Dấu hiệu quân sự của Thám thính cơ P-8 bám trụ ở Singapore

08 Tháng Mười Hai 20157:20 CH(Xem: 12421)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 DEC 2015

Biển nam Trường Sa dậy sóng

Dấu hiệu quân sự của Thám thính cơ P-8 bám trụ ở Singapore

Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore.

Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.

Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A.

Tín hiệu P-8A bám trụ ở Singapore phần nào cho thấyHoa kỳ nhìn thấy áp lực của Trung Quốc đang có khuynh hướng nghiêng nặng về phía cực nam Biển Đông, thay vì tập trung vào việc đối phó với các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc ở Trung tâm quần đảo Trường Sa và mạn Tây biển Philippines. Trung Quốc gần đây đã điều hải cảnh xuống dòm ngó Swallow Reef, Natuna và James Shoal nhiều lần. Các biến động ở Biển Đông không thể không đề cập tới việc Khu trục hạm USS Lassen 82 xuất phát từ căn cứ Hải quân hoàng gia Kota Kinabalu-Malaysia đi tuần tra 12 hải lý đảo Su Bi.

Sự kiện Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên chiếc siêu trực thăng của hạm đội 7 Mỹ bay đến thăm Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang có mặt ở khu vực cực nam Biển Đông hôm 5/11/15 là một động thái quân sự trong việc Hoa Kỳ đối đầu với tham vọng bành trướng Biển Đông của Trung Quốc. Cùng bay với ông là Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein. Cùng vào thời điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton B. Carter đi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Kuala Lumpur, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã hiện diện ở biển Malaysia. (Có thể là ở căn cứ Hải quân Hoàng gia Kota KInabalu)" (VH)
1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên một siêu trực thăng của hạm đội 7 đi thăm USS Theodore Roosevelt.
image021

Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có mặt ở khu vực cực nam Biển Đông hôm 5/11/15. 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Singapore cho Mỹ mượn sân bay làm bàn đạp tuần tra Biển Đông

 image023

Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ tham gia tìm kiếm chiếc máy bay MH 370 của hàng không Malaysia bị mất tích hồi đầu năm 2014.AFP PHOTO / Richard Wainwright / POOL

Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.

Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Washington vào hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã hoan nghênh hợp tác quân sự giữa hai bên, cho rằng việc Mỹ triển khai loại phi cơ P8 ở Singapore sẽ « thúc đẩy khả năng tương tác lớn hơn với các quân đội trong khu vực, thông qua các cuộc tập trận song phương và đa phương, đồng thời cung cấp kịp thời sự giúp đỡ cần thiết cho các chiến dịch cứu hộ và cứu nạn trong vùng, cũng như tăng cường an ninh hàng hải. »

Đây không phải là lần đầu tiên phi cơ tuần thám tối tân nhất của Hoa Kỳ được phái đến hoạt động tại vùng Biển Đông. Gần đây nhất là sự kiện một chiếc P8 Poseidon và một chiếc P3 Orion đã yểm trợ khu trục hạm USS Lassen nhân chuyến tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Xu Bi mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa.

Trước đó, vào tháng Năm, Hải quân Trung Quốc đã tung ra tám thông điệp cảnh báo nhắm vào phi hành đoàn của một chiếc P8 của Mỹ bay gần quần đảo Trường Sa. Sự cố đã được đài Truyền hình Mỹ CNN, có phóng viên tháp tùng theo chuyến bay, loan tải rộng rãi.

Tuy nhiên, cho đến nay, các chiếc P8 thường xuất phát từ Nhật Bản và Philippines. Với đèn xanh của Singapore, loại phi cơ tuần thám này kể như được bố trí sát cạnh khu vực Biển Đông cần giám sát.

Hoa Kỳ và Singapore là hai nước có quan hệ quốc phòng lâu đời. Quyết định cho Mỹ triển khai loại phi cơ P8 ở Singapore nằm trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Quốc phòng được Tăng cường vừa được Bộ trưởng Quốc phòng hai bên ký kết.

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, sau đợt đầu tiên trong tháng 12 này, sắp tới đây còn có nhiều đợt triển khai khác. Được quyết định vào thời điểm căng thẳng tăng cao ở Biển Đông do các hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc, việc Singapore cho Mỹ bố trí phi cơ tuần thám tối tân trên lãnh thổ của mình có khả năng Trung Quốc tức giận.

Washington đã liên tục chỉ trích Trung Quốc về việc xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, và đã phô trương uy thế vào hạ tuần tháng 10 vừa qua bằng một hải vụ mệnh danh là « bảo vệ quyền tự do hàng hải » trong vùng 12 hải lý quanh một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Động thái này được nối tiếp trong tháng 11 bằng phi vụ tuần tra do hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 thực hiện trên bầu trời Biển Đông./

Trọng Nghĩa  RFI 08-12-2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Các sân bay lớn của Trung Quốc ở Trường Sa: Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn,...

"South China Morning Post ngày 6/12 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, 4 đường băng quân sự mà Trung Quốc xây dựng, cải tạo ở Biển Đông là vấn đề nhức đầu đối với các bên yêu sách khác. Kế hoạch rõ ràng phát triển 4 đường băng này của quân đội Trung Quốc sẽ tác động rõ rệt đến cán cân lực lượng ở Biển Đông".

image025

Biển Đông căng thẳng, "giá trị đe dọa" 3 đường băng quân sự phi pháp sẽ tăng cao

(GDVN) - Khi chiến đấu cơ Trung Quốc được bố trí (bất hợp pháp) trên 3 đường băng này, chúng có thể đe dọa các bên yêu sách khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.

South China Morning Post ngày 6/12 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, 4 đường băng quân sự mà Trung Quốc xây dựng, cải tạo ở Biển Đông là vấn đề nhức đầu đối với các bên yêu sách khác. Kế hoạch rõ ràng phát triển 4 đường băng này của quân đội Trung Quốc sẽ tác động rõ rệt đến cán cân lực lượng ở Biển Đông.

image026

Chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đặt bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.


Trung Quốc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 thực thể ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) đã tăng gấp 4 lần số đường băng quân sự cho hải quân Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng. Việc bồi lấp bằng cách phun bê tông, bơm cát lên các rặng san hô đã tạo ra diện tích mặt bằng lớn chưa từng có.

Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).

Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, Úc nói với AP, các căn cứ này có tác động đáng kể đến cán cân lực lượng ở Biển Đông khi hải quân và hải cảnh Trung Quốc có thể tăng cường sự hiện diện. Trong khi Bắc Kinh vẫn khăng khăng nói rằng các công trình trên đảo nhân tạo là vì "mục đích hòa bình", các nhà phân tích nói rằng đó là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhận định này càng được củng cố khi Trung Quốc điều động chiến đấu cơ J-11BH/BHS tiên tiến của mình ra đồn trú (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm trong tháng 10. Đường băng trên đảo Phú Lâm dài 2,4 km sẽ sớm bị vượt qua bởi đường băng dài trên 3 km ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.

Khi chiến đấu cơ Trung Quốc được bố trí (bất hợp pháp) trên 3 đường băng này, chúng có thể đe dọa các bên yêu sách khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Nó cũng làm phức tạp các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong việc tuần tra bảo vệ tự do, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông.

"Trong những giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các cuộc tuần tra trên không từ các đảo nhân tạo này sẽ lớn đáng kể", Graham bình luận. 3 đường băng này cho phép máy bay của Trung Quốc có thể tiếp nhiên liệu, sửa chữa, tái vũ trang đạn dược nếu cần thiết mà không phải bay hơn 1000 km về căn cứ ở đảo Hải Nam, Hans Kristensen từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ bình luận.

Tuy nhiên những đảo nhân tạo này cũng dễ bị đánh bom trong một cuộc xung đột, sự hiện diện của chúng yêu cầu các đối thủ phải có kế hoạch và nỗ lực bổ sung. Nếu Trung Quốc công bố áp đặt đơn phương một vùng nhận dạng phòng không trên tất cả hoặc một phần Biển Đông, các đường băng này có thể được sử dụng cho các hoạt động tuần tra (bất hợp pháp).

Các đường băng này cũng sẽ hữu dụng khi Trung Quốc phát triển chương trình chế tạo tàu sân bay của họ, đặc biệt là đào tạo phi công đổ bộ ban đêm mô phỏng các hoạt động tác chiến trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên tính hữu dụng của chúng bị hạn chế bởi cần một lượng lớn nhiên liệu cho các máy bay phản lực.

"Nếu chúng ta bắt đầu nhìn thấy bằng chứng vệ tinh cho thấy các kho lưu trữ nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo, đó là chỉ dấu rõ ràng rằng Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển chúng thành căn cứ không quân hoạt động", Graham bình luận.

Hồng Thủy  07/12/15 07:39

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Đô Đốc Scott Swift thị sát trận tiền Trường Sa


image027
 Đô đốc Swift có mặt trong chuyến bay do thám trong bảy giờ
hôm 19/7/15.

 

image029image030

Đô đốc Swift quan sát Trường Sa trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015. Google images

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo.

Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương.

Chiếc Poseidon được cho là có nhiều khả năng chiến đấu trong đó có chống tàu ngầm cũng như tham gia các chuyến do thám và tình báo.

Hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời Đại úy Hải quân Charlie Brown, sỹ quan đối ngoại bay cùng chuyến với ông Swift, nói qua điện thoại rằng vị đô đốc "hài lòng với khả năng của chiếc Poseidon."

Tuy nhiên ông Brown không cho biết thêm các chi tiết khác về chuyến bay chẳng hạn như máy bay có đi qua vùng lãnh hải tranh chấp mà Trung Quốc đang có các công trình xây dựng.

Cũng máy bay P-8A Poseidon đã thấy công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hồi tháng Năm

Đô đốc Swift tham gia chuyến bay do thám hôm thứ Bảy sau chuyến thăm tới Manila nơi ông gặp các quan chức quân sự hàng ầu.

Sau đó ông cũng tới Hàn Quốc và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.

AP nói Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin, đã hoan nghênh hành động của vị đô đốc và nói nó cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trước đó ông Swift nói Hoa Kỳ không ngả về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục có các hành động đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp và ở những nơi khác.

theo BBC 19 tháng 7 2015

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm HKMH USS Theodore Roosevelt ở nam Trường Sa

 1image021image033

Ngày 5/11/15 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang có mặt ở vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Ashton Carter đật chân Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein. Cùng vào thời điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton B. Carter đi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Kuala Lumpur. Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã hiện diện ở  khu vực này. (Có thể là ở căn cứ Hải quân Hoàng gia Malaysia Kota KInabalu). (VH)

Việc này được cho là sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.

Ông Carter nói chuyến thăm là “biểu tượng” cho sự có mặt giúp bình ổn khu vực của Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra một tuần sau khi Mỹ điều tàu chiến USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa.

Diễn biến này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mới nhất, Trung Quốc tuyên bố Mỹ cần “đình chỉ tất cả mọi hành vi và lời nói sai lầm” sau khi có tin Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông thường xuyên.

Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 2/11 nói tàu chiến Mỹ sẽ tối thiểu tiến hành tuần tra 2 lần mỗi quý ở khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.

Phản ứng ngày 3/11, người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc sẽ cương quyết ứng phó việc này.

“Trung Quốc luôn tôn trọng và giữ gìn tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải của các nước theo Luật Quốc tế, song, kiên quyết phản đối bất cứ nước nào làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc với cái cớ tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải.”/

BBC 5 tháng 11 2015

image034

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đật chân lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein. Cùng vào thời điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton B. Carter đi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Kuala Lumpur. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đi qua khu vực này.

03 Tháng Ba 2016(Xem: 9967)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10060)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10773)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11318)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11767)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13977)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11385)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11125)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11118)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13675)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12897)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11213)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12066)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11432)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11494)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12832)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".