Greg Austin: 'Ai là kẻ hung hăng nhất ở Biển Đông'!?

30 Tháng Sáu 201511:37 CH(Xem: 12375)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 01 JULY 2015

 Thủy thủ Việt Nam. Ảnh LKT
blank
Luận về "số lượng" về "chữ nghĩa" về "tiền đồn quân sự" ở biển Đông

Học giả phản biện bài báo gây tranh cãi

Việc cải tạo của Trung Quốc trên Đá Chữ thập
blank
Bài viết ngắn của tác giả Greg Austin trên báo điện tử The Diplomat gọi Việt Nam là 'kẻ hung hăng nhất ở Biển Đông' đang gây tranh cãi.

Bài báo chỉ chưa đầy 400 chữ đăng ngày 18/6 hiện (chiều 24/6 giờ Hà Nội) đã có 5.600 lượt share và nhận được 230 bình luận.

Tiến sỹ Austin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Tây ở New York, ngay từ đầu bài đã nêu con số thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam chiếm đóng là 24 hồi năm 1996, và nâng lên thành 48 thực thể trong năm 2015, dẫn nguồn chính phủ Mỹ.

Con số thực thể mà Trung Quốc chiếm năm 1996 được nói là chín, giảm xuống tám năm 2015, theo bài báo.

Ông Austin dẫn nguồn Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, nói trong 20 năm qua Trung Quốc không chiếm thêm thực thể nào mà Việt Nam, ngược lại, nâng số thực thể nước này chiếm lên gấp đôi.

Riêng trong sáu năm lại đây, con số thực thể trong tay Việt Nam được nâng từ 30 lên 48.

Bài viết 'Ai là kẻ hung hăng nhất ở Biển Đông' thực ra dựa hoàn toàn vào các thông số mà Greg Austin nói là lấy từ báo cáo của Trợ lý Bộ trưởng David Shear trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hôm 13/5/2015.

Ông Shear được dẫn lời nói trong thời kỳ 2009- 2014, Việt Nam là nước năng động nhất trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Với các dẫn chứng nói trên, tác giả Greg Austin kết luận: "Điều này giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của tuyên bố mà lãnh đạo quân đội Trung Quốc đưa ra khi họ nói Trung Quốc "đã hết sức kiềm chế".

'Dẫn chứng sai'
blank
Trung Quốc đang tiến hành cải tạo trên Đá Vành Khăn

Bài viết của Tiến sỹ Austin đã ngay lập tức gặp phản biện của các học giả Việt Nam và quốc tế nghiên cứu về Việt Nam.

Ngày 21/6, Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, Úc, viết bài cũng trên The Diplomat tỏ ra hoài nghi về con số 48 thực thể mà Việt Nam chiếm đóng.

Ông Thayer viết: "Hoa Kỳ cần công bố danh sách cả 48 thực thể... cũng như các chi tiết cụ thể về quy mô và mục đích của cái gọi là "cải tạo đảo" của Việt Nam".

Theo ông Thayer, các công trình cải tạo của Việt Nam chỉ có diện tích bằng 1,9% diện tích các đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây dựng. Việt Nam không có máy hút cát từ đáy biển mà phải mang cát từ đất liền ra ngoài biển.

Giáo sư Thayer nói để kết luận Việt Nam 'hung hăng" dựa trên các tiền đồn nhỏ xíu của Việt Nam ở Biển Đông thì thật là khó tưởng tượng.
Ông cũng đưa nhiều bằng chứng để phản bác lập luận cho rằng Trung Quốc "đã hết sức kiềm chế".

Tiếp theo sau Giáo sư Thayer, ngày 24/6 Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao từ Học viện Ngoại giao Việt Nam cũng đăng bài trên The Diplomat với tựa đề "Sự thật ai là kẻ xâm lược lớn nhất ở Biển Đông".

Nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm.TS Nguyễn Hồng Thao

Ông Thao nói trước hết ông Austin đã dẫn không chính xác phát biểu của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear vào ngày 13/5/2015: “Việt Nam có 48 điểm đóng” [Nguyên văn: “Viet Nam has 48 outposts”].

Báo cáo Mỹ gọi đó là các outpost (điểm đóng) chứ không phải là features (thực thể)."

Theo Tiến sỹ Thao, "Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập của nước ngoài lên đảo".

Ông Nguyễn Hồng Thao lập luận: "Nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm."

"Vì vậy việc sử dụng các con số một cách lẫn lộn, không nhìn vào bản chất là trò chơi không công bằng."

Trên tờ EurasiaReview ngày 23/6 cũng có bài "Chúng ta có cần biết ai là kẻ hung hăng nhất trên Biển Đông?" của tác giả Tuan Ha (Hà Anh Tuấn), trong đó ông Tuấn cũng đưa một số lập luận nói Tiến sỹ Greg Austin đã gây hiểu lầm cho độc giả về hiện trạng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông./

BBC 24/6/2015

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao phản biện Greg Austin

26/06/2015

(An ninh quốc gia) - Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao đã có bài phản bác lại những lập luận sai trái của một nhà nghiên cứu người Mỹ khi nói về các tranh chấp trên Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành cải tạo đất trên Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là “quốc gia nào hung hăng nhất Biển Đông và hiện trạng của khu vực giờ ra sao?”

Bài báo của tác giả Greg Austin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Tây ở New York, đăng trên tạp chí The Diplomat đã gây ra những tranh cãi mạnh mẽ về việc ông này gọi Việt Nam là “quốc gia hung hăng nhất ở Biển Đông”.
blank
Học giả Việt Nam phản bác lập luận sai trái của chuyên gia Mỹ về Biển Đông

Tuy nhiên, hôm 24/6, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề “Sự thật về ‘kẻ hung hăng’ ở Biển Đông” (The Truth About Aggression’ in the South China Sea), để phản biện lại những thông tin sai lệch mà nhà nghiên cứu Austin đã công bố.

Infonet xin trích nguyên văn những phân tích của ông Thao trên tạp chí The Diplomat.

Nhà nghiên cứu Austin đã dẫn không chính xác phát biểu của Trợ lý Shear hôm 13/5 rằng: “Việt Nam có 48 tiền đồn” (Viet Nam has 48 outposts).

Trong khi đó, ông Austin lại dùng từ “thực thể” (feature) để mô tả là hoàn toàn sai”.

Điều thứ hai vô cùng quan trọng là thái độ của Việt Nam trên Biển Đông thay vì các con số thống kê.

Điển hình, vào năm 1995, nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực và hướng tới mục tiêu giải quyết các tranh chấp trong hòa bình, Việt Nam là quốc gia đầu tiên kêu gọi các nước giữ nguyên hiện trạng Biển Đông.

Nói cách khác, “Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập từ nước ngoài lên đảo.

Do đó, thật không công bằng khi so sánh các hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông với quy mô rầm rập cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc.

Theo tuyên bố hôm 1/6 của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam vẫn duy trì các tiền đồn tại 9 đảo và 12 bãi đá. Tuy nhiên, nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm.

Điều thứ ba, rõ ràng Trung Quốc đang ngang nhiên cải tạo đất và xây dựng trái phép trên những khu vực đã được các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền và đây là hành động mang tính khiêu khích. Quá trình xây dựng trên Biển Đông của Việt Nam, Philippines và Malaysia diễn ra trước thời điểm Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào năm 2002.

Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia đều có điểm chung là những khu vực mà 3 quốc gia này tuyên bố chủ quyền đều là những hòn đảo và bãi đá tự nhiên bị ngập nước khi thủy triều dâng.

Ba nước đều cùng chung mục đích cải tạo đất để chống xói mòn và nâng cao chất lượng đời sống người dân bằng cách chuyển vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo.

Những thực thể này còn đang được dân sự hóa và bắt đầu mở dịch vụ du lịch. Đáng nói, tại các thực thể này không có vũ khí hạng nặng. Cả 3 nước chỉ có ý định phòng thủ chứ không xây dựng các căn cứ quân sự nhằm đe dọa an ninh của những quốc gia khác. Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia cũng không thay đổi môi trường tự nhiên trên các thực thể.

Trong khi đó, kể từ năm 1988, Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo đất tại các “bãi triều thấp” (LTE) nằm cách xa đất liền Trung Quốc tới 1.000 km với quy mô lớn và tốc độ cực nhanh.

Những bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy trung Quốc đã mở rộng diện tích cải tạo đất từ 20 hecta lên thành 810 hecta.

Điển hình, tại bãi đã Subi thuộc quần đảo Trường Sa, tốc độ cải tạo đất trái phép của Trung Quốc từ tháng 5 – 6/2015 là 8 hecta/ngày. Mục đích của Trung Quốc là biến bãi triều thấp này thành một căn cứ quân sự rộng khoảng 3,87 km2 và cho xây một đường băng dài khoảng 3 km.

Trên thực tế, toàn bộ các hòn đảo và bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa chỉ có diện tích chưa tới 10 km2, trải dài trên vùng biển từ 160.00 – 180.000 km2.

 Ngoài quy mô xâm chiếm trái phép, hành động của Trung Quốc còn tạo ra những tác động xấu tới khu vực và coi thường luật pháp quốc tế. Bởi Trung Quốc đang sử dụng các tàu nạo vét cát cỡ lớn nhất thế giới để phá hủy hệ sinh thái rặng san hô nhằm trích xuất nguyên liệu. Việc Trung Quốc phá hủy hơn 300 hecta rặng san hô đã gây thiệt hại hơn 100 triệu USD/năm cho các nước nằm quanh Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển.

Thậm chí, Bắc Kinh còn cố tình biến các “bãi triều thấp” thành đảo nhân tạo để ép buộc cộng đồng quốc tế công nhận và trao tính hợp pháp cho những khu vực này như các đảo tự nhiên.

Trung Quốc còn ra yêu sách, đòi (MỸ) các nước công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo của nước này. Những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc đã đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh là một thành viên tham gia.

Hoạt động cải tạo đất của Việt Nam chỉ bằng 0,2% so với quy mô mà Trung Quốc tiến hành hồi tháng Ba năm nay. Trung Quốc thì khăng khăng tuyên bố hoạt động xây dựng tại các bãi triều thấp nhằm bảo vệ an ninh hàng hải, nghiên cứu khoa học biển và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc nhằm cho ra đời những căn cứ quân sự trang bị vũ khí hạng nặng, cầu cảng và sân bay.

Việc làm của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại về nguy cơ cản trở hoạt động tự do hàng hải ít nhất là quanh vùng 12 hải lý từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép. Nguy hiểm hơn, những căn cứ này có thể trở thành sở chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân, kiểm ngư của Trung Quốc để xua đuổi, bắn chìm, cướp bóc các tàu cá của Malaysia, Philippines và Việt Nam trên Biển Đông. Thậm chí, qua thời gian, Trung Quốc còn thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hiện thực hóa cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” phi lý.

Trong bài viết của mình, ông Thao khẳng định rõ ràng các căn cứ của Trung Quốc đang đe dọa môi trường tự nhiên và an ninh, ổn định trong khu vực. Đây là lý do mà Mỹ, nhóm G7 và các nước trong khu vực lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tiếp tục việc làm sai trái trên Biển Đông, một cuộc đua vũ trang trong khu vực sẽ được kích hoạt bởi các nước nhỏ cho rằng họ cần đầu tư thêm vũ khí để bảo vệ quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ quốc gia. Trên Biển Đông, Trung Quốc dường như đang không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn đang áp đặt những quy định của riêng nước này ở vùng biển chiến lược, ông Thao nhấn mạnh.

(Theo Infonet)

Nguyễn Tấn Dũng: "4 vấn đề về Biển Đông"
blank
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội

Ngày 25/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

22 đại biểu đã đặt câu hỏi cho Thủ tướng, trong đó có hai người hỏi về vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Dưới đây là nguyên văn trả lời của ông Nguyễn Tấn Dũng, được Quốc hội Việt Nam công bố.

Vấn đề thứ nhất, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000, còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có trồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển sau nhiều lần đàm phán như tôi vừa trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi. Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật biển, trên cơ sở DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận.

Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được chúng ta đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này. Cũng xin nói thêm trong khi chưa phân định thì trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này chúng ta có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta. Đó là vấn đề thứ nhất.

"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình."

Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình.

Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC. Đó là loại vấn đề thứ hai mà chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền.

Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.

Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.

Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.

Chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa là như thế nào mà các đồng chí nêu, tôi cũng muốn nói rõ vấn đề này. Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật biển, nghiêm túc thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông gọi tắt là DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này. Việc thứ nhất là chúng ta yêu cầu phải giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở khu vực này.

Thứ hai là chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước v.v... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa, đó là việc làm thứ hai.

Việc làm thứ ba là chúng ta có các cơ chế chính sách hiện nay đã có, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này. Không có thời gian, tôi không nói cụ thể nhưng đã có, đang có hiệu quả, nhưng chúng tôi thấy cần phải sơ kết để làm sao khuyến khích, hỗ trợ cho bà con của chúng ta thực hiện làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.

Vấn đề thứ tư, liên quan tới cam kết quốc tế là chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi vì đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam, của tất cả các bên liên quan của các nước. Vì trên Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ đông sang tây mà tuyến đường này là tuyến vận tải từ 50%-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ đông sang tây.

Đó là những việc ta làm cụ thể. Lập trường này của chúng ta thì báo cáo với các vị đại biểu là được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác.

Vấn đề thứ tư, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này.

Tôi xin nói lại là vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Do không có thời gian, nên tôi xin trình bày vắn tắt 4 vấn đề mà chúng ta đang chủ trương giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông."

BBC 25 tháng 11, 2011
blankblankblankblankblankblankblank
10 Tháng Năm 2016(Xem: 11243)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10129)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11531)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11332)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10039)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9779)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9944)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10630)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12154)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10083)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13293)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 10920)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10065)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10162)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9657)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10286)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 9890)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".