Bắc Kinh lại lên tiếng phản đối phiên điều trần thứ hai của La Haye

03 Tháng Mười Hai 201510:43 CH(Xem: 11245)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 04 DEC 2015

Biển Đông : Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba

 

image042

Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh APEC tại Manila 11/2015 - REUTERS /Ezra Acayan

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye kết thúc vòng điều trần thứ hai về vụ Manila kiện Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh ngày hôm qua, 01/12/2015 đã lập tức lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của Tòa quốc tế, và không chấp nhận bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài.

Phát ngôn viên Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Manila là cố tình gây chuyện khi kiện Bắc Kinh : « Hành động đơn phương của Philippines là một sự khiêu khích chính trị dưới vỏ bọc luật pháp, không phải là một nỗ lực để giải quyết tranh chấp mà là một mưu toan phủ nhận chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông ». Và bà Hoa Xuân Oánh tiên đoán rằng mưu toan của Philippines « sẽ không đi đến đâu ».

Cũng trong cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oanh đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào về chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải, cũng như sẽ không chấp nhận việc một bên tranh chấp đơn phương tìm giải pháp nơi một bên thứ ba.

Quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn là bắt các nước bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ phải trực tiếp đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp, một chủ trương thường xuyên bị giới phân tích cho là để dễ bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu hơn mình.

Cũng chính vì thế mà Trung Quốc luôn luôn tố cáo nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật, xen vào hồ sơ Biển Đông, cũng như phủ nhận vai trò của các định chế quốc tế và khu vực./

Trọng Nghĩa RFI 02-12-2015

+++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Ts Trần Công Trục: VN nên phản ứng ra sao trước phán quyết của Tòa về vụ kiện đường lưỡi bò?

 (GDVN) - Chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để...

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) rằng Tòa có thẩm quyền xét xử vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và phản ứng Việt Nam nên lựa chọn trong trường hợp này với tư cách là một bên có liên quan. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Ngày 29/10 Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague Hà Lan ra thông cáo báo chí về vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó phán quyết rằng PCA có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này theo đúng quy định của UNCLOS.

Dư luận khu vực, quốc tế đặc biệt hoan nghênh phán quyết này và rất chờ đợi những bước tiếp theo của PCA. Phán quyết của PCA có thể nói chính là thắng lợi bước đầu của công lý, thắng lợi của chính UNCLOS và Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Công ước trong xử lý tranh chấp về giải thích và vận dụng công ước ở một vùng biển phức tạp như Biển Đông.

image044

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

Những điều đáng chú ý trong thông cáo báo chí của PCA 

Tòa án được thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII của UNCLOS. Đồng thời, trước việc Trung Quốc công bố văn bản thể hiện lập trường của mình về vụ kiện và phiên tòa trong tháng 12/2014, PCA đã ra phán quyết trong tháng 4/2015 rằng Tòa án sẽ xem xét bản tuyên bố lập trường này như một lời bào chữa liên quan đến thẩm quyền của PCA và Tòa triệu tập một cuộc điều trần về thẩm quyền của mình đối với vụ kiện này trong 3 ngày, 7,8 và 13/7/2015.

Thông cáo báo chí ngày 29/10 của PCA cho biết: Cả Trung Quốc và Philippines đều là một thành viên ràng buộc của UNCLOS có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ mọi điều khoản của UNCLOS. Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện không làm mất thẩm quyền ra phán quyết của PCA.

 PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Philippines chủ yếu khởi kiện các nội dung liên quan đến "chủ quyền" và phân định biên giới biển giữa 2 nước, do đó nó vượt qua thẩm quyền của PCA. Ngược lại Tòa khẳng định, bản chất vụ kiện của Philippines phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002 là thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua thương lượng. Ngược lại, PCA phán quyết rằng DOC chỉ là một thỏa thuận chính trị mà không có ràng buộc pháp ý, do đó không liên quan đến các quy định trong UNCLOS về việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào mà hai bên đồng ý.

Philippines khởi kiện tất cả 15 vấn đề, trong đó có 7 vấn đề PCA cho rằng cần phải xem xét thêm. Tòa đang yêu cầu Philippines giải trình thêm hoặc thu hẹp lại 7 vấn đề này và sẽ tiến hành tham vấn các bên, tổ chức điều trần về thẩm quyền của Tòa với 7 nội dung này. Những phiên điều trần này không mở cửa công khai, nhưng PCA sẽ phát hành thông cáo báo chí khi bắt đầu và kết thúc phiên điều trần và xem xét yêu cầu quan tâm của Trung Quốc và các đoàn quan sát.

PCA hy vọng có thể giải quyết các vấn đề pháp lý còn lại của vụ kiện trong năm 2016.

15 vấn đề Philippine Philippines khởi kiện có thể khái quát thành 3 nội dung liên quan đến quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Một là Philippines đề nghị Tòa phán quyết về nguồn gốc của quyền, nghĩa vụ của các bên ở BIển Đông và ảnh hưởng của UNCLOS đối với tuyên bố "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong phạm vi cái gọi là đường 9 đoạn.

Hai là Philippines đề nghị PCA ra phán quyết về đặc trưng pháp lý của một số thực thể mà cả Philippines và Trung Quốc đều yêu sách ở Biển Đông xem chúng là đảo, bãi đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo UNCLOS vì điều này quyết định tình trạng pháp lý, hiệu lực pháp lý của các thực thể này với vùng biển xung quanh nó.

Ba là, Philippines đề nghị Tòa ra phán quyết về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm UNCLOS trong việc ngăn cản Philippines thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tự do theo UNCLOS.

Vai trò không thể thiếu của Việt Nam

image045

Ảnh chụp màn hình phần tiêu đề Thông cáo Báo chí của PCA về vụ kiện đường lưỡi bò.


Trong thông cáo báo chí của PCA ngày 29/10 phần c mục 3 cho biết: Sau khi xác định các tranh chấp trình bày bởi đơn kiện của Philippines, PCA xem xét sự vắng mặt trong vụ kiện này của các quốc gia có yêu sách với các đảo ở Biển Đông như Việt Nam có phải là một rào cản đối với thẩm quyền xét xử của Tòa hay không.

Tòa án cho rằng phiên tòa này khác với các phiên tòa trước đây, trong đó một phiên tòa đã thấy rằng sự tham gia của một bên thứ 3 có liên quan là không thể thiếu. PCA sẽ không ra phán quyết về chủ quyền của Việt Nam và các nước khác; không cần phải được xác định trước khi phiên tòa có thể tiến hành.

Tòa cũng nhắc lại rằng, vào tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã đệ trình "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam" đối với phiên tòa này, trong đó Việt Nam khẳng định rõ rằng họ "không có nghi ngờ gì về thẩm quyền của Tòa trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng".

Phán quyết của PCA là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của UNCLOS và công pháp quốc tế

Phán quyết của PCA về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như công pháp quốc tế. Có thể nói lần đầu tiên các tranh chấp về việc giải thích và áp dụng  UNCLOS 1982  theo các cơ chế thích hợp đã được vận để dụng để thụ lý và xét xử các vụ kiện  được đơn phương đệ trình.

Mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực chính trị, kinh tế từ phía Trung Quốc, nhưng có thể thấy các thành viên Hội đồng Trọng tài của PCA đã rất công tâm, nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ UNCLOS, bác bỏ những lập luận ngụy biện của Trung Quốc - một thành viên UNCLOS - chỉ muốn tuân thủ quy định nào có lợi cho mình và tự cho phép mình có cái gọi là quyền miễn trừ khỏi những quy định của UNCLOS bất lợi cho họ.

image046

Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum,  Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.


Theo South China Morning Post ngày 31/10, học giả Ian Storey, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, phán quyết của PCA là chiến thắng gián tiếp của các bên yêu sách khác. Zhang Xijun, một chuyên gia về luật biển từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cũng thừa nhận, trong ngắn hạn nó sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ của các bên yêu sách khác ở Biển Đông.

Ông Trương Minh Lượng, một nhà nghiên cứu đại học Kỵ Nam cho rằng, việc từ chối tham dự phiên tòa sẽ làm hỏng hình ảnh Trung Quốc, dư luận quốc tế sẽ thấy Trung Quốc đã bất chấp các quy tắc của luật pháp quốc tế, chỉ tìm cách bắt nạt các nước nhỏ.

Học giả Ian Storey nhận xét, lý do thực sự khiến Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa này vì họ biết rằng yêu sách “lưỡi bò” ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và nó sẽ bị bác bỏ.

Việt Nam nên phản ứng ra sao?

Theo tôi, việc đầu tiên là Việt Nam nên có động thái thích hợp để hưởng ứng kịp thời và rõ ràng đối với phán quyết có ý nghĩa này của PCA. Trước hết, chúng ta nên ca ngợi, đánh giá cao kiến thức, sự công tâm, trách nhiêm và lòng quả cảm của các Thẩm phán được cử tham gia Hội đồng PCA trong quá trình nghiên cứu, thụ lý hồ sơ vụ kiện lịch sử này.

Việc làm của họ tuy là bước đầu, nhưng có thể nói đó là những công hiến vô cùng quan trọng cho nhân loại trong việc góp phần bảo vệ công lý, lẽ phải và hiệu lực của UNCLOS 1982, tạo ra tiền lệ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh.

Đồng thời, chúng ta nên tăng cường hơn nữa công tác truyền thông cho dư luận hiểu rõ về ý nghĩa của phán quyết này. Điều quan trọng hơn, chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để tổ chức chuẩn bị mọi phương án đấu tranh trên mặt trận pháp lý, trong đó có việc sử dụng đến các cơ chế  tài phán quốc tế.   
 

Ts Trần Công Trục  31/10/15

03 Tháng Ba 2016(Xem: 9839)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9917)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10632)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11198)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11624)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13849)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11271)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 10993)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11009)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13573)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12792)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11121)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 11925)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11303)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11350)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12686)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".