Vương Nghị: Trung Quốc chiếm Trường Sa dưới sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ?!

28 Tháng Sáu 201511:39 CH(Xem: 11883)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 29 JUNE 2015

Vương Nghị: Trung Quốc chiếm Trường Sa dưới sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ?!

Hồng Thủy

26/06/15

 (GDVN) - Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết phát ngôn này của ông Vương Nghị hoàn toàn sai sự thật.
blank
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Los Angeles Times.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:

"Trung Quốc gần đây đã thông báo rằng nước này đã dừng một số công trình xây dựng gây tranh cãi trên một số hòn đảo (thực tế là các bãi đá ngầm, rặng san hô dưới mặt nước biển mà Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông, đây là đối tượng chính tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và thậm chí va chạm với cả Hoa Kỳ. Có phải công việc này ngừng lại là một phản ứng với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế?"

Ông Nghị trả lời: "Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ công bố thông tin này vì các dự án xây dựng có liên quan sắp hoàn thành. Chúng tôi đã lường trước được ý kiến từ các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc phải dừng (hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp - PV) vì áp lực từ phía Mỹ. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật". Như vậy ông Vương Nghị đã xác nhận quyết tâm của Trung Quốc muốn thôn tính Biển Đông là không có gì thay đổi, không những không xuống thang mà còn là một bước leo thang mới nguy hiểm hơn - PV.

"Chúng tôi không thể chỉ đơn giản tiến hành công việc xây dựng mãi được, cũng không chỉ đơn giản dừng vì sợ những ý kiến như vậy từ truyền thông. Trên một số điểm chúng tôi phải dừng lại vì kế hoạch xây dựng đã hoàn thành", ông Nghị xác nhận hoạt động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa - PV.

Chưa dừng lại, Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục luận điệu đánh lừa dư luận khi nói rằng: "Tất nhiên, tôi muốn nói với các bạn rằng hoạt động xây dựng được tiến hành trên các đảo và rặng san hô ở Biển Đông không phải bắt đầu ngày hôm qua, cũng không phải bắt đầu từ Trung Quốc. Chúng tôi cần phải nói rõ ràng điều này. Việt Nam và Philippines đã bắt đầu xây dựng công trình trên quy mô lớn từ 20, 30 năm trước đây trên các đảo (ông Nghị nói là) họ đã chiếm đóng bất hợp pháp. Và Trung Quốc đã có sự kiềm chế tuyệt vời".

Thứ nhất, mọi hoạt động xây dựng củng cố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa là hoàn toàn hợp pháp, chính Trung Quốc nhảy vào xâm lược 6 bãi đá năm 1988, đá Vành Khăn năm 1995 và chiếm đóng bất hợp pháp tại đây. Do đó kẻ cướp không có tư cách đòi "công bằng" với chủ nhà! Thứ hai, cả thế giới này biết rằng Việt Nam chỉ cải tạo các công trình phục vụ hoạt động thực thi chủ quyền chính đáng của Việt Nam trên các đảo và không làm thay đổi tính chất pháp lý cũng như hiện trạng của chúng.

Mặt khác, cả thế giới cũng đã thấy rõ, toàn bộ diện tích các bên yêu sách ở Trường Sa bồi lấp mở rộng cộng lại cũng không bằng một phần nhỏ diện tích Bắc Kinh bồi lấp chỉ trong vòng 1 năm. Trung Quốc đã biến các bãi đá ngầm, rặng san hô dưới mặt nước biển dạng hoàn toàn thành đảo nổi nhân tạo bất hợp pháp, phá hủy nghiêm trọng môi trường sinh thái Biển Đông.

Động thái này của Trung Quốc đã gây ra khủng hoảng, căng thẳng leo thang trong khu vực, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh đã đặt bút ký với ASEAN năm 2002 - PV.

Ông Nghị tiếp tục nói lời sai sự thật: "Tôi nghĩ rằng có một thực tế cơ bản mà cộng đồng quốc tế phải học, và đó là những hòn đảo và rặng san hô của quần đảo Trường Sa, chúng tôi đang nói về lãnh thổ Trung Quốc. Tôi nghĩ Hoa Kỳ biết rõ điều này hơn ai hết. Bởi vì vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Trung Quốc đã tái chiếm (cái ông Nghị gọi là) chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Nhật chiếm đóng, và đó là một hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Người Trung Quốc đã tái chiếm (cái ông Nghị gọi là) chủ quyền với sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ"?!

Xung quanh việc đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận con đen bóp méo lịch sử này của ông Ngoại trưởng Trung Quốc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ và được ông cho biết, có lẽ cái mà ông Vương Nghị nói là "hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ" là sự kiện chính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng danh nghĩa Đồng minh giải giáp vũ khí Nhật đánh chiếm bất hợp pháp đảo Ba Bình của Việt Nam năm 1946.
blank
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Thời điểm này, Pháp đang đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại quản lý và thực thi chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, bao gồm đảo Ba Bình.

Ông Trần Công Trục cho hay, việc quân Tưởng "giải giáp vũ khí Nhật" không liên quan gì đến chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sự kiện quân Tưởng đánh chiếm đảo Ba Bình năm 1946 về bản chất là hành động xâm lược, đục nước béo cò và không có bất cứ giá trị nào về mặt pháp lý khi tranh tụng về chủ quyền.

Mặt khác chính quyền Tưởng Giới Thạch sau khi thua trận chạy sang đảo Đài Loan và vẫn tồn tại cho đến ngày nay, việc ông Nghị muốn thay mặt cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kế thừa hành động xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam từ chính quyền Tưởng Giới Thạch không có ý nghĩa hay giá trị gì cho yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc - PV.

Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục bóp méo lịch sử khi nói rằng: "Ngay cả vào cuối những năm thập niên 1960, chưa bao giờ Việt Nam hay Philippines phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này". Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết phát ngôn này của ông Vương Nghị hoàn toàn sai sự thật.

Thứ nhất, tháng 9 năm 1951 tại Hội nghị San Francisco, Hoa Kỳ, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố trước 51 quốc gia tham dự: "Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".

Cần lưu ý rằng, sau thời kỳ Pháp đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại tiếp tục thực thi và khẳng định chủ quyền một cách hòa bình, liên tục và hợp pháp của Việt Nam từ thời chúa Nguyễn với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khi Pháp rút khỏi Việt Nam, đại diện dân tộc Việt Nam khi đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và hiện tại là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản và thực thi chủ quyền liên tục với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong đó Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký đã xác định rõ, trong lúc chờ tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cả trên pháp lý lẫn thực tiễn.

Tiến sĩ Trần Công Trục ngày 28/7/2012 đã từng cho biết trên tờ Infornet: Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để chiếm giữ, bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa như:

Tổ chức đoàn nghiên cứu thuỷ văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã cử một đại đội thuỷ quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.
blank
Bia chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa lập tại đảo Song Tử Tây năm 1956. Ảnh: Tuoitre News.

Và cũng với thủ đoạn lén lút như 3 năm trước đó, ngày 21/2/1959, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa đã phá tan được âm mưu này. 82 "ngư dân" và 5 thuyền đánh cá vũ trang của Trung Quốc đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó trả cho Trung Quốc.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Công Trục, ngay khi xảy ra các trận hải chiến tháng 1/1974 Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hợp Quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ra Tuyên bố kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hoà bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị là láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Ngày 21/1/1974, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước này.

Ngày 30/3/1974, tại kỳ họp lần thứ 30 của Hội đồng Kinh tế Liên hiệp quốc về Châu Á và Viễn Đông (ECAPE) tại Colombo, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.

Ngày 2/7/1974, tại kỳ họp thứ 2 Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS III) diễn ra tại Caracas (20/6 - 29/8/1974), đại biểu của Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể thương lượng.
Do đó những phát biểu ngụy biện sai sự thật của ông Vương Nghị với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Tiến sĩ Trần Công Trục vạch trần.

Ông Nghị nói tiếp: "Nhưng bạn biết rằng sau đó đã có một cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm ở Trung Quốc, một khoảng thời gian sóng gió lớn, vì vậy Trung Quốc đã quá bận rộn với chuyện này hơn là để ý đến các đảo và đá ngầm, và điều đó đã cho các nước khác một cơ hội".

"Một yếu tố khác là thời điểm đó có những suy đoán về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt phong phú, do đó các nước láng giềng bắt đầu chiếm các đảo và rặng san hô, đó là nguồn gốc của tình trạng tranh chấp hiện tại, những yêu sách của 5 nước 6 bên. Trung Quốc có chủ quyền trên các đảo và đá ngầm, và chủ quyền của chúng tôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Đây là thực tế cơ bản", ông Nghị đổi đen thành trắng.

"Nhưng bất chấp tất cả điều này, Trung Quốc vẫn theo đuổi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn.
Chúng tôi sẽ vẫn giữ cam kết này và không có bất kỳ thay đổi nào về lập trường này", Ngoại trưởng Trung Quốc ngụy biện.


Những phát ngôn của ông Vương Nghị về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không lòe được ai, nó chỉ tố cáo dã tâm bành trướng, thôn tính Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của láng giềng nhằm ngụy biện che giấu cho những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ngoài Biển Đông hiện nay - PV.

Hồng Thủy
19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18898)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10504)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11489)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11141)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18261)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12418)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11366)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13808)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11605)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10906)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10974)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10877)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12001)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10977)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11062)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10065)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12706)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11822)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11234)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.