Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo

23 Tháng Sáu 201511:29 CH(Xem: 12728)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 JUNE 2015
blank
Bãi đá Công Đo (Commodore Reef) rất gần với căn cứ Thủy quân Lục chiến bờ Tây của đảo Palawan - Philippines. Hôm 21/6 liên quân Phi-Mỹ-Nhật đã tập trận ở đây.

Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo

Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)

22/06/15 07:25

(GDVN) - Do "cướp biển có vũ trang" tiến hành xua đuổi nên ngư dân Philippines gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo, tiếp tục lấn biển ở đá Vành Khăn, đá Subi.

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 18 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc hiện nay vẫn tiến hành hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.

Ngư dân tên là Donie Cabacungan này cho biết, khoảng 1 tuần trước từng có một thuyền trưởng đến từ thành phố Iloilo, Philippines cho biết, có một tàu chiến Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 29 xua đuổi họ rời khỏi đá Công Đo.

Mặc dù có quan điểm cho rằng, chiếc tàu chiến này rất có thể là tàu chiến của Malaysia, nhưng Donie Cabacungan nhấn mạnh, liên tục có tàu chiến Trung Quốc "không ngừng chạy quanh đá ngầm này" để ngăn chặn "chúng ta đánh bắt cá ở khu vực này".

Donie Cabacungan cho biết, mặc dù trên đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú (trái phép), nhưng do sự xua đuổi (bất hợp pháp) của Cảnh sát biển Trung Quốc (lực lượng này được Philippines xác định là cướp biển có vũ trang), tàu cá của họ gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo.

Đá Công Đo nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc vẫn ngang nhiên bày đặt lãnh thổ của Trung Quốc đối với nó, cho rằng, ngư dân Trung Quốc "thường xuyên đến vùng biển đá Công Đo đánh bắt cá".

Theo bài báo, đá Công Đo bị Philippines xâm chiếm phi pháp vào năm 1980. Nhưng lưu ý là đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – quần đảo này cùng với Hoàng Sa và toàn bộ Biển Đông đang bị Trung Quốc tìm cách gặm nhấm bằng mọi loại thủ đoạn ngôn từ, ngoại giao, hành chính và quân sự... - PV.
blank
Đá Công Đo (Commodore Reef)
blankblankblankblank
Đá Công Đo nhìn từ xa do Philippines chiếm đóng. Google
blank
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo. Google map
blank
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo nước chỉ ngập đến cổ chân. Google map
blank
Nhà chòi do Philippines xây dựng trên đá Công Đo
blank
Đá Công Đo do quân lính Philippines chiếm đóng từ năm 1980.

Photo Sharing Gallery by PhotoPost

Copyright © 2012 All Enthusiast, Inc.

theo Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)

TQ tung hình chụp trên Bãi Chữ Thập
blank
Các thủy thủ Trung Quốc trên bãi Chữ Thập

Một trang web của Trung Quốc vừa đăng tải hình chụp cận cảnh các công trình đang được thi công trên bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn Reuters đưa tin.

Chùm ảnh gồm 17 hình, đăng trên trang Sina, có tựa "Thành quả đáng mừng trên bãi đá Vĩnh Thử Tiều (cách Trung Quốc gọi bãi Chữ Thập): Xây dựng nhà kính trồng rau và trồng cây ăn quả".

Các hình ảnh chụp nhiều nữ thủy thủ Trung Quốc tạo dáng trên đảo, bên cạnh các công trình như nhà kính trồng rau và chuồng lợn.

Những hình ảnh này cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các cơ sở để phục vụ cho thủy thủ đóng trên đảo, sau đợt nới đảo quy mô lớn, Reuters nhận định.

Bãi Chữ Thập là một trong sáu bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo trên vùng biển Trường Sa, bất chấp sự phản đối từ các nước trong khu vực cũng như chỉ trích từ phía Washington.

Sina không cho biết những bức hình này là do ai chụp và vào thời điểm nào, tuy nhiên các hình ảnh có vẻ như được lấy từ các trang mạng khác, gồm trang của đài phát thanh quốc gia và ít nhất một trang chuyên buôn chuyện về giới những người nổi tiếng.

Các hình này cũng không kèm theo lời chú thích.

Trong một hình, sáu nữ thủy thủ tạo dáng trên một đê chắn sóng ngầm, phía xa là nhà kính trồng rau.
blank
Một nữ thủy thủ Trung Quốc chụp hình bên trong nhà kính trồng rau trên bãi Chữ Thập
blank
Chuồng lợn trên bãi Chữ Thập
blank
Các nữ thủy thủ Trung Quốc tạo dáng trên đê ngăn sóng ngầm, phía sau lưng là nhà kính trồng rau

Một hình khác chụp cận cảnh nhà kính trồng rau quả, với nhiều hàng cà tím và cà chua, trong khi một hình khác chụp một chuồng lợn.

Không có hình nào chụp các cơ sở quân sự trên bãi đá, ví dụ như đường bay dài 3.000 mét và hệ thống radar như trên trên các hình chụp từ vệ tinh được công bố vài tháng trước.

Các hình này cũng không chụp các tàu và cần cẩu đang được sử dụng để cải tạo đảo.

Trung Quốc tuyên bố hồi tuần này rằng hoạt động nới đảo tại quần đảo Trường Sa sẽ sớm hoàn tất.

Tuy nhiên, nước này cũng cho biết việc thi công cơ sơ hạ tầng sẽ vẫn được tiếp tục.

Trung Quốc nói những công trình này sẽ phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường cũng như an toàn hàng hải.

Các bãi đá, sau khi được cải tạo, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, Bắc Kinh cho biết, nhưng không nêu rõ chi tiết./

BBC 21 tháng 6 2015
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10566)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19683)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9162)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9202)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10019)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8836)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9572)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8911)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9742)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9149)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9626)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9578)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP