"Hán hóa" đại dự án 12 tỉ đô nhà máy lọc dầu Formosa-Kỳ Anh Hà Tĩnh

15 Tháng Mười 20159:24 CH(Xem: 14923)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

image043

Lê Anh Hùng

"Hán hóa" đại dự án 12 tỉ đô nhà máy lọc dầu Formosa-Kỳ Anh Hà Tĩnh

image044

Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới

 image046

Đại dự án – đại âu lo và bức xúc

Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc.

Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh: chỉ trong vòng 4 tháng rưỡi, kể cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, người ta đã hoàn tất toàn bộ mọi thủ tục để cho một đại dự án vô cùng nhạy cảm lên tới hàng chục tỷ USD ra đời, từ tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chính phủ cho phép thực hiện dự án, ngày 16/1/2008, cho đến 2 văn bản do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký (i) chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 4.3.2008, và (ii) phê duyệt dự án ngày 6/6/2008.

Bức xúc vì bất chấp những cảnh báo đầy tâm huyết của vô số nhân sỹ, trí thức, chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương đều không chỉ phớt lờ mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.

Ám ảnh nhượng địa

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi đến Kỳ Anh là những biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện nhan nhản khắp nơi, cứ như thể mình vừa lạc vào một “nước lạ” vậy.

 image046

image047image048
image049

 Và những điều mắt thấy tai nghe

Qua câu chuyện với những người dân địa phương, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin về Formosa mà phải đến đây thì mới thực sự được “mắt thấy tai nghe”, đặc biệt là về việc tập đoàn này sắp triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD.

Anh S., một lái xe hợp đồng chở rác bằng xe tải nhẹ từ trong khu vực dự án Formosa ra ngoài bãi rác, cho chúng tôi biết là cả con người lẫn phương tiện ra vào Formosa đều chịu sự kiểm soát hết sức gắt gao. Người có thẻ của người, xe có thẻ của xe. Mỗi lần vào chở rác, xe của anh phải đi qua 4 cửa kiểm soát; cả người lẫn xe đều bị kiểm tra.

Buổi sáng, anh đến cổng Formosa lúc 7h15 nhưng phải tới 8h15, anh mới đến được nơi cần đến là bãi rác công trường. Lúc đi ra thì lại còn nhiêu khê hơn, bởi người ta còn phải kiểm tra, cân đo đong đếm lượng rác trên xe. Thành ra, mỗi buổi anh chỉ chở được đúng một chuyến; cả ngày là hai chuyến. Năng suất vận chuyển chỉ bằng ¼ so với bình thường.

Trong công trường, có những khu vực mà ở đó công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc làm việc cùng nhau. Nhưng cũng có những khu chỉ cán bộ và công nhân Trung Quốc làm việc; người Việt Nam không được phép bén mảng tới. An ninh được thắt chặt còn hơn cả khu quân sự đặc biệt, như thể đây là một quốc gia biệt lập ngay trong lãnh thổ Việt Nam vậy.

Với sự che chắn của cả chính phủ lẫn lãnh đạo Hà Tĩnh, Formosa chẳng coi các cơ quan chức năng địa phương ra gì; ưng thì họ cho vào, không ưng thì miễn. Các nhà báo thì hầu như không có cơ may lọt vào đây, trừ khi tháp tùng lãnh đạo cấp cao, và cũng chỉ được phép đến những nơi mà người ta đã “lên chương trình”.

Anh K., một người bán vật liệu bên ngoài dự án Formosa thì kể: Formosa cho tàu chở hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc sang. Phần lớn số đó là phạm nhân, chẳng có lấy một mảnh giấy tuỳ thân. Không một cơ quan chức năng nào của Việt Nam kiểm tra, kiểm soát họ đến nơi đến chốn. Số người Trung Quốc bị đánh chết trong vụ bạo động ở Vũng Áng ngày 14/5/2014 lên đến hàng trăm người, chứ không phải chỉ 4 người như phía Trung Quốc và nhà chức trách Việt Nam thông báo. Một phần là do người ta muốn giảm mức độ nghiêm trọng của vụ việc, nhưng quan trọng hơn là vì hầu hết số người chết đều không có giấy tờ tuỳ thân.

Chỉ riêng việc Formosa đưa hàng ngàn phạm nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đã cho thấy sự quan tâm hết sức đặc biệt mà nhà cầm quyền Bắc Kinh dành cho dự án này.

Ông L., thủ từ một ngôi đền trong khu vực thì kể, những người làm việc trong công trường cho ông biết, Formosa thiết kế những đường hầm rất lớn thông ra biển, chẳng hiểu để làm gì, rồi những khu nhà đúc toàn bằng bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố nữa. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người Trung Quốc sẽ đưa gì từ ngoài “lãnh hải” của họ vào trong “lãnh thổ” của họ.

image050

Cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của VN trên Biển Đông, cùng vùng biển bao la kéo dài 5km, đã thuộc quyền kiểm soát của người TQ trong ít nhất 70 năm. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người TQ sẽ đưa gì từ “lãnh hải” của họ vào “lãnh thổ” của họ.

 Cùng với sự đổ bộ nhanh chóng của hàng ngàn người Trung Quốc là sự bùng phát của các tệ nạn xã hội như xì ke ma tuý, mại dâm, thế giới ngầm, v.v. Đã xẩy ra các vụ loạn đả dẫn đến chết người giữa các băng nhóm xã hội đen, đặc biệt là giữa các băng Hải Phòng và các băng Hà Tĩnh, để tranh giành lãnh địa.

Tình hình trật tự trị an xã hội diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngay cả đền thờ, miếu mạo cũng trở thành đối tượng của trộm cắp, mà bản thân chúng tôi cũng “may mắn” được chứng kiến một vụ trộm ở đền thờ Formosa. Tình trạng đàn ông Trung Quốc lấy vợ Việt Nam ở địa phương vẫn âm thầm diễn ra và rất khó kiểm soát.

Người dân địa phương bức xúc vì bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ, để đến “tái định cư” ở những nơi xa lạ, vô kế sinh nhai, vì mức độ “Hán hoá” ngày càng nặng nề, vì tình hình tệ nạn xã hội và an ninh trật tự ngày một xấu, vì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, v.v. Thế nên họ lại càng tỏ ra hết sức quan ngại, bất an trước thông tin Formosa sắp sửa triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD, một dự án vốn không nằm trong kế hoạch đầu tư ban đầu của Formosa cũng như quy hoạch nhà máy lọc dầu của chính phủ Việt Nam.

image051

“Tiểu quốc” Formosa của Đại Hán – nơi vừa quyết liệt thể hiện tinh thần “độc lập” khi ban hành luật lệ phạt tiền các phương tiện vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ trong “lãnh thổ” của mình

 Ông M., một nhà giáo về hưu, không giấu nổi ưu tư và bức xúc khi trò chuyện với chúng tôi: “Đành rằng Formosa đầu tư vào đây sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nhưng kéo theo đó là vô số hệ luỵ khó lường, đặc biệt là về an ninh - quốc phòng. Người dân chúng tôi cảm thấy rất đau đớn khi phải nhường đất đai của tổ tông cho người Trung Quốc – những cư dân xa lạ, xấu tính đang kéo đến ngày một đông và nghênh ngang như thể đây là giang sơn ngàn đời của họ.”

“Việc nâng cấp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương và điều động thêm nhiều công an, bộ đội biên phòng về Kỳ Anh tuy ngốn rất nhiều ngân sách nhưng vẫn chỉ là một giải pháp tâm lý nhiều hơn là thực chất. Nó mới chỉ phần nào giúp giải quyết vấn đề ở phần ngọn, chứ không phải là một biện pháp hữu hiệu và càng không phải là giải pháp rốt ráo giúp loại trừ hiểm hoạ Formosa, nhất là khi người Trung Quốc thì xưa nay vẫn ‘thâm như Tàu’.”  

“Thật khó hiểu khi chính phủ không chỉ giao cả một vùng lãnh thổ bao la ở nơi hiểm yếu này cho người Trung Quốc, mà còn dành cho họ vô số ưu đãi. Mà nào đã hết đâu, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh cách đây vài tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam đối với việc tập đoàn này sắp sửa xây dựng một nhà máy lọc hoá dầu trị giá tới 12 tỷ USD. Mới một dự án luyện cán thép mà Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã bị ‘Hán hoá’ đến thế này. Rồi đây, với dự án lọc hoá dầu kia nữa, liệu vùng đất này còn gì là của người Việt Nam?”

Những gì đang diễn ra ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, cũng như ở bất cứ đâu có các “dự án kinh tế” hay hoạt động mua bán của người Trung Quốc trên dải đất mà họ vẫn nuôi dã tâm thôn tính cùng lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” suốt hàng ngàn năm nay, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch trong tình cảnh bị luộc một cách từ từ và khó nhận biết.

Ban đầu, chú ta chỉ cảm thấy ấm áp, thậm chí còn lâng lâng, khoan khoái. Cho đến khi chú nhận ra mình sắp chín đến nơi rồi thì điều duy nhất mà chú có thể làm được là…ngáp.

VOA14.10.2015

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12784)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12310)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61746)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15396)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17732)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17938)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11581)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11648)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11519)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12731)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14866)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14416)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11509)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11660)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12231)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12395)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11337)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).