Hoạt động thăm dò dầu khí của VN ở Biển Đông

31 Tháng Tám 20151:36 SA(Xem: 14988)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 31 AUG 2015

 image015
image016
Dầu lênh láng, một trong các yếu tố tranh chấp quan trọng bảo vệ tài sản Biển Đông của Việt Nam mà Bắc Kinh đang thực hiện âm mưu chiếm đoạt.

 

Hoạt động thăm dò dầu khí của VN ở Biển Đông

17/06/2014

 

1. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam ở  Biển Đông

Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã  triển khai bình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận. 

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã, đang và sẽ hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế để thăm dò khai thác dầu khí trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đến nay, Tập đoàn đã ký 100 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, trong đó 61 hợp đồng hiện đang có hiệu lực. Khối lượng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam đã đạt trên 500.000 km tuyến khảo sát địa chấn 2D, trên 50.000 km2 địa chấn 3D và khoảng 900 giếng khoan. Tất cả các hoạt động dầu khí đều nằm trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, cụ thể  như sau:

Giai đoạn trước năm 1975:

Ngay từ những năm 1969-1970, Việt Nam đã tiến hành khảo sát hơn 12.000 km tuyến địa chấn 2D kết hợp khảo sát từ, trọng lực hàng không ở thềm lục địa Miền Nam Việt Nam (Công ty Ray Geophysical Mandrel thực hiện). Trong hai năm 1973-1974, Việt Nam đã hợp tác với các công ty Western Geophysical và Geophysical Services Inc. (Mỹ) tiến hành các khảo sát địa chấn 2D: Dự án WA74-HS (3.373 km) khảo sát khu vực từ ngoài khơi bờ biển miền Trung bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; Dự án WA74-PKB (5.328 km) khảo sát ven biển Phú Khánh.

Giai đoạn năm 1975-1996:

Thời gian 1985 - 1993, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt Namđã thực hiện đề án khảo sát địa chấn khu vực Miền Trung sử dụng tàu Malugin (Liên Xô cũ),cùng Công ty NOPEC (Na Uy) thu nổ các tuyến địa chấn, từ và trọng lực từ vĩ tuyến 100 đến 150, bao gồm cả khu vực Hoàng Sa và phụ cận. Năm 1993, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Paris VI (Pháp) sử dụng tàu Atalant để thực hiện chương trình khảo sát “Ponaga” đo trọng lực, từ và thu nổ địa chấn nông kết hợp lấy mẫu tầng mặt ở vùng biển Hoàng Sa, miền Trung và Đông Nam Việt Nam.

Từ năm 1996 đến nay: 

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng các công ty dầu khí quốc tế hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Liên tục, từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  thực hiện nhiều dự án thu nổ địa chấn 2D: Khảo sát toàn Thềm lục địa Việt Nam (Công ty TGS-Nopec của Na Uy thực hiện); Đông Phú Khánh (Công ty PGS của Singapore thực hiện); Các khảo sát CSL-07, PV-08, PK-10, PVN12 ở khu vực Hoàng Sa và lân cận. Gần đây nhất, vào tháng 4/2014, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng công ty Murphy Oil (Mỹ) đã hoàn thành toàn bộ khảo sát hơn 5.000 km tuyến địa chấn 2D ở khu vực Nam Hoàng Sa.

Song song với công tác khảo sát, thăm dò dầu khí ngoài thực địa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu, đánh giá tiềm năng dầu khí toàn thềm và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bao gồm cả các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, Tư Chính - Vũng Mây. Đã có nhiều công trình, báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước về đánh giá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí tại khu vực Hoàng Sa và lân cận. Các công trình nghiên cứu dầu khí về khu vực này đã được nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài trình bày công khai tại rất nhiều hội thảo quốc tế, đã được thừa nhận và đánh giá cao. 

Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang triển khai bình thường hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận. Trong thời gian tới Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng các công ty dầu khí quốc tế tiếp tục hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam từ hơn 40 năm trước và liên tục thực hiện cho đến nay.

2. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối các hoạt động dầu khí sai trái của phía Trung Quốc

Trước việc ngày 02/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép  và việc Trung Quốc cho là “57 lô dầu khí tại các vùng biển tranh chấp” trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cực lực phản đối tại các buổi họp báo ở Hà Nội vừa qua.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định  Trung Quốc đã dựa vào yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, mà cả thế giới đều không công nhận,  để nói rằng  57 lô của Việt Nam ở trong vùng biển tranh chấp, điều này là toàn không có cơ sở và không có giá trị. Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp, vi phạm vùng biển của Việt Nam. Trong các lần vi phạm trước đây của Trung Quốc, Việt Nam đã phản đối qua đường ngoại giao, đấu tranh và tuyên truyền trên thực địa để Trung Quốc thấy rõ lẽ phải, không vi phạm vùng biển Việt Nam. Điển hình, một số vụ vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam do Trung Quốc gây ra và đã bị Việt Nam phản đối, ngăn chặn như sau:

1) Năm 2003 giàn khoan Katan III dự định khoan ở khu vực phía đông lô 113 đã bị Việt Nam phản đối quyết liệt.

2) Năm 2006 phía Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn 2D khu vực gần đảo Tri Tôn của Việt Nam bằng tàu Phấn đấu 4, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành xua đuổi.

3) Năm 2007 Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn 3D bằng tàu của nhà thầu Western Geco, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  đã phản đối nhà thầu Western Geco, triệu tập đại diện Western Geco yêu cầu chấm dứt hoạt động này vì vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời cảnh cáo tàu khảo sát không cho tham gia dự thầu cho các dự án ở Việt Nam.

4) Năm 2007-2008, Trung Quốc đã thuê giàn khoan của Công ty Khoan TransOcean tham gia hoạt động khoan của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phản đối quyết liệt và Nhà thầu TransOcean đã từ chối khoan cho Trung Quốc.

5) Tháng 6-8/2010, Trung Quốc thuê tàu Western Spirit thăm dò địa chấn 3D khu vực thuộc các lô 141-143 (gần đảo Tri Tôn) của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, có lúc áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ở khoảng cách gần, phun nước, hú còi, pháo trên tàu hải quân Trung Quốc mở bạt hướng về phía tàu Việt Nam để uy hiếp, đe dọa.

6) Tháng 9/2010, tàu Phấn Đấu 4 của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Đông đảo Lý Sơn khoảng 80-90 hải lý, tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngăn cản, mở loa tuyên truyền, xua đuổi, vây ép buộc tàu Phấn Đấu 4 thu cáp và rời khỏi khu vực.

7) Tháng 6-7/2011, tàu khảo sát Tanbaohao của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Tây đảo Tri Tôn khoảng 28 hải lý (lô 141-143), lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành ngăn chặn và xua đuổi.

8) Năm 2012 CNOOC đã mời thầu trái phép 9 lô của Việt Nam ở khu vực miền Trung và không được các công ty dầu khí quốc tế tham gia.

9) Ở khu vực Tư Chính, Trung Quốc đã ký Hợp đồng lô WAB-21 trái phép với công ty Crestone Energy, sau chuyển nhượng cho Harvest. Cho đến nay nhà thầu không triển khai hoạt động.

Câu hỏi:  Quan điểm của các công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam về việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại lô 143 của Việt Nam (Để trả lời riêng cho phóng viên)

Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ngày 02/5/2014 vàviệc Trung Quốc cho là “57 lô dầu khí tại các vùng biển tranh chấp” trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cực lực phản đối tại các buổi họp báo tại Hà Nội vừa qua.

Tại đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xin nhấn mạnh lại Trung Quốc đã căn cứ trên “đường lưỡi bò” phi lý mà cả thế giới đều không công nhận để nói rằng tồn tại 57 lô trên là hoàn toàn không có cơ sở và không có giá trị, Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tại khu vực này, hiện có rất nhiều công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động, ví dụ như Gazprom (Nga), ExxonMobil (Mỹ), ONGC (Ấn Độ), Talisman (Canada), Murphy (Mỹ), Santos (Úc), vv … Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã tổ chức các buổi làm việc và trao đổi với một số công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, các công ty dầu khí đã thể hiện sự chia sẻ, ủng hộ quan điểm và lập trường của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Chính phủ Việt Nam và khẳng định tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để triển khai cam kết của các hợp đồng dầu khí đã ký kết.

Do ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam cung cấp tại Họp báo quốc tế

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Viết lên chương mới hải quân Mỹ - Hoa

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ coi quan hệ hải quân Trung-Mỹ là hình mẫu

image017

(GDVN) - Tướng Jonathan Greenert ca ngợi giao lưu với Trung Quốc, nhưng Quốc hội Mỹ đã cho rằng, đây là lời nói thổi phồng, vì Trung Quốc vẫn đang hung hăng...

Mạng quân sự (chinamil) Trung Quốc ngày 26 tháng 8 đưa tin, ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi tối ngày 25 tháng 8 đã điện đàm với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trao đổi ý kiến về làm sâu sắc quan hệ giao lưu, hợp tác thiết thực giữa hải quân hai nước.

image018

Tháng 7 năm 2014, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thăm Trung Quốc


Ngô Thắng Lợi nhìn lại những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của "quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ" do lãnh đạo hai nước đưa ra (loại quan hệ này do Trung Quốc đưa ra), hải quân hai nước Trung-Mỹ đã cùng xây dựng quan hệ hải quân nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ,

đã đạt được đột phá mang tính lịch sử trên nhiều lĩnh vực như giao lưu cấp cao hải quân, hành vi của lực lượng trên biển và trên không, huấn luyện diễn tập liên hợp trên biển, giao lưu binh sĩ tuyến 1.

Ngô Thắng Lợi cho rằng, lãnh đạo hải quân hai nước duy  trì trao đổi và liên hệ thông suốt là nền tảng quan trọng nhất phát triển quan hệ hữu nghị của hải quân hai nước, cũng có thể hóa giải trực tiếp nhất các bất đồng và hiểu nhầm giữa hải quân hai nước.

Ông hy vọng trên nền tảng tốt đẹp được xây dựng với Đô đốc Greenert, tiếp tục giữ quan hệ công tác chặt chẽ với Đô đốc Richardson (người chuẩn bị thay thế Jonathan Greenert, lên làm Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ), tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác thiết thực trên các lĩnh vược giữa hải quân hai nước,

đi sâu thực hiện "quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên biển, trên không", tiếp tục triển khai thăm viếng tàu chiến, tăng cường huấn luyện, diễn tập liên hợp, tăng cường đối thoại, giao lưu sĩ quan chỉ huy tuyến 1, cùng viết lên chương mới của quan hệ hải quân Trung-Mỹ.

image019

Đô đốc John Richardson chuẩn bị nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ


Đô đốc Greenert đã nhìn lại những thành quả tăng cường lòng tin giữa hải quân hai nước trong thời gian gần đây, ca ngợi quan hệ hải quân hai nước là "hình mẫu" của quan hệ hải quân thế giới, cho biết, trong tương lai sẽ tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác thiết thực giữa hải quân hai nước Trung-Mỹ.

Richardson cho biết, trông đợi trong tương lai xây dựng quan hệ công tác tốt đẹp với lãnh đạo Hải quân Trung Quốc, trên cơ sở hiện có để viết lên chương mới.

Liên quan đến cuộc điện đàm này, hãng tin VOA Mỹ ngày 27 tháng 8 đưa tin, ngày 25 tháng 8, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, người sắp nghỉ hưu đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngô Thắng Lợi. Ông đã giới thiệu về người thay thế mình, Đô đốc Richardson.

Hải quân Mỹ cho biết, hai bên đã tập trung thảo luận về việc thực hiện quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển giữa quân đội hai nước và xây dựng quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên không. Hai bên đã đồng ý sẽ nỗ lực mở rộng quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển thành quy tắc gặp nhau của lực lượng cảnh sát biển hai nước.

image017

Tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam


Theo bài báo, phía Trung Quốc bày tỏ muốn duy trì quan hệ công tác chặt chẽ với Đô đốc Richardson khi ông đảm nhiệm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ vào tháng 9 tới.

Trong vài năm qua, Đô đốc Jonathan Greenert đã có nhiều hoạt động giao lưu với người đồng cấp Trung Quốc và cho rằng điều này đã tăng cường hiểu biết giữa hai bên.

Nhưng Quốc hội Mỹ và một số nhà quan sát vấn đề an ninh ở Washington đã phê phán Quân đội Mỹ đã thổi phồng ý nghĩa của tương tác giữa quân đội hai nước Mỹ-Trung.

Họ cho rằng, những tương tác này hoàn toàn không làm thay đổi tư thế hung hăng hăm dọa của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh, cho rằng khi hai nước không thể giải quyết những bất đồng căn bản trong vấn đề an ninh, quân đội hai nước khó mà xóa bỏ rủi ro xảy ra xung đột.

Theo bài báo, hơn 1 năm qua, Trung Quốc luôn đẩy mạnh lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, đồng thời lắp đặt (bất hợp pháp) các thiết bị, phương tiện quân sự trên những hòn đảo nhân tạo mới xây dựng.

image020

Mỹ và cộng đồng quốc tế mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông nhưng Trung Quốc đã bất chấp, tiếp tục bành trướng, cố tình xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền các nước ven Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực


Mỹ cho biết, hành vi của Trung Quốc đã cản trở những nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền của các nước, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục đi lại ở vùng biển này. Lập trường của hai bên được cho là sẽ làm gia tăng rủi ro xảy ra xung đột giữa quân đội hai nước.

Cùng ngày, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã đến thăm Philippines. Lãnh đạo quân đội hai nước Mỹ-Philippines cho biết, do tình hình an ninh của Biển Đông có xu hướng căng thẳng, quân đội hai nước sẽ gia tăng quy mô, tần suất diễn tập liên hợp và độ sâu của nội dung diễn tập.

Đông Bình (nguồn chinamil) 27/08/15 09:13

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12755)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12278)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61667)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15372)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17710)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17920)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11562)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11621)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11502)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12702)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14829)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14379)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11490)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11642)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12205)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12373)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11311)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).