Hoạt động thăm dò dầu khí của VN ở Biển Đông

31 Tháng Tám 20151:36 SA(Xem: 14880)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 31 AUG 2015

 image015
image016
Dầu lênh láng, một trong các yếu tố tranh chấp quan trọng bảo vệ tài sản Biển Đông của Việt Nam mà Bắc Kinh đang thực hiện âm mưu chiếm đoạt.

 

Hoạt động thăm dò dầu khí của VN ở Biển Đông

17/06/2014

 

1. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam ở  Biển Đông

Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã  triển khai bình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận. 

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã, đang và sẽ hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế để thăm dò khai thác dầu khí trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đến nay, Tập đoàn đã ký 100 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, trong đó 61 hợp đồng hiện đang có hiệu lực. Khối lượng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam đã đạt trên 500.000 km tuyến khảo sát địa chấn 2D, trên 50.000 km2 địa chấn 3D và khoảng 900 giếng khoan. Tất cả các hoạt động dầu khí đều nằm trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, cụ thể  như sau:

Giai đoạn trước năm 1975:

Ngay từ những năm 1969-1970, Việt Nam đã tiến hành khảo sát hơn 12.000 km tuyến địa chấn 2D kết hợp khảo sát từ, trọng lực hàng không ở thềm lục địa Miền Nam Việt Nam (Công ty Ray Geophysical Mandrel thực hiện). Trong hai năm 1973-1974, Việt Nam đã hợp tác với các công ty Western Geophysical và Geophysical Services Inc. (Mỹ) tiến hành các khảo sát địa chấn 2D: Dự án WA74-HS (3.373 km) khảo sát khu vực từ ngoài khơi bờ biển miền Trung bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; Dự án WA74-PKB (5.328 km) khảo sát ven biển Phú Khánh.

Giai đoạn năm 1975-1996:

Thời gian 1985 - 1993, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt Namđã thực hiện đề án khảo sát địa chấn khu vực Miền Trung sử dụng tàu Malugin (Liên Xô cũ),cùng Công ty NOPEC (Na Uy) thu nổ các tuyến địa chấn, từ và trọng lực từ vĩ tuyến 100 đến 150, bao gồm cả khu vực Hoàng Sa và phụ cận. Năm 1993, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Paris VI (Pháp) sử dụng tàu Atalant để thực hiện chương trình khảo sát “Ponaga” đo trọng lực, từ và thu nổ địa chấn nông kết hợp lấy mẫu tầng mặt ở vùng biển Hoàng Sa, miền Trung và Đông Nam Việt Nam.

Từ năm 1996 đến nay: 

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng các công ty dầu khí quốc tế hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Liên tục, từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  thực hiện nhiều dự án thu nổ địa chấn 2D: Khảo sát toàn Thềm lục địa Việt Nam (Công ty TGS-Nopec của Na Uy thực hiện); Đông Phú Khánh (Công ty PGS của Singapore thực hiện); Các khảo sát CSL-07, PV-08, PK-10, PVN12 ở khu vực Hoàng Sa và lân cận. Gần đây nhất, vào tháng 4/2014, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng công ty Murphy Oil (Mỹ) đã hoàn thành toàn bộ khảo sát hơn 5.000 km tuyến địa chấn 2D ở khu vực Nam Hoàng Sa.

Song song với công tác khảo sát, thăm dò dầu khí ngoài thực địa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu, đánh giá tiềm năng dầu khí toàn thềm và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bao gồm cả các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, Tư Chính - Vũng Mây. Đã có nhiều công trình, báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước về đánh giá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí tại khu vực Hoàng Sa và lân cận. Các công trình nghiên cứu dầu khí về khu vực này đã được nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài trình bày công khai tại rất nhiều hội thảo quốc tế, đã được thừa nhận và đánh giá cao. 

Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang triển khai bình thường hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận. Trong thời gian tới Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng các công ty dầu khí quốc tế tiếp tục hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam từ hơn 40 năm trước và liên tục thực hiện cho đến nay.

2. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối các hoạt động dầu khí sai trái của phía Trung Quốc

Trước việc ngày 02/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép  và việc Trung Quốc cho là “57 lô dầu khí tại các vùng biển tranh chấp” trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cực lực phản đối tại các buổi họp báo ở Hà Nội vừa qua.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định  Trung Quốc đã dựa vào yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, mà cả thế giới đều không công nhận,  để nói rằng  57 lô của Việt Nam ở trong vùng biển tranh chấp, điều này là toàn không có cơ sở và không có giá trị. Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp, vi phạm vùng biển của Việt Nam. Trong các lần vi phạm trước đây của Trung Quốc, Việt Nam đã phản đối qua đường ngoại giao, đấu tranh và tuyên truyền trên thực địa để Trung Quốc thấy rõ lẽ phải, không vi phạm vùng biển Việt Nam. Điển hình, một số vụ vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam do Trung Quốc gây ra và đã bị Việt Nam phản đối, ngăn chặn như sau:

1) Năm 2003 giàn khoan Katan III dự định khoan ở khu vực phía đông lô 113 đã bị Việt Nam phản đối quyết liệt.

2) Năm 2006 phía Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn 2D khu vực gần đảo Tri Tôn của Việt Nam bằng tàu Phấn đấu 4, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành xua đuổi.

3) Năm 2007 Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn 3D bằng tàu của nhà thầu Western Geco, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  đã phản đối nhà thầu Western Geco, triệu tập đại diện Western Geco yêu cầu chấm dứt hoạt động này vì vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời cảnh cáo tàu khảo sát không cho tham gia dự thầu cho các dự án ở Việt Nam.

4) Năm 2007-2008, Trung Quốc đã thuê giàn khoan của Công ty Khoan TransOcean tham gia hoạt động khoan của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phản đối quyết liệt và Nhà thầu TransOcean đã từ chối khoan cho Trung Quốc.

5) Tháng 6-8/2010, Trung Quốc thuê tàu Western Spirit thăm dò địa chấn 3D khu vực thuộc các lô 141-143 (gần đảo Tri Tôn) của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, có lúc áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ở khoảng cách gần, phun nước, hú còi, pháo trên tàu hải quân Trung Quốc mở bạt hướng về phía tàu Việt Nam để uy hiếp, đe dọa.

6) Tháng 9/2010, tàu Phấn Đấu 4 của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Đông đảo Lý Sơn khoảng 80-90 hải lý, tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngăn cản, mở loa tuyên truyền, xua đuổi, vây ép buộc tàu Phấn Đấu 4 thu cáp và rời khỏi khu vực.

7) Tháng 6-7/2011, tàu khảo sát Tanbaohao của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Tây đảo Tri Tôn khoảng 28 hải lý (lô 141-143), lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành ngăn chặn và xua đuổi.

8) Năm 2012 CNOOC đã mời thầu trái phép 9 lô của Việt Nam ở khu vực miền Trung và không được các công ty dầu khí quốc tế tham gia.

9) Ở khu vực Tư Chính, Trung Quốc đã ký Hợp đồng lô WAB-21 trái phép với công ty Crestone Energy, sau chuyển nhượng cho Harvest. Cho đến nay nhà thầu không triển khai hoạt động.

Câu hỏi:  Quan điểm của các công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam về việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại lô 143 của Việt Nam (Để trả lời riêng cho phóng viên)

Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ngày 02/5/2014 vàviệc Trung Quốc cho là “57 lô dầu khí tại các vùng biển tranh chấp” trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cực lực phản đối tại các buổi họp báo tại Hà Nội vừa qua.

Tại đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xin nhấn mạnh lại Trung Quốc đã căn cứ trên “đường lưỡi bò” phi lý mà cả thế giới đều không công nhận để nói rằng tồn tại 57 lô trên là hoàn toàn không có cơ sở và không có giá trị, Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tại khu vực này, hiện có rất nhiều công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động, ví dụ như Gazprom (Nga), ExxonMobil (Mỹ), ONGC (Ấn Độ), Talisman (Canada), Murphy (Mỹ), Santos (Úc), vv … Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã tổ chức các buổi làm việc và trao đổi với một số công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, các công ty dầu khí đã thể hiện sự chia sẻ, ủng hộ quan điểm và lập trường của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Chính phủ Việt Nam và khẳng định tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để triển khai cam kết của các hợp đồng dầu khí đã ký kết.

Do ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam cung cấp tại Họp báo quốc tế

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Viết lên chương mới hải quân Mỹ - Hoa

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ coi quan hệ hải quân Trung-Mỹ là hình mẫu

image017

(GDVN) - Tướng Jonathan Greenert ca ngợi giao lưu với Trung Quốc, nhưng Quốc hội Mỹ đã cho rằng, đây là lời nói thổi phồng, vì Trung Quốc vẫn đang hung hăng...

Mạng quân sự (chinamil) Trung Quốc ngày 26 tháng 8 đưa tin, ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi tối ngày 25 tháng 8 đã điện đàm với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trao đổi ý kiến về làm sâu sắc quan hệ giao lưu, hợp tác thiết thực giữa hải quân hai nước.

image018

Tháng 7 năm 2014, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thăm Trung Quốc


Ngô Thắng Lợi nhìn lại những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của "quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ" do lãnh đạo hai nước đưa ra (loại quan hệ này do Trung Quốc đưa ra), hải quân hai nước Trung-Mỹ đã cùng xây dựng quan hệ hải quân nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ,

đã đạt được đột phá mang tính lịch sử trên nhiều lĩnh vực như giao lưu cấp cao hải quân, hành vi của lực lượng trên biển và trên không, huấn luyện diễn tập liên hợp trên biển, giao lưu binh sĩ tuyến 1.

Ngô Thắng Lợi cho rằng, lãnh đạo hải quân hai nước duy  trì trao đổi và liên hệ thông suốt là nền tảng quan trọng nhất phát triển quan hệ hữu nghị của hải quân hai nước, cũng có thể hóa giải trực tiếp nhất các bất đồng và hiểu nhầm giữa hải quân hai nước.

Ông hy vọng trên nền tảng tốt đẹp được xây dựng với Đô đốc Greenert, tiếp tục giữ quan hệ công tác chặt chẽ với Đô đốc Richardson (người chuẩn bị thay thế Jonathan Greenert, lên làm Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ), tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác thiết thực trên các lĩnh vược giữa hải quân hai nước,

đi sâu thực hiện "quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên biển, trên không", tiếp tục triển khai thăm viếng tàu chiến, tăng cường huấn luyện, diễn tập liên hợp, tăng cường đối thoại, giao lưu sĩ quan chỉ huy tuyến 1, cùng viết lên chương mới của quan hệ hải quân Trung-Mỹ.

image019

Đô đốc John Richardson chuẩn bị nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ


Đô đốc Greenert đã nhìn lại những thành quả tăng cường lòng tin giữa hải quân hai nước trong thời gian gần đây, ca ngợi quan hệ hải quân hai nước là "hình mẫu" của quan hệ hải quân thế giới, cho biết, trong tương lai sẽ tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác thiết thực giữa hải quân hai nước Trung-Mỹ.

Richardson cho biết, trông đợi trong tương lai xây dựng quan hệ công tác tốt đẹp với lãnh đạo Hải quân Trung Quốc, trên cơ sở hiện có để viết lên chương mới.

Liên quan đến cuộc điện đàm này, hãng tin VOA Mỹ ngày 27 tháng 8 đưa tin, ngày 25 tháng 8, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, người sắp nghỉ hưu đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngô Thắng Lợi. Ông đã giới thiệu về người thay thế mình, Đô đốc Richardson.

Hải quân Mỹ cho biết, hai bên đã tập trung thảo luận về việc thực hiện quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển giữa quân đội hai nước và xây dựng quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên không. Hai bên đã đồng ý sẽ nỗ lực mở rộng quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển thành quy tắc gặp nhau của lực lượng cảnh sát biển hai nước.

image017

Tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam


Theo bài báo, phía Trung Quốc bày tỏ muốn duy trì quan hệ công tác chặt chẽ với Đô đốc Richardson khi ông đảm nhiệm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ vào tháng 9 tới.

Trong vài năm qua, Đô đốc Jonathan Greenert đã có nhiều hoạt động giao lưu với người đồng cấp Trung Quốc và cho rằng điều này đã tăng cường hiểu biết giữa hai bên.

Nhưng Quốc hội Mỹ và một số nhà quan sát vấn đề an ninh ở Washington đã phê phán Quân đội Mỹ đã thổi phồng ý nghĩa của tương tác giữa quân đội hai nước Mỹ-Trung.

Họ cho rằng, những tương tác này hoàn toàn không làm thay đổi tư thế hung hăng hăm dọa của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh, cho rằng khi hai nước không thể giải quyết những bất đồng căn bản trong vấn đề an ninh, quân đội hai nước khó mà xóa bỏ rủi ro xảy ra xung đột.

Theo bài báo, hơn 1 năm qua, Trung Quốc luôn đẩy mạnh lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, đồng thời lắp đặt (bất hợp pháp) các thiết bị, phương tiện quân sự trên những hòn đảo nhân tạo mới xây dựng.

image020

Mỹ và cộng đồng quốc tế mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông nhưng Trung Quốc đã bất chấp, tiếp tục bành trướng, cố tình xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền các nước ven Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực


Mỹ cho biết, hành vi của Trung Quốc đã cản trở những nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền của các nước, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục đi lại ở vùng biển này. Lập trường của hai bên được cho là sẽ làm gia tăng rủi ro xảy ra xung đột giữa quân đội hai nước.

Cùng ngày, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã đến thăm Philippines. Lãnh đạo quân đội hai nước Mỹ-Philippines cho biết, do tình hình an ninh của Biển Đông có xu hướng căng thẳng, quân đội hai nước sẽ gia tăng quy mô, tần suất diễn tập liên hợp và độ sâu của nội dung diễn tập.

Đông Bình (nguồn chinamil) 27/08/15 09:13

03 Tháng Ba 2016(Xem: 9843)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9919)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10635)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11202)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11633)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13852)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11278)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 10995)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11010)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13579)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12804)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11128)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 11936)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11309)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11355)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12692)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".