Học giả TQ bình luận về 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines

29 Tháng Ba 201611:53 CH(Xem: 11087)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30  MAR  2016

Học giả TQ bình luận về 5 căn cứ quân sự Mỹ chọn tại Philippines

 (GDVN) - Máy bay Mỹ từ Palawan có thể bay đến quần đảo Trường Sa trong khoảng nửa giờ đồng hồ, khả năng phản ứng nhanh với xung đột tiềm tàng tăng mạnh.

Ngày 18/3, tại Đối thoại chiến lược song phương thường niên giữa Mỹ-Philippines, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Philippines mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ sử dụng, trong đó có 4 căn cứ không quân và 1 căn cứ lục quân.

image056

Đối thoại chiến lược Mỹ-Philippines ở Washington

Mỹ cho biết, quân đội nước này sẽ nhanh chóng triển khai binh sĩ và công tác hậu cần liên quan ở những căn cứ này. Đại sứ Mỹ tại Philippines cho hay, việc triển khai quân Mỹ đến các căn cứ mới này sẽ diễn ra “rất sớm”.

Mỹ đã chọn sử dụng 4 căn cứ không quân (căn cứ Antonio Bautista trên đảo Palawan ở phía tây, căn cứ Lumbia ở đảo Mindanao miền nam, căn cứ Mactan-Benito Ebuen ở miền trung và căn cứ Basa ở đảo Luzon, miền bắc) cùng 1 doanh trại lục quân – căn cứ Fort Magsaysay cũng ở trên đảo Luzon.

Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông.

Hơn nữa, hiện nay Quân đội Mỹ cũng đã có thể tự do sử dụng căn cứ hải quân vịnh Subic ở đảo Luzon của Philippines. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn có các căn cứ chính ở Nhật Bản và Guam cùng với căn cứ quy mô nhỏ Changi ở Singapore.

Cơ sở hạ tầng của căn cứ hải quân Subic hiện vẫn còn tương đối lạc hậu. Nếu Quân đội Mỹ sử dụng căn cứ này thì họ sẽ phải tiến hành cải tạo, trong khi người Mỹ không muốn đầu tư quá nhiều tài chính cho điều này.

image057

5 căn cứ quân sự Philippines mà Mỹ lựa chọn có tác động rất lớn đến cục diện Biển Đông

Đa Chiều ngày 22/3 cho rằng, để tiến hành kiểm soát khu vực Biển Đông, trong tương lai, Mỹ sẽ thiên về sử dụng các máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon và các máy bay khác, duy trì giám sát thường xuyên và lâu dài ở khu vực Biển Đông. Vì vậy, Mỹ đã chọn sử dụng 4 căn cứ không quân của Philippines.

Đáng chú ý là lần này trong 4 căn cứ không quân Philippines mà Mỹ được phép sử dụng, căn cứ Antonio Bautista nằm trên đảo Palawan cách quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) rất gần và có đường băng dài khoảng 2,7 km, có vị trí mang tính chiến lược.

Từ căn cứ này, máy bay tuần tra Mỹ chỉ cần bỏ ra khoảng nửa giờ đồng hồ là có thể vươn tới bầu trời khu vực quần đảo Trường Sa, hỗ trợ rất lớn cho các hành động phản ứng nhanh của Quân đội Mỹ khi có tình huống xung đột xảy ra ở đây trong tương lai.

Chuyên gia Trung Quốc cũng lo ngại, ở căn cứ này, Mỹ có thể triển khai nhiều loại máy bay quân sự để chiếm quyền kiểm soát trên không ở Biển Đông như máy bay ném bom chiến lược, máy bay tuần tra săn ngầm, máy bay tiếp dầu và máy bay chiến đấu.

Như vậy, Quân đội Mỹ sẽ có thể nhanh chóng sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines, tiến hành đồn trú lần đầu tiên ở một quốc gia Đông Nam Á sau 25 năm. Vào tháng tới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sẽ đến Philippines để bàn về vấn đề thực hiện thỏa thuận này.

Có chuyên gia cho rằng, căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic của Philippines đều có vị trí chiến lược quan trọng, do đó, chúng có thể được đưa vào danh sách sử dụng lần sau.

Trương Quân Xã cho rằng, Quân đội Mỹ sắp triển khai ở Philippines chủ yếu nhằm phục vụ cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ ở khu vực này.

Quân đội Mỹ đồn trú ở những căn cứ này sẽ trực tiếp “tăng nhuệ khí” hỗ trợ cho Philippines đương đầu với (các hành động leo thang, bành trướng của) Trung Quốc. Đây là mục đích cuối cùng của họ.

image058

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Mỹ

Lần này, người Mỹ đã nói rất rõ ràng rằng, họ lựa chọn những căn cứ này để thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nhấn mạnh, thỏa thuận với Philippines cho thấy, Mỹ thực sự nghiêm túc về vấn đề tái cân bằng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông John Kirby còn cho biết, việc Mỹ triển khai quân sự ở Philippines không nhằm khiêu khích Trung Quốc, mà nhằm thực hiện cam kết an ninh với đồng minh Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc coi đây là hành động “quân sự hóa” Biển Đông.

 Đông Bình  28/03/16 11:31

11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10566)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19683)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9162)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9202)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10019)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8836)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9572)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8911)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9742)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9149)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9626)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9578)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP