 15003)
"Theo The Diplomat, các bức ảnh chụp từ vệ tinh do công ty ảnh không gian Digital Globe, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố ngày 03/09/2015, cho thấy mặt bằng xây dựng mới có chiều rộng khoảng 60 mét, chiều dài 2.200 mét ở đảo Su Bi. Bề rộng của phi đạo tương đương với đường băng tại đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross), mà Trung Quốc khởi sự xây dựng từ đầu năm." Ảnh: Đồ họa của Văn Hóa về an ninh Biển Đông.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 15015)
"Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã triển khai bình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 12509)
"Chiếc tàu chính làm chủ lực cho đợt diễn tập nhân đạo lần này vẫn là tàu bệnh viện khổng lồ USNS Mercy, từng ghé Việt Nam trước đây cũng trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lần này, Hải quân Mỹ đã cử thêm chiếc USNS Millinocket, một tàu vận tải cao tốc thuộc loại tối tân nhất hiện nay đến Việt Nam, Với tốc độ 40 hải lý một giờ."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14402)
"Tứ giác hỏa lực chéo": Gạc Ma - Chữ Thập - Su Bi - Vành Khăn. Với hỏa lực hải không quân, ra đa, tên lửa ... bố trí trên 4 căn cứ đảo nhân tạo này, Trung Quốc đủ sức khống chế quần đảo Trường Sa và con đường hàng hải quốc tế; trong khi đó, đảo lớn nhất của Việt Nam là Trường Sa Lớn rơi vào vị trí vô cùng quan trọng trong việc trách nhiệm của một căn cứ tiền tiêu bảo vệ an ninh con đường hàng hải (chấm xanh trên hải đồ). Trường Sa lớn là đảo của VNCH đóng giữ từ trước năm 1975. VĂN HÓA map
03 Tháng Tám 2015(Xem: 13697)
"Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc».