Biển Đông đã xong, bây giờ đến tây Thái Bình Dương

04 Tháng Mười 201511:43 CH(Xem: 11597)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 05 OCT 2015

Canh bạc Quốc tế Đại dương: "USS Ronald Reagan phối hợp với Đệ tam, Đệ thất Hạm đội bày binh bố trận ở tây Thái Bình Dương"

image027

Tàu sân bay Mỹ có thể khai chiến với Trung Quốc bất cứ lúc nào

Đông Bình

03/10/15 06:48

(GDVN) - Mỹ đang tiến hành điều chỉnh chiến lược quan trọng, có thể để cho Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sát cánh tác chiến ở Tây Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc...

Các nguồn tin cho biết, khoảng 8 giờ sáng ngày 1 tháng 10, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ đã đến căn cứ Yokosuka của Quân đội Mỹ ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Hành động này đã gây chú ý rộng rãi cho dư luận quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

image028

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


“Chiếc xe mới nhất”


Trang mạng “Người quan sát” Trung Quốc ngày 2 tháng 10 cho rằng, tàu sân bay USS Ronald Reagan là tàu sân bay động cơ hạt nhân thứ hai triển khai ở Nhật Bản, kế tiếp sau tàu sân bay USS George Washington – tàu này đã rời khỏi Nhật Bản vào tháng 5, quay trở về Mỹ tiến hành đại tu.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ phát huy vai trò then chốt trong Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, tăng cường năng lực tác chiến của Quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á.

Tàu này tiên tiến hơn tàu sân bay USS George Washington, trang bị radar điều khiển hỏa lực và radar phòng thủ, hệ thống vũ khí tích hợp, công nghệ chỉ huy và thông tin mới.

“Giống như chúng tôi có một chiếc xe mới nhất, khỏe nhất, chúng tôi có GPS (hệ thống định vị toàn cầu), chúng tôi có kính chiếu hậu, vì vậy chúng tôi có thể nhìn rõ cái gì ở phía sau. Chúng tôi có một số năng lực chỉ huy và kiểm soát rất xuất sắc” – thuyền trưởng tàu sân bay USS Ronald Reagan nói.

image029

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Lần này, trong số khoảng 5.000 thuyền viên của tàu sân bay USS Ronald Reagan, có khoảng 2.000 người từng phục vụ trên tàu sân bay USS George Washington. Hải quân Mỹ đã thực hiện cách này để tiết kiệm chi tiêu.

Theo bài báo, đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Nhật Bản. Sau trận động đất lớn ngày 11 tháng 3 năm 2011, tàu sân bay này đã vận chuyển tiếp tế thực phẩm và nước cho khu vực thảm họa ở thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi, Nhật Bản.

Nhưng hoạt động cứu nạn và cứu trợ này hoàn toàn không kết thúc thuận lợi. Sau đó, có khoảng 80 binh sĩ hiện còn đang phục vụ và đã nghỉ hưu của tàu sân bay USS Ronald Reagan đã đòi bồi thường vài trăm triệu đến vài tỷ USD từ Công ty điện lực Tokyo – nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Họ cho rằng, Công ty điện lực Tokyo đã giấu giếm nguy hiểm từ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima khi họ tham gia cứu nạn. Sau hoạt động cứu trợ này, họ đã mắc một số bệnh như đau đầu, sức chú ý khó tập trung, trực tràng chảy máu, vấn đề tuyến giáp trạng cho đến bệnh ung thư, cho rằng, những bệnh này do phóng xạ gây ra.

image030

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Theo bài báo, cũng chính nguyên nhân đây là tàu sân bay động cơ hạt nhân, một đoàn người địa phương của Nhật Bản đã tổ chức biểu tình phản đối khi tàu này đến căn cứ Yokosuka vào ngày 1 tháng 10.

Ủng hộ Nhật, cam kết an ninh khu vực, đối phó Trung Quốc

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 10 cho rằng, triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan có nghĩa là sức chiến đấu của Quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á tăng lên. Đây là động thái mới nhất tăng cường hợp tác quân sự của Nhật-Mỹ sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới vào trung tuần tháng 9.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift cho biết, tàu USS Ronald Reagan triển khai ở Nhật Bản thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực này và đồng minh, tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Theo Scott Swift, tàu sân bay là trang bị có hiệu quả có thể phát huy vai trò trong những thời điểm và địa điểm cần thiết. Chính phủ Nhật Bản bày tỏ rất hoan nghênh việc triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan.

image031

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Mỹ có kế hoạch triển khai 60% lực lượng hải quân ở Đông Á, bao gồm các tàu chiến tiên tiến nhất. Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, 3 tàu khu trục của Quân đội Mỹ cũng sẽ triển khai ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản trước năm 2017.

Tờ “Thời báo Tự do” Đài Loan ngày 2 tháng 10 cho rằng, trong thời điểm Nhật-Mỹ tăng cường quan hệ quân sự, tàu sân bay USS Ronald Reagan triển khai ở căn cứ Yokosuka, thực hiện nhiệm vụ quan trọng bảo đảm an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin VOA Mỹ ngày 2 tháng 10 cũng có bài viết cho rằng, triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Nhật Bản là một phần quan trọng trong thực hiện chính sách chuyển trọng tâm đến châu Á của Mỹ.

Chính sách này tập trung các nguồn lực quân sự và ngoại giao của Mỹ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nơi có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng.

image032

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Ngoài tăng cường hiện diện ở châu Á, Mỹ triển khai tàu sân bay này còn thể hiện sự ủng hộ đối với chính sách Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở khu vực này.

Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, Phó đô đốc Joseph Aucoi cho biết: “Chúng tôi có tàu chiến rất mạnh về năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt là ở khu vực cách CHDCND Triều Tiên chỉ một vùng biển này”.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Nhật Bản đúng vào thời điểm Nhật Bản vừa có luật an ninh mới, luật này cho phép Nhật Bản có thể dễ dàng hơn trong việc bảo vệ lợi ích của bản thân và đồng minh.

Nhưng, Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại đặc biệt về bộ luật này, đồng thời thường xuyên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tìm cách chia rẽ nội bộ Nhật Bản về việc sửa đổi, thực hiện luật này - PV.

image033

Ngày 1 tháng 10 năm 2015 ở căn cứ Yokosuka, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus tham gia lễ đón tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan


Theo bài báo, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus đã đến Nhật Bản và tham gia lễ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan, một phần mục đích là thể hiện tư thế ủng hộ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Nhật Bản, hỗ trợ cùng ngăn chặn đối thủ chung, chẳng hạn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Ray Mabus cho biết: “Cho nên, chúng tôi cho rằng, những biện pháp này đã được tăng cường và giúp chúng tôi cùng tốt hơn”.

Có phân tích cho rằng, Nhật Bản muốn vượt qua vị thế “đối tác nhỏ” của Mỹ, phải cam kết tăng cường huấn luyện quân sự và tăng mạnh ngân sách quốc phòng, đồng thời phát huy vị trí chủ đạo trong những nhiệm vụ lớn hơn có tính nguy hiểm tiềm tàng.

Có thể khai chiến với Trung Quốc bất cứ lúc nào

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 2 tháng 10 dẫn tờ “Nhật báo Tinh Đảo” Hồng Kông cho biết, một tướng lĩnh cao cấp của Hải quân Mỹ hy vọng Hạm đội 3 mạnh của Hải quân Mỹ mở rộng vai trò quân sự từ Bộ tư lệnh ở San Diego đến khu vực Tây Thái Bình Dương.

image034

Ngày 1 tháng 10 năm 2015 ở căn cứ Yokosuka, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus tham gia lễ đón tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan


Quân đội Mỹ mong muốn Hạm đội 3 và Hạm đội 7 (có trụ sở ở Nhật Bản) triển khai hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, tập trung quan tâm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mà Quân đội Mỹ cho là không ổn định nhất, từ đó tạo ra thế “liên kết bao vây” của hai hạm đội này.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tiết lộ, tới đây, trong lễ duyệt binh trên biển ngày 18 tháng 10 của Lực lượng Phòng vệ, đại diện tham dự của Hải quân Mỹ là Tư lệnh Hạm đội 3 Nora Tyson, chứ không phải Tư lệnh Hạm đội 7. Đây là một dấu hiệu sớm của “chuyển đổi chiến lược quan trọng”.

Đưa ra sự điều chỉnh chiến lược quan trọng này hoàn toàn không cần di chuyển bộ tư lệnh hoặc cảng chính của Quân đội Mỹ, nhưng tạo điều kiện cho Hạm đội 3 và Hạm đội 7 của Quân đội Mỹ triển khai hợp tác quân sự ở khu vực không ổn định nhất châu Á-Thái Bình Dương.

Một quan chức cao cấp hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tiết lộ, Quân đội Mỹ thực sự có ý định “hợp nhất, liên kết bao vây” giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 để tác chiến ở tuyến đầu.

image035

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


“Tác chiến tuyến đầu” là thuật ngữ của Hải quân Mỹ, cho biết ở vùng biển xa xôi, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, đột kích. Điều này có nghĩa là Quân đội Mỹ thừa nhận, Tây Thái Bình Dương trong tương lai có thể trở thành phạm vi triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Hạm đội 3, sát cánh tác chiến với Hạm đội 7.

Được biết, Hạm đội 3 Hải quân Mỹ sở hữu trên 100 tàu chiến, bao gồm 4 tàu sân bay, trong đó có tàu USS Nimitz và tàu USS Carl Vinson.

Hiện nay, Quân đội Mỹ muốn “hợp nhất” giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 là một hành động quan trọng của Quân đội Mỹ, một bước đi tăng cường binh lực.

Mặt khác, tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc còn cho biết, Quân đội Mỹ mở rộng lực lượng phản ứng nhanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều động lực lượng Thủy quân lục chiến tới các khu vực như Hawaii, bắt đầu tiến hành tái bố trí binh lực, quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.

Tin tình báo cho biết, 15% binh lực Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được điều đến triển khai ở khu vực Thái Bình Dương, kế hoạch này bao gồm việc Quân đội Mỹ sẽ tăng cường tấn công ở khu vực Thái Bình Dương.

image036

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Đồng thời, tờ “Thời báo Thủy quân lục chiến” Mỹ dẫn lời sĩ quan chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, nguyên nhân thực hiện kế hoạch này là Quân đội Mỹ tập trung đối phó CHDCND Triều Tiên và vấn đề Biển Đông.

Ngoài điều chỉnh bố trí lực lượng phản ứng nhanh, 4 vũ khí chiến lược lớn mang tính đại diện nhất của Mỹ vào tháng 10 đều sẽ đến thăm Hàn Quốc và triển khai ở Guam như tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, Quân đội Mỹ hiện nay đẩy nhanh triển khai các vũ khí mũi nhọn ở tuyến đầu châu Á-Thái Bình Dương nhằm tập trung giúp cho Quân đội Mỹ có được năng lực chiến đấu bất cứ lúc nào để đối phó với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Viên Trác Kiên, về tổng thể, đằng sau việc bố trí quân sự này của Mỹ hoàn toàn không đơn thuần là một động thái quân sự. Tàu sân bay và tàu khu trục triển khai mới của Mỹ rất mạnh, chúng không cần phải đánh ở đâu đó để thể hiện điều này.

image037

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Thông qua các hành động của chúng ở một khu vực, thực lực quân sự mạnh của nó đã được phản ánh, làm cho nước khác có cảm giác an toàn, tiếp nhận tư tưởng của Mỹ, từ đó đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và thương mại quân sự cho Mỹ.

Theo Viên Trác Kiên, thông tin cho rằng khu vực phòng thủ của Hạm đội 3 mở rộng đến Tây Thái Bình Dương hoàn toàn không có nghĩa là họ triển khai lâu dài tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình ở Tây Thái Bình Dương.

Bởi vì điều này không cần thiết, cũng không có khả năng, chỉ thể hiện tốc độ điều động của họ, giống như hải không quân có thể từ lãnh thổ và bờ biển phía tây nước Mỹ vươn tới bờ tây Thái Bình Dương. Đây là khoảng cách từ vài nghìn km đến 10.000 km.

Năng lực cơ động này của Mỹ cho thấy, họ có thể điều động vũ lực đến các khu vực ven bờ Thái Bình Dương vào bất cứ lúc nào, thậm chí Hạm đội 3 có thể vươn tới Ấn Độ Dương cùng toàn bộ khu vực phòng thủ của Hạm đội 7.

Đây là Mỹ khoe cơ bắp, nhưng hoàn toàn không phải đồn trú lâu dài. Hiện nay, Mỹ thắt chặt chi tiêu quân sự, ngoài ra, chiến lược toàn cầu của Mỹ hoàn toàn không phải đồn trú lâu dài ở khu vực chuỗi đảo thứ nhất, mà là phô trương năng lực phản ứng nhanh của họ.

image038

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.

 

Đông Bình