Sức mạnh quân sự Việt Nam 2015

24 Tháng Mười Hai 201511:45 CH(Xem: 12680)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 25 DEC 2015

Sức mạnh quân sự Việt Nam 2015 tăng 2 bậc, đứng thứ 21 thế giới

23/12/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc.

Trang Global Firepower đã đưa ra danh sách đánh giá sức mạnh quân sự của 126 nước trên thế giới, theo đó trang này đã cân nhắc 50 yếu tố để tính tổng điểm Chỉ số Sức mạnh quân sự (Power Index). Những yếu tố này cho phép các nước nhỏ với công nghệ hiện đại có thể sánh ngang với các quốc gia lớn và phát triển.

image024

Quân đội Việt Nam đứng trên nhiều nước trong khu vực. Nguồn: Bloomberg

“Chúng tôi hy vọng đưa ra một cái nhìn toàn cảnh, công bằng nhất về lực lượng quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới”, Global Firepower khẳng định.

Chỉ số sức mạnh (PwrIndx) được tính toán dựa trên điểm lý tưởng là 0,0000. Sự cân bằng lực lượng là một yếu tố quan trọng, ngoài ra còn có những yếu tố khác như một lực lượng chiến đấu mạnh, lớn cả trên bộ, trên biển và trên không, hỗ trợ bởi nền kinh tế đàn hồi và phòng thủ lãnh thổ tốt.

Những yếu tố như vậy được cân nhắc để tìm ra sức mạnh tổng lực của một quốc gia.

Kết quả xếp hạng cuối cùng của mỗi nước cũng được cộng thêm điểm thưởng hoặc điểm trừ, ví dụ như nước Áo không bị trừ điểm vì thiếu lực lượng hải quân nhưng họ lại bị phạt do không duy trì lực lượng thương gia hàng hải.

Global Firepower cũng nhấn mạnh vũ khí hạt nhân không được tính vào yếu tố làm nên sức mạnh quân sự, các yếu tố địa chính trị cũng có ảnh hưởng tới xếp hạng, việc xếp hạng này không chỉ dựa trên số lượng vũ khí hiện có, sự phụ thuộc vào các tài nguyên thiên nhiên cũng được tính, tình trạng kinh tế hiện tại cũng là một nhân tố quan trọng tuy nhiên không tính đến chính quyền chính trị và quân sự đang lãnh đạo đất nước.

image025

Dưới đây là những phân tích và số liệu về sức mạnh quân sự của Việt Nam mà trang Global Firepower sử dụng để xếp hạng:

Chỉ số sức mạnh của Việt Nam là 0.7033, đứng thứ 21 trong tổng số 126 quốc gia tham gia xếp hạng.

Về nhân lực:

Tổng dân số là 93,4 triệu người

Số người trong độ tuổi lao động: 50,6 triệu người

Số công dân có thể nhập ngũ: 41,5 triệu người

Số thanh niên đến tuổi nhập ngũ hàng năm: 1,6 triệu người

Binh sỹ đang tại ngũ: 412.000 người

Số lượng quân nhân dự bị: 5.040.000 người

Các hệ thống bộ binh: lực lượng xe tăng bao gồm xe tăng chiến đấu chính, xe tăng hạng nhẹ và pháo tự hành chống tăng. Các phương tiện chiến đấu vũ trang bao gồm xe vận chuyển binh lính vũ trang (APC) và phương tiện chiến đấu bộ binh (IFV).

Xe tăng: 1.470 chiếc

Xe bọc thép (AFV): 3.150 chiếc

Pháo tự hành (SPG): 524 tổ hợp

Pháo thông thường (xe kéo): 2.200 tổ hợp

Pháo phản lực phóng loạt (MLRS): 1.100

Sức mạnh Không quân: Bao gồm cả máy bay cánh cố định và cánh xoay từ tất cả các nhánh lực lượng.

Tổng chiến đấu cơ: 404 chiếc

Máy bay chiến đấu/tiêm kích đánh chặn: 217

Máy bay tấn công cánh cố định: 217

Máy bay vận tải: 147

Máy bay huấn luyện: 26

Trực thăng: 140

Trực thăng tấn công: 25

Sức mạnh Hải quân: bao gồm tất cả các tàu thuyền chiến đấu và những phần bổ trợ.

image027

Tổng sức mạnh hải quân: 65

Tàu sân bay: 0

Tàu khu trục: 7

Tàu hộ tống nhỏ: 9

Tàu ngầm: 3

Máy bay bảo vệ bờ biển: 23

Tàu ngư lôi: 8

Nguồn năng lượng (xăng, dầu): dù có nhiều tiến bộ về công nghệ nhưng dầu vẫn là “nguồn sống” của các lực lượng chiến đấu cũng như kinh tế địa phương.

Sản xuất dầu mỏ: 300,5 thùng/ngày

Tiêu thụ dầu: 325.000 thùng/ngày

Nguồn dự trữ dầu mỏ: 4.400.000.000 thùng/ ngày

Hậu cần: lực lượng lao động hậu cần phản ánh sức mạnh của ngành công nghiệp quân sự của một quốc gia

Tổng lực lượng lao động: 52.930.000 người

Tàu chở hàng thương mại: 579

Các bến cảng chính: 6

Mật độ che phủ đường bộ: 180.549

Đường sắt: 2.632

Sân bay hữu dụng: 45

Tài chính (tính bằng USD):

Ngân sách quốc phòng: 3.365 triệu USD

Nợ nước ngoài: 68.380 triệu USD

Dự trữ ngoại hối và vàng: 32.490 triệu USD

Sức mua tương đương: 358.900 triệu USD

Địa lý (tính bằng km):

Tổng diện tích: 331.210 km

Đường bờ biển: 3.444 km

Đường biên giới chung: 4.616 km

Đường thủy: 17.702 km

Ngoài ra, top 10 cường quốc về quân sự mà Global Firepower bình chọn bao gồm: đứng đầu là Mỹ, tiếp theo là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản và thứ 10 là Thổ Nhĩ Kỳ.

Đứng cuối bảng xếp hạng gồm các quốc gia châu Phi như Zambia, Mali, Mozambique và Somalia. Việt Nam đứng thứ 21 trong bảng xếp hạng, ngay dưới Thái Lan thứ 20 và Brazil thứ 22. Xếp sau Việt Nam còn có các quốc gia như Ukraine (25), và một số quốc gia trong khu vực khác như Singapore (26), Philippines (40), Myanmar (44), Campuchia (96).

Global Firepower (GFP) là trang xếp hạng uy tín, cung cấp các dữ liệu phân tích độc về sức mạnh quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nguồn số liệu của GFP gồm có tài liệu của CIA, wikipedia, các nguồn tin công khai của chính phủ, các nguồn truyền thông và nguồn tin riêng do nhiều chuyên gia cung cấp.

(Theo Infonet)

Tàu ngầm Kilo thứ 5 của VN rời cảng ở Đan Mạch

 (An Ninh Quốc Phòng) - The Diplomat cho hay, tàu ngầm Kilo HQ-186 được chạy thử nghiệm ở Biển Baltic hôm 8 tháng 6.

a

Tàu ngầm Kilo thứ 4 HQ - Khánh Hòa ở cảng Cam Ranh.

Đài VOA của Mỹ dẫn các báo cáo trong nước và quốc tế cho hay, chiếc tàu ngầm thứ năm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga đã rời một hải cảng của Đan Mạch hôm Chủ nhật, bắt đầu chuyến đi kéo dài một tháng rưỡi đến Việt Nam.

Báo The Diplomat/Học giả ngoại giao được VOA trích dẫn cho hay, tàu ngầm HQ-186 được chở trong khoang tàu vận tải Rolldock Star của Hà Lan, rời St. Petersburg, Nga, và ghé cảng Skagen ở miền bắc Đan Mạch hôm 19 tháng 12.

Theo lịch trình, tàu Rolldock sẽ đến Singapore vào ngày 29 tháng Giêng năm tới trước khi về đến cảng Cam Ranh.

The Diplomat cho hay, tàu ngầm Kilo HQ-186 được chạy thử nghiệm ở Biển Baltic hôm 8 tháng 6. Trước đó vào tháng 7, Hải quân Việt Nam đã nhận chiếc tàu ngầm thứ tư lớp Kilo đặt từ Nga mang số hiệu HQ-185.

VOA trích dẫn thông tin trên báo báo Thanh Niên của Việt Nam nói rằng, thông tin từ diễn đàn Airbase, Nga, hôm 19 tháng 12 cho hay, tàu ngầm HQ-187- Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt đầu có chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên, sau khi được hạ thủy ngày 28 tháng 9 năm 2015 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg.

Đây là chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 cuối trong số 6 chiếc Việt Nam đặt Nga đóng theo hợp đồng trị giá 2 tỷ đôla, ký vào cuối năm 2009.

Ngoài việc đóng tàu ngầm, phía Nga còn xây dựng trung tâm huấn luyện và bảo dưỡng tàu ngầm tại Cam Ranh, đào tạo huấn luyện sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Học viện Hải quân N.G.Kuznetsov ở St. Petersburg.

Tàu ngầm lớp Kilo được xem là tàu ngầm chạy bằng diesel “yên lặng” nhất, được thiết kế đế chống chiến hạm và tàu ngầm rất hữu hiệu.

Hiện nay Nga đã phát triển lớp tàu ngầm Kilo 636.3 để trang bị cho hải quân nội địa.

(Theo Thanh Niên) 23/12/2015

19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18687)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10382)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11330)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10973)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18115)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12298)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11244)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13703)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11475)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10761)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10831)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10751)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11833)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10841)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10941)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9962)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12530)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11676)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11131)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 11250)
"Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp".