Vịnh Bắc bộ: Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’

03 Tháng Tư 201611:40 CH(Xem: 13354)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04 APRIL 2016

Vịnh Bắc bộ: Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’

image031

Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”.

Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Báo chí trong nước đưa tin, Bộ đội biên phòng Hải Phòng hôm qua đã đưa tàu vận chuyển khoảng 100 nghìn lít dầu không giấy tờ vào nội địa, sau hơn một ngày áp tải.

image033

Đến đêm 1/4, 3 thuyền viên Trung Quốc cùng phương tiện vi phạm đã được lực lượng biên phòng Hải Phòng đưa về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho Phòng phòng chống ma túy, tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội đội biên phòng Hải Phòng) tiếp tục điều tra.

Giới hữu trách cho biết thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai rằng “số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam”.

Theo truyền thông Việt Nam, việc bắt giữ tàu  Trung Quốc vi phạm chủ quyền nêu trên nằm trong kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền vùng biển, giám sát nghề cá vùng 2 - vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Hải Phòng.

"Nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu"

image036

Trong khi đó, quốc hội Việt Nam hôm qua lại 'nóng' với vấn đề biển Đông. Đánh giá của Chính phủ và các cơ quan về tình hình biển Đông đều cho rằng "đảm bảo được chủ quyền và lợi ích quốc gia", tuy nhiên đại biểu Lê Văn Lai lại chỉ ra hàng loạt diễn biến "không thể coi là bình thường".

Ông Lai được báo chí trích lời nói: "Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không?"

Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đúc kết hàng nghìn năm qua "ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Mượn ý thơ Tố Hữu "nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu", ông Nghĩa lý giải, nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm.

VOA 02.04.2016 Theo Giao thông, Người Lao Động, VnExpress  

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Điện hạt nhân sát biên giới ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Posted by bvnpost on 25/07/2010

Phạm Duy Hiển

 image036

Theo Tân Hoa xã, địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân là ở Bạch Long Vĩ trên bán đảo Giang San, thuộc Phòng Thành (Bạch Long Vĩ này không phải là đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, nằm ở cuối bán đảo Giang San, trên vịnh Bắc Bộ).

Tôi xem trên Google map thấy địa điểm này cách Móng Cái chừng 30km theo đường chim bay. Tân Hoa xã loan tin xây dựng nhà máy điện hạt nhân này từ tháng 12 năm 2006. Vậy mà theo báo Thanh niên, chính quyền tỉnh Quảng Ninh mới biết thông tin này cách đây 3 tháng. Rõ ràng truyền thông Việt Nam đã làm không tốt trong việc đưa tin, không thấy đưa tin này ngay từ năm 2006 (hay là tôi không biết, đã bỏ sót tin?). Không rõ Chính phủ Việt Nam biết tin này được bao lâu? Nếu Chính phủ biết tin này từ lâu thì tại sao lại không thông báo cho tỉnh Quảng Ninh biết sớm? Nếu Chính phủ mới biết tin này thì rõ ràng Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc có vấn đề trong thu thập tin tức, và cả cơ quan tình báo của Việt Nam cũng có vấn đề trong thu thập tin tức.

Công nhận Trung Quốc chơi trò độc thật. Xây nhà máy điện hạt nhân như vậy thì có khác gì triển khai vũ khí hạt nhân ngay ở biên giới. Trung Quốc chỉ cần hy sinh tỉnh Quảng Đông là cả miền Bắc Việt Nam coi như đi tong. Đúng là một kế sách lợi ba bốn đường. Vừa có nhà máy cung cấp điện cho nền kinh tế Trung Quốc, vừa có thể bán điện cho Việt Nam, vừa đe dọa Việt Nam, vừa không mang tiếng triển khai vũ khí gì, chỉ phát triển kinh tế (thực tế triển khai vũ khí chiến lược hướng về Việt Nam là điều không thể bởi vì làm như vậy là xếp Việt Nam vào diện thế đối đầu, một chính sách mà Trung Quốc không thể làm trong tình hình hiện nay). Nghĩ cũng thật khổ cho Việt Nam, mấy năm nay tính tính toán toán tìm địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân sao cho cách xa vùng trung tâm và đông dân, thì bây giờ Trung Quốc xây sát nách luôn, đâu cần biết có xa vùng trung tâm và đông dân của Việt Nam. Giải quyết thế nào bây giờ? Nếu Chính phủ Việt Nam dẹp được kế hoạch này của Trung Quốc thì tôi bái phục.

Blogger Đông A

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc tại Phòng Thành (Quảng Tây)

25/07/2010

Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) khoảng 60 km. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Mời độc giả đọc bài viết của GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt.

Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phòng Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp – Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014.

Trung Quốc bắt đầu vận hành NMĐHN từ năm 1994, tính đến tháng 4 năm 2010 đã đưa vào hoạt động 11 lò với tổng công suất 8500 MW. (Xin lưu ý: Việt Nam ta chủ trương từ 2020 đến 2030 sẽ đưa 13 lò vào hoạt động với tổng công suất 15000 MW!). Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng vì đi sau nên họ nhập hầu hết các loại công nghệ nguồn từ Mỹ, Nga, Pháp, Canada để học hỏi những cái hay từ từng công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực đa dạng, qua đó chọn một công nghệ thích hợp để tìm cách nội địa hóa rồi tiến lên thương mại hóa thành công nghệ của mình.

CPR-1000 hiện đang trở thành dòng công nghệ chính, hàng chục lò nữa đang và sẽ được xây dựng. Nhưng rồi đây họ sẽ nội địa hóa công nghệ tiến tiến hơn thuộc thế hệ III theo kiểu AP-1000 của Westinghouse, Mỹ. Ngoài ra, từ hàng chục năm nay họ đang theo đuổi một công nghệ hoàn toàn bản địa theo kiểu lò phản ứng nhiệt độ cao làm nguội bằng khí.

image037Một nhà máy góc nhà máy điện hạt nhân Điền Loan, Trung Quốc. Ảnh SGGP.


Cách nội địa hóa ĐHN của Trung Quốc rất đáng học tập. Đó là tính nghiêm túc trong phát triển khoa học công nghệ, quán triệt từ trên xuống dưới, nói đi đôi với làm.


Trung Quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục NMĐHN, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phong Thành là nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có nhà máy trên đảo Hải Nam. Với một mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về mùa đông, chuyện này quả là một nỗi lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị dò rỉ ra Vịnh Bắc Bộ, ngay trước cửa ngõ của chúng ta.

Ta hãy xem về mùa đông chất phóng xạ phát ra từ NMĐHN Phong Thành sẽ "chọn" con đường đi nào? Trở vào lục địa Trung Quốc hay kéo xuống phía Nam? Trung Tâm Nghiên cứu Đại dương và Khí quyển NOAA của Mỹ sẽ giúp ta tính toán các đường đi này. Hình minh họa ở đây được tính cho sáu tháng mùa đông năm 2006, mỗi tháng khoảng 15 đường. Rõ ràng, về mùa đông Việt Nam "hứng" khí phóng xạ từ NMĐHN Phòng Thành nhiều hơn Trung Quốc. Về mùa hè, khí phóng xạ có xu hướng đi vào lục địa nhiều hơn. Nhưng nên nhớ rằng do khí quyển phát tán mạnh hơn về mùa hè nên các sol khí phóng xạ tiêu tan rất nhanh. Ngược lại, về mùa đông sol khí phóng xạ sống lâu hơn nhiều.

Trên hình minh họa chỉ mới là đường đi (trong hai ngày) của các khôi khí xuất phát từ NMĐHN, nhưng chất phóng xạ do các khối khí ấy mang theo trên đường đi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là cường độ phát thải từ nhà máy trong trường hợp hoạt động bình thường hay khi xảy ra sự cố. Xin nói ngay rằng nếu nhà máy hoạt động bình thường, thì trên nguyên tắc, khí phóng xạ không ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay đến người dân sống gần nhà máy như ở Mông Cái. Nhưng khi xảy ra sự cố ở các cấp độ khác nhau, vấn đề có thể sẽ hoàn toàn khác!

Cách nói như trên đủ thận trọng để có thể hợp ý với nhiều người trong giới hoạch định chính sách năng lượng lẫn các công ty kinh doanh ĐHN, song lại quá đơn giản và thiếu chính xác về mặt khoa học. Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ, động vật phù du…,  nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực vật. Một năm, một lò phản ứng… có thể chưa đáng lo! Nhưng hàng chục năm với hàng chục nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, chẳng những có thể đo đếm được bằng thiết bị, mà còn tạo ra nguy cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế.

Có những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN sẽ sống rất lâu, sau 30 năm mới tự phân rã một nửa, như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc Bộ (xem hình). Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra với một số mặt hàng lương thực thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc chất phóng xạ vốn rất gay gắt.


image038
Việt Nam cần phải làm gì?

Trước hết, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để không bị động trong trường hợp xảy ra sự cố từ các NMĐHN Trung Quốc. Luật Hạt nhân đã quy định như thế. Nhưng khi soạn thảo và thông qua luật này, chắc nhiều người chỉ nghĩ đến NMĐHN của chính mình. Ngờ đâu chất phóng xạ không hề biết khái niệm biên giới quốc gia, và giờ đây ta phải thực thi nó không phải vì chính ta gây ra chuyện, mà do tác động từ bên kia biên giới.

Đừng để những người thích tuyên truyền "ĐHN an toàn tuyệt đối" làm cho chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Cứ cho là những tính toán xác suất về sự cố NMĐHN đúng đi nữa, thì nên nhớ rằng với xác suất xảy ra sự cố không bé của các lò thế hệ thứ hai, ta còn phải nhân nó thêm lên năm, sáu chục lần do có chương trình phát triển ĐHN ồ ạt ở ngay bên kia biên giới nước ta trong vài thập kỷ tới. Mà trong cách tính xác suất đó chỉ mới xét các yếu tố kỹ thuật, chưa hề kể đến tính "ẩu" của con người.

Thứ hai, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường để theo dõi thường xuyên tác động của các NMĐHN Trung Quốc đến không khí, nước, đất, lương thực, rau quả, hải sản ở nước ta, nhất là miền Bắc. Việc này có thể đưa vào chương trình hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc vì nó thiết thân với chính Trung Quốc. Với tư cách là nước thiết kế công nghệ và vận hành nhà máy, hơn ai hết Trung Quốc phải quan tâm đặc biệt đến tác động đối với môi trường, cho dù môi trường ấy nằm ngoài lãnh thổ của họ.

Thứ ba, ta phải mời Trung Quốc ngồi lại thương thảo về tác động các NMĐHN của họ đối với nước ta. Việc này có thể thu xếp trong khuôn khổ pháp lý dựa trên cơ sở các hiệp định quốc tế về "Thông báo sớm các sự cố hạt nhân", về "Trách nhiệm dân sự khi bị thiệt hại về hạt nhân"… do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA chủ trì có chữ ký của cả hai nước.

Nhưng để đủ sức nặng cho các cuộc thương thảo, giờ đây chính là lúc ta hãy cùng với họ đặt MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG lên bàn hội nghị.

Nguồn: Tuanvietnam

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12660)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12175)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61435)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15280)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17596)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17833)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11447)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11532)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11399)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12618)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14717)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14255)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11403)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11564)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12155)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12288)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11265)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).