Bãi đá Công Đo: Mục tiêu quan trọng hướng về Palawan - Philippines

25 Tháng Sáu 201511:22 CH(Xem: 15702)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 26 JUNE 2015
blank
Trên hải đồ: "Tứ giác hỏa lực chéo" số 1,2,3,4 khống chế trung tâm quần đảo Trường Sa, án ngữ trực diện đường hàng hải quốc tế đi từ eo Malacca qua Luzon. Bãi đá Công Đo (vòng tròn đỏ) là mục tiêu gần nhất, thoáng nhất, tiến về Palawan Philippines. Giới quan sát cho rằng Hải quân Trung Quốc đã bắn đạn thật ở vùng này hai ngày trước khi liên quân Phi - Nhật dàn quân tập trận ở Palawan và bãi Cỏ Rong. Đồ họa Văn Hóa map
blank
Tam giác chiến lược: làm chủ Chữ Thập, Cỏ Rong, Công Đo có khả năng làm chủ ... toàn bộ Trường Sa.

Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo

Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)

22/06/15

(GDVN) - Do "cướp biển có vũ trang" tiến hành xua đuổi nên ngư dân Philippines gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo, tiếp tục lấn biển ở đá Vành Khăn, đá Subi.

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 18 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc hiện nay vẫn tiến hành hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.

Ngư dân tên là Donie Cabacungan này cho biết, khoảng 1 tuần trước từng có một thuyền trưởng đến từ thành phố Iloilo, Philippines cho biết, có một tàu chiến Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 29 xua đuổi họ rời khỏi đá Công Đo.

Mặc dù có quan điểm cho rằng, chiếc tàu chiến này rất có thể là tàu chiến của Malaysia, nhưng Donie Cabacungan nhấn mạnh, liên tục có tàu chiến Trung Quốc "không ngừng chạy quanh đá ngầm này" để ngăn chặn "chúng ta đánh bắt cá ở khu vực này".

Donie Cabacungan cho biết, mặc dù trên đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú (trái phép), nhưng do sự xua đuổi (bất hợp pháp) của Cảnh sát biển Trung Quốc (lực lượng này được Philippines xác định là cướp biển có vũ trang), tàu cá của họ gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo.

Đá Công Đo nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc vẫn ngang nhiên bày đặt lãnh thổ của Trung Quốc đối với nó, cho rằng, ngư dân Trung Quốc "thường xuyên đến vùng biển đá Công Đo đánh bắt cá".

Theo bài báo, đá Công Đo bị Philippines xâm chiếm phi pháp vào năm 1980. Nhưng lưu ý là đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – quần đảo này cùng với Hoàng Sa và toàn bộ Biển Đông đang bị Trung Quốc tìm cách gặm nhấm bằng mọi loại thủ đoạn ngôn từ, ngoại giao, hành chính và quân sự... - PV.
blank
Đá Công Đo (Commodore Reef)
blankblankblankblank
Đá Công Đo nhìn từ xa do Philippines chiếm đóng. Google
blank
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo. Google map
blank
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo nước chỉ ngập đến cổ chân. Google map
blank
Nhà chòi do Philippines xây dựng trên đá Công Đo
blank
Đá Công Đo do quân lính Philippines chiếm đóng từ năm 1980.

Photo Sharing Gallery by PhotoPost

Copyright © 2012 All Enthusiast, Inc.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 10482)
Đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi: "Theo ông, Đường 9 đoạn Trung Quốc đưa ra dựa vào cái gì mà vẽ ra? Đường 9 đoạn cuối cũng là đường gì? Nó có hợp pháp với Luật Quốc tế không?"
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9789)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10350)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9581)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10005)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 9987)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 10987)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9495)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 9945)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11285)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10088)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12525)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12201)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10393)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10229)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9658)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9840)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9905)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.