Bắc Kinh lại lên tiếng phản đối phiên điều trần thứ hai của La Haye

03 Tháng Mười Hai 201510:43 CH(Xem: 11339)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 04 DEC 2015

Biển Đông : Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba

 

image042

Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh APEC tại Manila 11/2015 - REUTERS /Ezra Acayan

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye kết thúc vòng điều trần thứ hai về vụ Manila kiện Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh ngày hôm qua, 01/12/2015 đã lập tức lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của Tòa quốc tế, và không chấp nhận bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài.

Phát ngôn viên Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Manila là cố tình gây chuyện khi kiện Bắc Kinh : « Hành động đơn phương của Philippines là một sự khiêu khích chính trị dưới vỏ bọc luật pháp, không phải là một nỗ lực để giải quyết tranh chấp mà là một mưu toan phủ nhận chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông ». Và bà Hoa Xuân Oánh tiên đoán rằng mưu toan của Philippines « sẽ không đi đến đâu ».

Cũng trong cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oanh đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào về chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải, cũng như sẽ không chấp nhận việc một bên tranh chấp đơn phương tìm giải pháp nơi một bên thứ ba.

Quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn là bắt các nước bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ phải trực tiếp đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp, một chủ trương thường xuyên bị giới phân tích cho là để dễ bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu hơn mình.

Cũng chính vì thế mà Trung Quốc luôn luôn tố cáo nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật, xen vào hồ sơ Biển Đông, cũng như phủ nhận vai trò của các định chế quốc tế và khu vực./

Trọng Nghĩa RFI 02-12-2015

+++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Ts Trần Công Trục: VN nên phản ứng ra sao trước phán quyết của Tòa về vụ kiện đường lưỡi bò?

 (GDVN) - Chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để...

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) rằng Tòa có thẩm quyền xét xử vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và phản ứng Việt Nam nên lựa chọn trong trường hợp này với tư cách là một bên có liên quan. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Ngày 29/10 Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague Hà Lan ra thông cáo báo chí về vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó phán quyết rằng PCA có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này theo đúng quy định của UNCLOS.

Dư luận khu vực, quốc tế đặc biệt hoan nghênh phán quyết này và rất chờ đợi những bước tiếp theo của PCA. Phán quyết của PCA có thể nói chính là thắng lợi bước đầu của công lý, thắng lợi của chính UNCLOS và Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Công ước trong xử lý tranh chấp về giải thích và vận dụng công ước ở một vùng biển phức tạp như Biển Đông.

image044

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

Những điều đáng chú ý trong thông cáo báo chí của PCA 

Tòa án được thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII của UNCLOS. Đồng thời, trước việc Trung Quốc công bố văn bản thể hiện lập trường của mình về vụ kiện và phiên tòa trong tháng 12/2014, PCA đã ra phán quyết trong tháng 4/2015 rằng Tòa án sẽ xem xét bản tuyên bố lập trường này như một lời bào chữa liên quan đến thẩm quyền của PCA và Tòa triệu tập một cuộc điều trần về thẩm quyền của mình đối với vụ kiện này trong 3 ngày, 7,8 và 13/7/2015.

Thông cáo báo chí ngày 29/10 của PCA cho biết: Cả Trung Quốc và Philippines đều là một thành viên ràng buộc của UNCLOS có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ mọi điều khoản của UNCLOS. Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện không làm mất thẩm quyền ra phán quyết của PCA.

 PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Philippines chủ yếu khởi kiện các nội dung liên quan đến "chủ quyền" và phân định biên giới biển giữa 2 nước, do đó nó vượt qua thẩm quyền của PCA. Ngược lại Tòa khẳng định, bản chất vụ kiện của Philippines phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002 là thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua thương lượng. Ngược lại, PCA phán quyết rằng DOC chỉ là một thỏa thuận chính trị mà không có ràng buộc pháp ý, do đó không liên quan đến các quy định trong UNCLOS về việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào mà hai bên đồng ý.

Philippines khởi kiện tất cả 15 vấn đề, trong đó có 7 vấn đề PCA cho rằng cần phải xem xét thêm. Tòa đang yêu cầu Philippines giải trình thêm hoặc thu hẹp lại 7 vấn đề này và sẽ tiến hành tham vấn các bên, tổ chức điều trần về thẩm quyền của Tòa với 7 nội dung này. Những phiên điều trần này không mở cửa công khai, nhưng PCA sẽ phát hành thông cáo báo chí khi bắt đầu và kết thúc phiên điều trần và xem xét yêu cầu quan tâm của Trung Quốc và các đoàn quan sát.

PCA hy vọng có thể giải quyết các vấn đề pháp lý còn lại của vụ kiện trong năm 2016.

15 vấn đề Philippine Philippines khởi kiện có thể khái quát thành 3 nội dung liên quan đến quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Một là Philippines đề nghị Tòa phán quyết về nguồn gốc của quyền, nghĩa vụ của các bên ở BIển Đông và ảnh hưởng của UNCLOS đối với tuyên bố "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong phạm vi cái gọi là đường 9 đoạn.

Hai là Philippines đề nghị PCA ra phán quyết về đặc trưng pháp lý của một số thực thể mà cả Philippines và Trung Quốc đều yêu sách ở Biển Đông xem chúng là đảo, bãi đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo UNCLOS vì điều này quyết định tình trạng pháp lý, hiệu lực pháp lý của các thực thể này với vùng biển xung quanh nó.

Ba là, Philippines đề nghị Tòa ra phán quyết về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm UNCLOS trong việc ngăn cản Philippines thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tự do theo UNCLOS.

Vai trò không thể thiếu của Việt Nam

image045

Ảnh chụp màn hình phần tiêu đề Thông cáo Báo chí của PCA về vụ kiện đường lưỡi bò.


Trong thông cáo báo chí của PCA ngày 29/10 phần c mục 3 cho biết: Sau khi xác định các tranh chấp trình bày bởi đơn kiện của Philippines, PCA xem xét sự vắng mặt trong vụ kiện này của các quốc gia có yêu sách với các đảo ở Biển Đông như Việt Nam có phải là một rào cản đối với thẩm quyền xét xử của Tòa hay không.

Tòa án cho rằng phiên tòa này khác với các phiên tòa trước đây, trong đó một phiên tòa đã thấy rằng sự tham gia của một bên thứ 3 có liên quan là không thể thiếu. PCA sẽ không ra phán quyết về chủ quyền của Việt Nam và các nước khác; không cần phải được xác định trước khi phiên tòa có thể tiến hành.

Tòa cũng nhắc lại rằng, vào tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã đệ trình "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam" đối với phiên tòa này, trong đó Việt Nam khẳng định rõ rằng họ "không có nghi ngờ gì về thẩm quyền của Tòa trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng".

Phán quyết của PCA là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của UNCLOS và công pháp quốc tế

Phán quyết của PCA về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như công pháp quốc tế. Có thể nói lần đầu tiên các tranh chấp về việc giải thích và áp dụng  UNCLOS 1982  theo các cơ chế thích hợp đã được vận để dụng để thụ lý và xét xử các vụ kiện  được đơn phương đệ trình.

Mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực chính trị, kinh tế từ phía Trung Quốc, nhưng có thể thấy các thành viên Hội đồng Trọng tài của PCA đã rất công tâm, nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ UNCLOS, bác bỏ những lập luận ngụy biện của Trung Quốc - một thành viên UNCLOS - chỉ muốn tuân thủ quy định nào có lợi cho mình và tự cho phép mình có cái gọi là quyền miễn trừ khỏi những quy định của UNCLOS bất lợi cho họ.

image046

Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum,  Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.


Theo South China Morning Post ngày 31/10, học giả Ian Storey, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, phán quyết của PCA là chiến thắng gián tiếp của các bên yêu sách khác. Zhang Xijun, một chuyên gia về luật biển từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cũng thừa nhận, trong ngắn hạn nó sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ của các bên yêu sách khác ở Biển Đông.

Ông Trương Minh Lượng, một nhà nghiên cứu đại học Kỵ Nam cho rằng, việc từ chối tham dự phiên tòa sẽ làm hỏng hình ảnh Trung Quốc, dư luận quốc tế sẽ thấy Trung Quốc đã bất chấp các quy tắc của luật pháp quốc tế, chỉ tìm cách bắt nạt các nước nhỏ.

Học giả Ian Storey nhận xét, lý do thực sự khiến Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa này vì họ biết rằng yêu sách “lưỡi bò” ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và nó sẽ bị bác bỏ.

Việt Nam nên phản ứng ra sao?

Theo tôi, việc đầu tiên là Việt Nam nên có động thái thích hợp để hưởng ứng kịp thời và rõ ràng đối với phán quyết có ý nghĩa này của PCA. Trước hết, chúng ta nên ca ngợi, đánh giá cao kiến thức, sự công tâm, trách nhiêm và lòng quả cảm của các Thẩm phán được cử tham gia Hội đồng PCA trong quá trình nghiên cứu, thụ lý hồ sơ vụ kiện lịch sử này.

Việc làm của họ tuy là bước đầu, nhưng có thể nói đó là những công hiến vô cùng quan trọng cho nhân loại trong việc góp phần bảo vệ công lý, lẽ phải và hiệu lực của UNCLOS 1982, tạo ra tiền lệ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh.

Đồng thời, chúng ta nên tăng cường hơn nữa công tác truyền thông cho dư luận hiểu rõ về ý nghĩa của phán quyết này. Điều quan trọng hơn, chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để tổ chức chuẩn bị mọi phương án đấu tranh trên mặt trận pháp lý, trong đó có việc sử dụng đến các cơ chế  tài phán quốc tế.   
 

Ts Trần Công Trục  31/10/15

31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11724)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14379)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13013)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13333)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14037)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13496)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12270)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11894)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12756)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11858)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15700)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12691)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12696)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12807)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12444)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13235)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12523)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."