Thêm một chiến hạm Nhật ghé cảng Subic

26 Tháng Tư 20169:12 CH(Xem: 11498)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  27 APRIL 2016

image098

Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP

Tàu chiến Nhật thăm Philippines trong lúc căng thẳng Biển Đông gia tăng

image100

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản cập cảng tại Vịnh Subic. (Ảnh chụp màn hình trang inquirer.net).

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản đã cập cảng tại Vịnh Subic hôm 26/4, gần vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp, thể hiện thêm tín hiệu về sự gia tăng quan hệ an ninh giữa Tokyo và Manila để chống lại Bắc Kinh.

Hạm trưởng tàu Ise Masaki Takada nói với các phóng viên chuyến thăm của tàu là để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện về đi biển”. Ông Takada phát biểu: “Chúng tôi muốn làm sâu sắc quan hệ với Philippines”.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 3 tuần các tàu hải quân Nhật thăm Subic, từng là một căn cứ hải quân của Mỹ trước đây, chỉ cách một bãi cạn do Trung Quốc kiểm soát khoảng 200 kilomet.

Philippines, một đồng minh an ninh của Mỹ nhưng có quân đội được trang bị dưới mức cần thiết, gần đây tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Hồi tháng 2, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines các thiết bị quân sự mà theo các quan chức có thể bao gồm phi cơ trinh sát chống ngầm và công nghệ radar.

Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Các nước khác cũng đòi chủ quyền là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Bản thân Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông về một số đảo không người ở hiện do Nhật quản lý.

21 Tháng Mười 2018(Xem: 7880)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8508)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7868)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8278)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8809)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9940)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.