Mỹ "lúng túng" hay thua Tầu một ván cờ ở Biển Đông?

03 Tháng Tám 20151:03 SA(Xem: 13529)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 03 AUG 2015

image027

Trên hải đồ là vị trí 7 bãi đá Trung Quốc chiếm giữa nay biến thành 7 căn cứ hỏa lực. (1. Bãi Ga Ven (Gaven Reefs) 2. Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) 3. Bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) 4. Bãi Tư Nghĩa (Hughes Reef) 5. Bãi Châu Viên (Cuarteron Reef) 6. Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) 7. Bãi Xu Bi (Subi Reef). Trung Quốc đã khoanh vùng các đảo nhân tạo này và tự đưa ra giới hạn 12 hải lý chủ quyền? Đô đốc Henry Haris đích thân bay thị sát Trường Sa trên thám thính cơ P-8. Cách đây không lâu, chiến hạm tác chiến ven bờ LCS - USS Fort Worth hành quân ở Trường Sa  vẫn không tiến sâu vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh các đảo vừa bồi đắp của Trung Quốc. Vòng tròn lớn là tham vọng vùng phòng không (ADIZ) khu vực biển đảo Trường Sa của Trung Quốc. (VH)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

KHAI MẠCVŨ ĐÀI BIỂN ĐÔNG

Nội bộ Mỹ vẫn tranh cãi về đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

image028

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T); Thượng nghị sĩ John McCain (đứng phía sau) tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ngày 29/07/2015.Reuters

Trong thời gian gần đây, phản ứng của chính quyền Mỹ đối với các hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông đã cứng rắn hơn một cách rõ rệt. Tuy vậy, theo một số nhà quan sát, trong nội bộ chính quyền Mỹ, vẫn tồn tại những bất đồng quan điểm giữa giới tướng lãnh, muốn phản ứng mạnh hơn để răn đe Trung Quốc, và giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao, không muốn gây sứt mẻ trong quan hệ với Bắc Kinh.

Trong một bài phân tích được công bố trên mạng vào hôm qua, 31/07/2015 tờ báo Mỹ chuyên về chính trị Politico đã nêu bật quan điểm chung của Washington hiện nay là Hải quân Mỹ cho tầu thuyền hoặc phi cơ tiến vào vùng biển chung quanh hay không phận bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh vừa bồi đắp tại vùng Trường Sa.

Vấn đề tuy nhiên lại là, dù quan điểm chung là như vậy, nhưng trong hành động thực tế, tình hình có khác, và hiện nay một số chỉ huy cao cấp của Hải quân Mỹ trên hiện trường có mâu thuẫn với giới lãnh đạo tại Washington về nên hay không nên cho tàu Hải quân tiến hẳn vào bên trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông

Môt số lãnh đạo quân đội Mỹ cho rằng cần phải chứng tỏ băng hành động cụ thể quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, trong lúc các quan chức chính phủ, hay các lãnh đạo ngoại giao thì lại dè dặt hơn, vì muốn xử lý tốt một giai đoạn khá tế nhị trong quan hệ Mỹ-Trung,

Đối với các chỉ huy quân sự, cũng như một số nghị sĩ được liệt vào diện « diều hâu », Hoa Kỳ phải cho thấy rõ thái độ không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh bằng việc cho chiến hạm Mỹ tiến sâu vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh các đảo vừa bồi đắp của Trung Quốc.

Theo những người ủng hộ quan điểm cứng rắn này, nếu không làm vậy, Hoa Kỳ đã mặc nhiên chấp nhận các động thái gây bất ổn của Trung Quốc, đang khiến cho các đồng minh hay đối tác của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam hết sức lo ngại.

Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc ».

Quan điểm cứng rắn của Thượng nghị sĩ McCain cũng là lập trường của Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Ông là người ủng hộ tích cực việc phái tàu chiến tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc.

Theo báo Politico, các nguồn tin từ quân đội và từ chính quyền Mỹ đã thừa nhận, trong hậu trường, rằng các bất đồng quan điểm nói trên thực sự tồn tại, và tranh luận đã nổi lên trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị sẽ có dịp gặp nhau vào tuần tới trong khuôn khổ các hội nghị của khối ASEAN tại Kuala Lumpur, và nhất là trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công du Hoa Kỳ trong tháng Chín.

Câu hỏi đặt ra là cho đến nay, Hải quân Mỹ đã từng thách thức Trung Quốc tại khu vực Trường Sa hay chưa ? Vào tháng Năm vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã xác nhận một vụ « gặp gỡ » gần vùng Trường Sa giữa chiến hạm tối tân nhất của Mỹ là chiếc USS Fort Worth, và tàu Trung Quốc. Nhưng Hải quân Mỹ vẫn giữ kín về địa điểm cụ thể nơi xẩy ra vụ chạm trán.

Thái độ cố tình mập mờ kể trên được cho là bắt nguồn từ tình hình tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ giữa giới lãnh đạo dân sự và giới chỉ huy quân sự Mỹ, về việc có nên phản ứng mạnh trước các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông hay không./

 

(theo RFI 01-08-2015)

 

XEM THÊM:

 

ANTĐ - 06/03/2014

ANTĐ - Ngày 4-3 chính phủ Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận rất quan trọng với Mỹ. Theo Hiệp ước tương trợ quốc phòng đã được ký kết giữa hai nước, chính phủ Mỹ sẽ giúp Nhật Bản nghiên cứu đóng tàu tác chiến ven bờ (LCS - Littoral Combat Ship), được trang bị trực thăng vũ trang.

 

Hôm 4-3, tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Đại sứ Mỹ Caroline Kennedy đã ký văn bản trao đổi thỏa thuận, theo đó Bộ quốc phòng Mỹ sẽ giúp Bộ quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu chế tạo các tàu tác chiến tốc độ cao ven bờ loại nhỏ, Washington sẽ cung cấp cho Tokyo bản vẽ thiết kế kỹ thuật để nước này tự chế tạo.

image029
Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tham khảo bản vẽ thiết kế kỹ thuật tàu "Littoral Combat Ship" của Mỹ, để nghiên cứu chế tạo một loại tàu tác chiến cao tốc loại nhỏ, có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, nhằm tăng cường bảo vệ bờ biển cũng như các hòn đảo xa của Nhật Bản.

LSC (Littoral Combat Ship) là loại tàu tác chiến ven bờ của hải quân Mỹ, nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi ở khu vực ven bờ nhưng không chỉ đơn thuần là ven bờ biển nước Mỹ mà trên toàn thế giới.

Hiện nay, hải quân Mỹ đang sử dụng 2 loại tàu tác chiến ven bờ thuộc 2 lớp hoàn toàn khác nhau. Các tàu thuộc lớp “Independence” được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Đây là lớp tàu được thiết kế kiểu tàu tác chiến 3 thân vỏ nhôm, là sản phẩm của hãng Austal (Mỹ).

Tàu tác chiến ven bờ lớp “Freedom” (tự do) là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…). Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 6 tàu thuộc mỗi lớp.

Nhật Bản hiện có một số lượng lớn các chiến hạm hạng nặng có uy lực rất lớn nhưng thiếu một loại tàu cỡ nhỏ có khả năng cơ động cao, tính năng tàng hình tốt và hỏa lực mạnh. Trong khi đó, đối thủ chính trong tranh chấp biển đảo của họ là Trung Quốc hiện đang nỗ lực đóng hàng loạt các tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, lượng giãn nước khoảng 1000 tấn và có đầy đủ những ưu điểm trên.

Lựa chọn thiết kế LSC của Mỹ cho những tàu tác chiến cao tốc sẽ nâng cao sức cơ động của Nhật trong tranh chấp biển đảo ở khu vực Senkaku/Điếu Ngu với Trung Quốc. Sự ra đời của lớp tàu này sẽ giúp Nhật có đủ lực lượng để đối phó với dàn chiến hạm cỡ nhỏ, số lượng đông đảo thuộc loại tàu hộ vệ Type 056, tàu tên lửa cao tốc Type 022 của Trung Quốc.

Hiện chưa rõ Nhật sẽ chọn thiết kế các tàu LSC của mình chỉ theo một mẫu thiết kế hay cũng đóng cả 2 kiểu như của Mỹ.

Chùm ảnh về các chiến hạm ven bờ:

image030

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image031

Tàu tác chiến ven bờlớp Freedom

image032

Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom

(theo ANTĐ - 06/03/2014)

image033

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image034

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image035
Tàu tác chiến ven bờlớp Freedom

Đức Hà

Theo "Tin tức Nhật Bản"

 

11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10410)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19527)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9086)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9083)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 9853)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8709)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9444)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8784)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9619)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9015)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9491)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9450)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP