Đối đầu tên lửa Việt-Trung ở Biển Đông?

21 Tháng Hai 201610:40 CH(Xem: 11935)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 22 FEB  2016

Đối đầu tên lửa Việt-Trung ở Biển Đông?

image028

Tên lửa Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo. Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300km và vì thế, theo các chuyên gia, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Tên lửa Klub Việt Nam mua của Nga “có thể đánh trúng các thành phố ven biển của Trung Quốc”, trong khi các hỏa tiễn của Bắc Kinh đặt trên đảo Phú Lâm “đe dọa đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi”.

Đó là nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh Trung Quốc mới bố trí 8 bệ phóng tên lửa đất đối không tân tiến cùng một hệ thống radar ở quần đảo Hoàng Sa.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết đó là hệ thống phòng không HQ-9, có tầm bắn khoảng 200 km, và là mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay nào, cả dân sự lẫn quân sự.

Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh, nhất là khi quan hệ giữa hai nước láng giềng vấp phải nhiều sóng gió thời gian qua.

Theo báo chí Việt Nam, đảo Phú Lâm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 200 km.

Dù một loạt các quốc gia, trong đó có cả các nước không tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Hoa Kỳ, đã lên tiếng, tính tới 8 giờ tối 18/2, chính quyền Hà Nội vẫn im lặng, chưa phát đi tuyên bố chính thức nào.

Trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố mới nhất của người phát ngôn là “về việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo”.

‘Hành động phiêu lưu’

image029

Bản đồ đảo Phú Lâm, trong chuỗi đảo Hoàng Sa. Đảo Phú Lâm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 200km.

Trong khi đó, nhiều cựu quan chức nhà nước, trong đó có Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, đã mạnh mẽ bày tỏ quan ngại về bước đi mới nhất của Trung Quốc.

Có thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó...

TS. Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, nói.

Ông Trục nhận định với VOA Việt Ngữ rằng đây là hành động “rất là nghiêm trọng, rất là nguy hiểm” và “thậm chí là rất phiêu lưu” của Trung Quốc. Ông nói thêm:

“Có thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó. Dư luận, theo tôi nghĩ, không hoàn toàn ngạc nhiên vì việc họ dùng sức mạnh để tiến hành các hoạt động trên biển Đông là điều họ đã và đang làm. Trong thời gian sắp tới, họ sẽ làm mạnh mẽ như vậy. Việc này diễn ra vào thời điểm này là hành động có tính chất thách thức, đe dọa bằng vũ lực đối với các nước trong khu vực mà một số các nước liên quan khác, thậm chí cả Hoa Kỳ, mà can dự vào biển Đông.”

Cựu quan chức nhà nước coi việc ông gọi là là “mang vũ khí chiến tranh ra Hoàng Sa” sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang, khiến các nước quanh khu vực biển Đông, như Việt Nam và Philippines, “phải tìm mọi cách nâng cao hơn nữa khả năng phòng thủ của mình”, “đáp trả lại mối đe dọa của Trung Quốc”.

Một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ từng đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc đã lên tiếng khiếu nại, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa hành trình Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội.

Các nhà quan sát tình hình khu vực nhận định rằng việc Hà Nội mua loại tên lửa của Nga là một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam nhằm đương đầu với Trung QuốcCó thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó...

Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300km và vì thế, theo các chuyên gia, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm và chiến hạm.

Hà Nội chưa chính thức lên tiếng trước các thông tin về tên lửa Klub, nhưng báo chí Việt Nam đưa tin, các tàu ngầm Việt Nam mua của Nga được trang bị tên lửa hành trình Klub “có thể tấn công cả mục tiêu trên đất liền”.

Không chỉ đưa tên lửa tới đảo tranh chấp, Trung Quốc còn xây các đường băng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa.

Tháng 11 năm ngoái, các bức ảnh trên Internet dường như cho thấy các chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hạ cánh trên đường băng mới xây tại đó.  

Sớm lập vùng Nhận dạng phòng không?

image030

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang bầu trời đảo Hải Nam.

Các nhà phân tích cho rằng các tên lửa đất đối không tân tiến, một hệ thống radar và một đường băng là những yếu tố cần thiết để triển khai hiệu quả một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam...

Ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nhận xét.

Ông Trục cũng đồng ý với quan điểm của một số nhà phân tích cho rằng hành động của Trung Quốc là để “dằn mặt” Việt Nam, và nhiều khả năng đây là một bước tiến nữa dẫn tới việc lập ADIZ.

Trong một động thái khác của Trung Quốc có thể khiến Hà Nội thêm phần quan ngại, Quân ủy Trung ương Trung Quốc mới đây đã bổ nhiệm ông Lý Tác Thành làm chỉ huy lực lượng bộ binh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Cựu chiến binh 63 tuổi này từng là một trong những người hoạch định cuộc chiến biên giới Việt – Trung và được coi là người hùng của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trước đó, ông Lý là một trong các sĩ quan cao cấp của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng.

Nhận định về diễn biến này, ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nói:

“Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam. Những thằng mà đã chiến đấu với Việt Nam thì ít nhất là nó cũng hiểu quân đội mình hơn. Nó hiểu mình hơn những thằng khác. Đề bạt thằng chống Việt Nam, chứng tỏ nó [Trung Quốc] coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới. Nó nhằm vào cuộc chiến đấu với Việt Nam. Đấy là điều mà Việt Nam phải chú ý”.

Ngoài Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi từng xảy ra trận hải chiến làm hàng chục binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng.

Bắc Kinh tuyên bố rằng nước này không mưu tìm việc quân sự hóa trên các hòn đảo ở biển Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thiết lập hệ thống phòng thủ.

Trong khi đó, bà Linda Jakobson, một nhà nghiên cứu độc lập và là một học giả tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng thái độ “khó lường” của Trung Quốc khiến Việt Nam quan ngại và có thể khiến các quốc gia khác chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng./

VOA 18.02.2016

03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9873)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 10036)
Đài CNN phiên bản Philippines ngày 30/12 đưa tin, hôm thứ Năm 29/12 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trả lời phỏng vấn đài này và cho biết, Manila sẽ có biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10832)
Các quan chức quân sự Mỹ nói với Fox News, những quả tên lửa đất đối không đang nằm chờ ở Hải Nam, rất có thể sẽ được vận chuyển xuống các đảo nhân tạo "gây tranh cãi" trong những tháng tới.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10064)
Ảnh vệ tinh của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (CSIS) công bố tháng 12/2016, cho thấy dường như Trung Quốc đã đặt tên lửa trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), ở Biển Đông. Reuters/路透社
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10824)
Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10770)
Theo thông cáo của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngày 15/12, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke đã tới Cảng Quốc tế Cam Ranh trong một điểm dừng kỹ thuật thường lệ.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 11009)
Chiếc du thuyền mới có tên Nanhai Zhi Meng, thuộc Công Ty Lữ Hành Nam Hải, có thể chở đến gần 900 hành khách.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17506)
- American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan. - Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10914)
Theo hãng tin Anh Reuters, sau khi tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng : « Người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan có nghĩa vụ là phải cùng nhau bảo vệ tài sản đó – tức là Biển Đông - của tổ tiên mình »
29 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12942)
Khi được hỏi về động thái của Đài Loan, hôm 29/11 phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói “người dân Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ phải chung sức bảo vệ tài sản của tổ tiên”.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10987)
- Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12920)
- Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. - Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch FONOF do Hạm đội 3 giao phó. - Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 10171)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 2) - Đô đốc Harris cho rằng, công việc này không thể xem thường được.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 12010)
DIỄN BIẾN: - 27 tháng 10/ 2015, chiến hạm USS Lassen hành quân khu vực đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) nhưng không tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý, đồng thời quan sát các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa. - 30 tháng 1/2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây. Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220 hải lý. - 10 tháng 5/2016, chiến hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng cũng không vượt vào phạm vi 12 hải lý.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 11221)
- Nguyễn Chí Vịnh:"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 10092)
- Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ». - Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 9498)
Tướng Gatot Nurmantyo: « Indonesia đã làm hết sức để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và đã kêu gọi tất cả các bên tránh những hoạt động có thể gây thêm bất ổn định. Trên tinh thần đó, Quân Đội Indonesia sẽ không tiến hành tập trận với bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng Biển Đông ».