Các sân bay lớn của Trung Quốc ở Trường Sa: Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn,...

10 Tháng Mười Hai 201510:36 CH(Xem: 18120)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 11 DEC 2015

Các sân bay lớn của Trung Quốc ở Trường Sa: Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn,...

"South China Morning Post ngày 6/12 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, 4 đường băng quân sự mà Trung Quốc xây dựng, cải tạo ở Biển Đông là vấn đề nhức đầu đối với các bên yêu sách khác. Kế hoạch rõ ràng phát triển 4 đường băng này của quân đội Trung Quốc sẽ tác động rõ rệt đến cán cân lực lượng ở Biển Đông".

image036

Biển Đông căng thẳng, "giá trị đe dọa" 3 đường băng quân sự phi pháp sẽ tăng cao

(GDVN) - Khi chiến đấu cơ Trung Quốc được bố trí (bất hợp pháp) trên 3 đường băng này, chúng có thể đe dọa các bên yêu sách khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.

South China Morning Post ngày 6/12 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, 4 đường băng quân sự mà Trung Quốc xây dựng, cải tạo ở Biển Đông là vấn đề nhức đầu đối với các bên yêu sách khác. Kế hoạch rõ ràng phát triển 4 đường băng này của quân đội Trung Quốc sẽ tác động rõ rệt đến cán cân lực lượng ở Biển Đông.

image038

Chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đặt bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.


Trung Quốc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 thực thể ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) đã tăng gấp 4 lần số đường băng quân sự cho hải quân Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng. Việc bồi lấp bằng cách phun bê tông, bơm cát lên các rặng san hô đã tạo ra diện tích mặt bằng lớn chưa từng có.

Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).

Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, Úc nói với AP, các căn cứ này có tác động đáng kể đến cán cân lực lượng ở Biển Đông khi hải quân và hải cảnh Trung Quốc có thể tăng cường sự hiện diện. Trong khi Bắc Kinh vẫn khăng khăng nói rằng các công trình trên đảo nhân tạo là vì "mục đích hòa bình", các nhà phân tích nói rằng đó là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhận định này càng được củng cố khi Trung Quốc điều động chiến đấu cơ J-11BH/BHS tiên tiến của mình ra đồn trú (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm trong tháng 10. Đường băng trên đảo Phú Lâm dài 2,4 km sẽ sớm bị vượt qua bởi đường băng dài trên 3 km ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.

Khi chiến đấu cơ Trung Quốc được bố trí (bất hợp pháp) trên 3 đường băng này, chúng có thể đe dọa các bên yêu sách khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Nó cũng làm phức tạp các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong việc tuần tra bảo vệ tự do, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông.

"Trong những giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các cuộc tuần tra trên không từ các đảo nhân tạo này sẽ lớn đáng kể", Graham bình luận. 3 đường băng này cho phép máy bay của Trung Quốc có thể tiếp nhiên liệu, sửa chữa, tái vũ trang đạn dược nếu cần thiết mà không phải bay hơn 1000 km về căn cứ ở đảo Hải Nam, Hans Kristensen từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ bình luận.

Tuy nhiên những đảo nhân tạo này cũng dễ bị đánh bom trong một cuộc xung đột, sự hiện diện của chúng yêu cầu các đối thủ phải có kế hoạch và nỗ lực bổ sung. Nếu Trung Quốc công bố áp đặt đơn phương một vùng nhận dạng phòng không trên tất cả hoặc một phần Biển Đông, các đường băng này có thể được sử dụng cho các hoạt động tuần tra (bất hợp pháp).

Các đường băng này cũng sẽ hữu dụng khi Trung Quốc phát triển chương trình chế tạo tàu sân bay của họ, đặc biệt là đào tạo phi công đổ bộ ban đêm mô phỏng các hoạt động tác chiến trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên tính hữu dụng của chúng bị hạn chế bởi cần một lượng lớn nhiên liệu cho các máy bay phản lực.

"Nếu chúng ta bắt đầu nhìn thấy bằng chứng vệ tinh cho thấy các kho lưu trữ nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo, đó là chỉ dấu rõ ràng rằng Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển chúng thành căn cứ không quân hoạt động", Graham bình luận.

Hồng Thủy  07/12/15

18 Tháng Tư 2017(Xem: 8874)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP
16 Tháng Tư 2017(Xem: 8751)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9772)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8721)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10107)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10296)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10182)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9320)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 9968)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9716)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10537)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10779)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10460)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10483)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11068)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...