Tàu cá QNg 98459 bị đâm ở Cồn Cỏ (Quảng Trị)

04 Tháng Giêng 20163:34 SA(Xem: 11301)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 04 JAN 2016

Tàu cá QNg 98459 bị đâm ở Cồn Cỏ (Quảng Trị)

Không có tàu bạn, chúng tôi đã nằm lại trùng khơi

 

TP - Sau hơn một ngày trời lênh đênh trên biển giữa mưa rét, tàu cá QNg 98459 bị đâm ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) được lai dắt về vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) chiều qua. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, một thuyền viên nói.

image048

Tàu QNg 98459 trở về với vô số vết thương trên mình.

Hai hôm trước, tàu QNg 98459 còn hùng dũng ra khơi với 10 thuyền viên, nhưng chiều 2/1 trở về với bụng thuyền trống trơn, hai bên thân tàu bị đâm vỡ.

Vớt người, tát nước cứu tàu

Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên  Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước. 

Hoảng loạn, chúng tôi cầu cứu nhưng tàu lạ không có động thái gì. Một lúc sau, tàu này thình thình lui ra xa rồi ngang nhiên đâm thêm lần nữa. Cú đâm mạnh làm nước tràn vô nhấn chìm gần hết con tàu. Tụi tui lóp ngóp bơi vào tàu để tát nước, vừa la hét để những tàu đi gần ứng cứu”.

Thuyền trưởng Huỳnh Bi, tàu QNg 94429, kể: “Khi nghe tiếng kêu cứu từ tàu QNg 98459, tàu tôi và nhiều tàu khác ở xung quanh lập tức chạy tới, mất chừng 30 phút mới đến nơi. Khi ấy tàu đã chìm một phần, thuyền viên chới với giữa biển, anh em chúng tôi gấp gáp vớt lên rồi vội vàng sang tàu lục tung những đồ vật nặng, ít giá trị quăng hết xuống biển để tàu không chìm hẳn. Thấy không xong, anh em lại chạy về tàu mình lấy máy hì hục bơm hết nước ra, phía ngoài, mọi người vừa tát nước bằng tay, vừa khuân ngư lưới cụ sang tàu khác để con tàu có thể cầm cự”.

Sau nhiều giờ cật lực cứu tàu, đến cuối giờ chiều, tàu QNg 98459 nổi hoàn toàn, mọi người hoàn hồn, ăn vội mì tôm giữ sức. Đến 2 giờ sáng 2/1, tàu QNg 94429 TS lai dắt tàu bị nạn với vô số vết thương trên mình về Đà Nẵng. Hơn 4 giờ chiều, hai tàu cập vịnh Mân Quang, các thuyền viên trên tàu bị nạn vào hết Đồn biên phòng Mân Quang để khai báo sự việc. Mọi thứ ngổn ngang trên tàu được các ngư dân tàu QNg 98459 tiếp tục thu dọn cho đến lúc trời tối sẫm. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, ông Tiết xúc động nói.

Tàn nhẫn, dã man

Trở về với vô số vết thương trên mình, tàu QNg 98459 rệu rạo, phần vỏ tàu hứng chịu cú đâm quá mạnh đã vỡ toang. Toàn bộ máy móc, thiết bị hư hỏng hoàn toàn. Bụng tàu chứa đầy một mớ hỗn độn thanh gỗ gãy, cột kèo xiêu vẹo. Ngư dân trên tàu nói rằng, các thiết bị quý giá đã hỏng, chưa kể những đồ vật ít giá trị hơn đã quăng hết xuống biển để tàu khỏi chìm, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng tổn thất ấy có là gì so với sự hoảng loạn của các ngư dân và người thân của họ. 

Thuyền trưởng Huỳnh Thạch cho biết, đây là tai nạn kinh hoàng nhất trong đời đi biển của ông. “Chúng cố đâm hai lần cho chìm đã hung dữ. Lúc chúng tôi chới với giữa biển, chúng cũng dửng dưng đứng trên tàu chỉ tay xuống mà không hề có động thái giúp đỡ. Quá tàn nhẫn, dã man!”, ông nói. Theo thuyền trưởng Huỳnh Thạch, ở vùng vịnh Bắc Bộ chỉ có tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản.

Nghe tin tàu về Đà Nẵng, từ trưa qua, người thân của các thuyền viên đã khăn gói bắt xe ra Đà Nẵng. Ba giờ chiều tới nơi, họ ngồi trên xà lan mỏi mắt ngóng đợi giữa tiết trời rét căm. Bà Đồng Thị Lệ Thu, vợ ngư dân Huỳnh Văn Giao, nói: “Hôm qua, nghe trên bộ đàm, mọi người mất hết đồ đạc nên tui mang áo quần, dép, chăn và thức ăn ra. Ngâm nước ngâm gió giữa biển thì còn chi cực bằng”. Con tàu bị nạn vừa neo vào xà lan, thuyền trưởng Huỳnh Thạch rệu rạo bước xuống, bà Võ Thị Cảm, vợ ông, òa lên chạy tới ôm chồng, không thốt lên lời. 

Trưa hôm trước, anh trai bà ngoài biển điện về báo tin tàu gặp nạn, bà lập tức về mở bộ đàm nối máy với tàu nhưng không được. Đến 6 giờ tối, anh em ngoài đấy mới nối thông, chỉ nói qua là tất cả bình an, bà vẫn chưa nghe được tiếng chồng. 

Bà nức nở: “Chồng tui đi biển nhiều năm, có lần về kể bị tàu lạ chọi đá nghe đã rùng mình, bây giờ nó còn quyết đâm luôn thì không thể nào tưởng tượng được. Nhìn con tàu tan nát thế kia là tôi biết nó hung hãn thế nào rồi”.

image049

Thuyền trưởng Huỳnh Thạch thuật lại sự việc khi bị tàu lạ đâm.

Đáp chuyến xe đò cuối cùng từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, ông Huỳnh Hợp, bố thuyền trưởng Huỳnh Thạch, như ngồi trên đống lửa vì vừa lo cho con, vừa lo cho vợ ở nhà.

“Hôm nghe tin tàu thằng Thạch bị nạn, bà ấy ngất lên ngất xuống, đòi đi theo nhưng tôi không cho. Lúc tôi lên xe, bà cũng khuỵu xuống, không thều thào nổi, suốt từ chiều đến giờ, tôi điện về mà bả không bắt máy. Không biết có chuyện chi xảy ra không nữa”, ông nói.

Đến tối qua, lực lượng biên phòng Đà Nẵng vẫn tiếp tục làm việc, lấy lời khai từ các ngư dân trên tàu bị nạn để hoàn tất hồ sơ./

(Báo Tiền Phong)

20 Tháng Hai 2018(Xem: 9668)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9619)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9382)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 8988)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9306)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11014)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9356)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9597)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8688)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8651)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.