"Việt Nam nên tiếp tục cân bằng tốt quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc"

17 Tháng Mười Một 201510:15 CH(Xem: 10978)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 18 NOV 2015

"Việt Nam nên tiếp tục cân bằng tốt quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc"

Hồng Thủy

17/11/15

 (GDVN) - Cân bằng được quan hệ hợp tác với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi sẽ giúp Việt Nam tận dụng được tối đa cơ hội...

Nikkei Asian Review ngày 13/11 bình luận, Việt Nam đã phải chiến đấu để thoát khỏi cuộc chiến tranh (chống xâm lược) với cả hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc, giờ đây quốc gia Đông Nam Á này nên tiếp tục giữ thế cân bằng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, giữ được cân bằng trong bối cảnh xung đột giữa các lợi ích kinh tế và an ninh.

image007

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam, ảnh: AP.


Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình ngày 5, 6/11 vừa qua Việt Nam đã thể hiện rõ sự khéo léo của mình trong chính sách đối ngoại với các cường quốc, bao gồm Trung Quốc. Việt Nam đã trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong một chuyến thăm bất ngờ, nhưng đã được tính toán cẩn thận.

Katsuji Nakazawa, biên tập viên Nikkei Asian Review, tác giả bài bình luận nhận xét, chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình đáng chú ý bởi thực tế hai nước đang có mâu thuẫn gay gắt trên Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên ông thăm chính thức Việt Nam trên 2 cương vị lãnh đạo cao nhất Trung Quốc - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Khéo léo xử lý quan hệ với nước lớn

Theo Katsuji Nakazawa, Việt Nam đã cực kỳ thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc và có kinh nghiệm trong việc xử lý áp lực từ nước lớn, điều này đã trở thành sự hiểu biết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sự khéo léo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.

Còn theo Atsushi Tomiyama, phóng viên Nikkei Asia Review ngày 16/11 lưu ý, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không phải vị thượng khách duy nhất thăm Việt Nam hôm 5, 6/11. Cùng ngày, Tổng thống Iceland Olafur Ragnar Grimsson, Tổng thống ý Sergio Mattarella và Chủ tịch Thượng viện Bỉ Christine Defraigne cũng đang có mặt ở Việt Nam.

Cùng ngày Chủ tịch Trung Quốc đến Hà Nội, Việt Nam cũng đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và ông đã đến thăm cảng Cam Ranh ở phía Nam Biển Đông. Hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt - Nhật đồng ý cho phép tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ được cập cảng Cam Ranh sử dụng dịch vụ cung cấp hậu cần kỹ thuật.

Vịnh Cam Ranh có một vị trí địa chiến lược quan trọng. Theo biên tập viên Nikkei Asian Review, nỗ lực này của Việt Nam là để đối phó với những nguy cơ căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Katsuji Nakazawa cho rằng, thông thường nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc có thể tránh thăm Việt Nam trong thời điểm có sự hiện diện đồng thời của một quan chức Nhật Bản.

image008

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam, ảnh: Reuters.


Tuy nhiên căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang gia tăng, cho nên ông Tập Cận Bình có ưu tiên rõ ràng trong việc ổn định quan hệ hợp tác với Việt Nam. Ngày 27/10, Mỹ bắt đầu hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông bằng cách phái tàu USS Lassen tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi cạn Xu Bi hiện do Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp).

Mặt khác sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc thay đổi lịch trình công du của ông Tập Cận Bình khi nước này đã thu xếp một hội nghị thượng đỉnh hai bờ eo biển Đài Loan với nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu tại Singapore ngày 7/11.

Một thời gian ngắn trước khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Việt Nam, tàu Cảnh sát biển Nhật Bản cũng đã thăm cảng Đà Nẵng. Đây là một địa bàn chiến lược của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

image010

Muốn tránh chiến tranh xung đột, phải biết cân bằng

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều từng có lúc là kẻ thù của Việt Nam, người Việt đã phải đối mặt với những cuộc tấn công lớn từ bên ngoài, Katsuji Nakazawa lưu ý.

Đà Nẵng ngày nay đã trở thành một trung tâm hợp tác giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc về sức mạnh quân sự (và nhất quán chủ trương giải quyết bất đồng, mâu thuẫn thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, phản đối dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực) nên cần có thêm sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Chỉ 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, hai nước đã phát triển quan hệ hợp tác nhanh chóng. Tuy nhiên Việt Nam không có ý định "theo Mỹ (hay bất kỳ quốc gia nào) một cách mù quáng". Và với Trung Quốc, Việt Nam cũng không muốn mạo hiểm để tái diễn một cuộc chiến tranh tương tự như năm 1979 và thập niên 1980, Katsuji Nakazawa nhận xét.

Việt Nam công nhận ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, đó là lý do tại sao Việt Nam ủng hộ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc dẫn đầu sáng lập. Đó cũng là lý do tại sao dù có những mâu thuẫn căng thẳng ngoài Biển Đông, Việt Nam vẫn đủ hiểu biết để chào đón ông Tập Cận Bình, đồng thời ủng hộ các hoạt động hợp pháp bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.

Người Việt đã phải đương đầu với chiến tranh và nỗ lực thoát khỏi chiến tranh với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho nên tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng (độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế) với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và an ninh là điều Việt Nam nên tiếp tục kiên trì thực hiện.

image011

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.


Đa dạng hóa thị trường, giảm lệ thuộc nguồn cung

Atsushi Tomiyama nhận xét, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu và 16,8% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam năm 2014. Hơn nữa, phần lớn nguyên liệu ngành dệt may, điện tử, sắt thép của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhập khẩu như vậy là rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam, bởi vậy người Việt đang quan tâm tìm kiếm giải pháp giảm phụ thuộc vào một nguồn cung chủ yếu.

Bằng cách tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, Việt Nam sẽ có thể tham gia một sân chơi rộng lớn hơn nhiều. Việt Nam cũng đang cố gắng để thúc đẩy xu hướng tự túc cung cấp linh kiện và nguyên liệu nuôi dưỡng các ngành công nghiệp trong nước, nhưng điều này không dễ dàng,

Tác giả cho rằng, lao động Việt Nam có kỹ năng trong các công việc đòi hỏi trình độ cao, trình độ giáo dục của lao động Việt Nam cũng khá cao so với các nước tương đương ở Đông Nam Á. Với việc các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, người Việt có cơ hội nâng cao đáng kể trình độ cho các doanh nghiệp trong nước, mặc dù để làm điều này sẽ mất thời gian.

Trong một động thái có liên quan, South China Morning Post ngày 17/11 nhận định, Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ cạnh tranh nhau kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đông và tạo ra nguy cơ xung đột tiềm ẩn, mà hai nền kinh tế lớn thứ nhất, thứ hai thế giới cũng đang cạnh tranh nhau gay gắt ở châu Á - Thái Bình Dương.

Hội nghị thượng đỉnh APEC bắt đầu từ hôm qua tại Manila, Philippines sẽ trở thành vũ đài nơi hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ, ông Tập Cận Bình và ông Obama triển khai các nước cờ kinh tế. Hai siêu cường sẽ vận động các quốc gia thành viên APEC tham gia khuôn khổ hợp tác kinh tế do họ lãnh đạo.

Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP.

Các hoạt động cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Cân bằng được quan hệ hợp tác với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi sẽ giúp Việt Nam tận dụng được tối đa cơ hội phát triển đất nước, đồng thời tránh được những rủi ro từ hoạt động cạnh tranh chiến lược của các siêu cường - PV.

Hồng Thủy

03 Tháng Ba 2016(Xem: 9966)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10057)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10772)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11317)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11765)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13976)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11384)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11123)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11116)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13672)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12897)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11211)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12066)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11427)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11487)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12830)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".