Nga bán Sukhoi Su 35s cho Tầu để đối chọi P-8A?

13 Tháng Mười Hai 201510:36 CH(Xem: 10974)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 DEC 2015

Máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
image024

Tiêm kích Nga Su 35s tại triển lãm quốc tế Matxcơva (MAKS), năm 2009(wikipedia.org)

Sau các cuộc thương thuyết kéo dài nhiều năm, Nga cuối cùng đã chấp nhận bán cho Trung Quốc chiến đấu cơ tối tân Su-35 và như vậy sẽ giúp cho Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông.

Tuy phía Trung Quốc chưa chính thức xác nhận, nhưng theo thông tấn xã Itar-Tass của Nga, Matxcơva đã hoàn tất việc thương thuyết về hợp đồng bán 24 chiếc Su-35 cho Bắc Kinh trong vòng 3 năm kể từ năm 2016. Hợp đồng trị giá 2 tỷ đôla này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đang rất cần để phát triển thế hệ vũ khí mới.

Theo các chuyên gia, chính những yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy hai nước ký kết hợp đồng, vì Nga và Trung Quốc hiện có những lợi ích chiến lược tương đồng. Matxcơva thì vẫn nghi ngờ Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục mở rộng sang phía đông, còn Bắc Kinh thì đang lo ngại trước chính sách « xoay trục » sang Châu Á của Hoa Kỳ.

Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến.

Mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga sẽ có lợi cho Bắc Kinh ở ba điểm. Thứ nhất, với loại phi cơ này, tầm hoạt động của không quân Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được mở rộng rất nhiều. Su-35 có thể cất cánh từ các phi đạo ngắn, cho nên có thể được triển khai trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng.

Thứ hai, Su-35 hoàn toàn có đủ khả năng đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, dự trù được triển ở Biển Đông. Đặc biệt hệ thống radar trên Su-35 có thể phát hiện các chiến đấu cơ phản lực trong phạm vi 400 km và phát hiện các máy bay tàng hình như F-35 trong phạm vi 90 km. Chưa kể là Su-35 có thể mang theo tới 14 vũ khí, bao gồm cả các tên lửa tầm xa.

Thứ ba, với hợp đồng mua Su-35, Trung Quốc sẽ tiếp nhận được những công nghệ cao cấp về radar và động cơ của loại máy bay này, để sử dụng cho việc chế tạo các chiến đấu cơ nội địa mới, cũng như cải tiến loạt phi cơ J-, nhất là hai chiến đấu cơ J-11 và J-16, hai loại phi cơ được chế tạo dựa theo chiếc Su-27, mà Trung Quốc đã mua của Nga từ năm 1996.

Như vậy có thể nói là Su-35 có thể sẽ giúp không quân Trung Quốc chiếm ưu thế ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Hợp đồng bán chiến đấu cơ Su-35 cũng rất có lợi cho Nga vì Matxcơva hiện đang rất cần tiền cho các khoản chi tiêu ngày càng tăng trong nước cũng như ngoài nước. Một phần chính là nhu cầu tài chính đã thúc đẩy Nga tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc./

Thanh Phương RFI 09-12-2015

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9568)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9358)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8853)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9698)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10163)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9217)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9203)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11108)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9195)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.