Bãi Cỏ Mây: Philippines sẽ biến xác chiến hạm cũ thành sân bay trực thăng

23 Tháng Bảy 201511:59 CH(Xem: 13232)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 24 JULY 2015

Philippines sẽ biến xác chiến hạm cũ thành sân bay trực thăng
 image030
Xác chiến hạm Philippines lấy làm căn cứ đồn trú ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ biến xác tầu chiến này thành một tiền đồn quân sự và xây dựng trên sàn tầu một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội Thủy quân Lục chiến Phi ứng chiến thường trực trên tầu.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 22/7 đăng bài bình luận của La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc về 6 phương án chiếm đoạt bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Philippines đang cắt cử lực lượng chiếm đóng tại đây.

La Viện tìm mọi cách buộc tội Philippines: "Philippines là kẻ gây rắc rối ở Biển Đông. Gần đây Philippines đơn phương phá hoại nhận thức chung mà Trung Quốc và nước này đã thống nhất về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, khăng khăng kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc ở The Hague. Tổng thống Philippines còn nhục mạ Trung Quốc là phát xít.

Quân đội Philippines đang gia cố chiến hạm cũ trên bãi Cỏ Mây, chuẩn bị đưa chiến đấu cơ và chiến hạm vào căn cứ Subic, tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông, nghênh ngang tuyên bố đối phó với Trung Quốc. Trước các hành vi khiêu khích gây hấn của Philippines, chúng ta cần phải cho họ biết rằng khiêu khích sẽ phải trả giá, cái giá phải trả sẽ lớn hơn cái họ được, chỉ có như thế mới khiến Philippines thấy mà rút lui" (?!).

Viện lập luận: "Thủ đoạn mà Philippines lựa chọn ở Biển Đông là khuấy cho đục nước, biến vấn đề chủ quyền thành vấn đề quyền hàng hải. Bản chất tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông là vấn đề chủ quyền đối với các đảo, nhưng Philippines lại kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) chẳng liên quan gì đến chủ quyền (?!).

Philippines biết rõ rằng UNCLOS chỉ bàn về hoạch định các vùng nước như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế chứ không bàn vấn đề chủ quyền. UNCLOS chỉ quản biển chứ không quản đất, trong khi 'đất thống trị biển'.

Nói cách khác chỉ khi nào giải quyết được vấn đề chủ quyền mới đến lượt vấn đề quyền hàng hải. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines hiện nay là chủ quyền chứ không phải quyền hàng hải. Chủ quyền nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, nhưng Philippines lại cố gắng đánh tráo khái niệm của UNCLOS, điên đảo thị phi".
 image031
Lính Philippines ngoài bãi Cỏ Mây trước sự lượn lờ theo dõi, chống phá tiếp tế của các tàu Hải giám (nay là Cảnh sát biển) Trung Quốc.

Về vấn đề bãi Cỏ Mây, La Viện dâng kế 6 bước chiếm đoạt: "Tôi cho rằng có thể tổ chức họp báo quốc tế về vấn đề bãi Cỏ Mây, nói rõ với dư luận quốc tế về đầu đuôi câu chuyện bãi Cỏ Mây và căn cứ chủ quyền của Trung Quốc, công bố tuyên bố của Philippines năm xưa về việc 'xin' đặt chiến hạm mắc cạn ở bãi Cỏ Mây và cam kết sẽ kéo chiến hạm này khỏi đây, giải thích sự chiếu cố của ta với Philippines vì lý do nhân đạo cũng như sự kiềm chế, nhẫn nại của Trung Quốc.

Sau khi dư luận quốc tế hiểu được chân tướng sự việc bãi Cỏ Mây, chúng ta có thể đưa ra phương án giải quyết sự kiện bãi Cỏ Mây thấu tình đạt lý:

1. Đôn đốc Philippines tự giác rời xác chiến hạm này, hoặc tháo dỡ mang đi.

2. Xây dựng bảo tàng Cứu nạn cứu hộ hàng hải Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây lấy xác chiến hạm Philippines làm hiện vật để phục vụ tham quan, giáo dục (chủ nghĩa bành trướng đại Hán). Trung Quốc có thể trả chi phí hiện vật cho Philippines.

3. Trung Quốc phái tàu kéo giúp Philippines kéo chiến hạm khỏi bãi Cỏ Mây, theo thông lệ quốc tế thì mọi chi phí sẽ do Philippines thanh toán.

4. Với lực lượng binh sĩ Thủy quân Philippines đồn trú trên xác chiến hạm này, có thể xử lý như quy chế với người tị nạn. chiếu cố nhân đạo.

5. Đối với các tổn thất môi trường do xác chiến hạm Philippines gây ra ở bãi Cỏ Mây trong thời gian dài cần phải được tính lũy tiến.

6. Nếu Philippines rượu mừng không uống muốn uống rượu phạt, chúng ta chỉ có thể cưỡng chế tháo dỡ xác chiến hạm của Philippines, bắt giữ binh lính đồn trú và chiếm bãi Cỏ Mây."

theo Hồng Thủy
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7757)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8382)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7751)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8170)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8673)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9848)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.