Năng lực phòng thủ Việt Nam truy đuổi tàu "lạ"?

10 Tháng Ba 201511:50 CH(Xem: 12288)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORINA" THỨ TƯ 11 MAR 2015
Việt Nam truy đuổi tàu Trung Quốc?
blank
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.

Sau khi nhận được tin báo của ngư dân về một chiếc tàu được gọi là “tàu lạ” xâm phạm lãnh hải Việt Nam, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã triển khai hai chiếc tàu tới truy bắt.

Tuy nhiên, khi thấy lực lượng biên phòng Việt Nam, chiếc tàu mà truyền thông trong nước và các ngư phủ Đà Nẵng nói là tàu cá của Trung Quốc đã “bỏ chạy”.

Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho VOA Việt Ngữ biết, vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 7/3 và chỉ cách bờ biển thành phố Đà Nẵng 18 hải lý.

Khi được hỏi đó có phải là tàu của Trung Quốc hay không, ông Hưng nói:

“Mình bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào, rồi sau đó mình mới lập biên bản, xác định hành vi phạm tội, địa điểm phạm tội, trang thiết bị phạm tội trên vùng biển Việt Nam thì sau đó mình mới xử lý theo pháp luật Việt Nam được. Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.”

Trong khi đó, báo chí Việt Nam dẫn lời các ngư dân địa phương cho biết chiếc “tàu lạ” có “kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014”.

Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.

Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.

Truyền thông trong nước cũng đưa tin thêm về việc nhiều vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thời gian qua, “không chỉ khai thác trái phép hải sản, mà còn có dấu hiệu đưa phương tiện thăm dò, khiêu khích tàu cá ngư dân Việt Nam”.

Ông Hưng cho biết thêm rằng trong năm 2014, có gần 300 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm khu vực biển cách Đà Nẵng khoảng 40 - 50 hải lý. Ông không nói rõ trong số đó có bao nhiêu tàu của Trung Quốc.

Ngoài ra, ông cũng cho hay rằng có 6 trường hợp tàu cá Trung Quốc tông, va, bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi và Khánh Hòa trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cũng cho biết lực lượng của ông luôn giữ liên lạc với các ngư dân, phát huy sức mạnh của quần chúng vì họ “là những người hoạt động trên tất cả vùng biển Việt Nam”.

Tình hình biển Đông nóng lên suốt từ năm ngoái sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển mà Việt Nam coi là thềm lục địa của mình cũng như ngăn chặn ngư dân Việt đánh bắt tại những nơi tranh chấp ở biển Đông.

Bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào...

Đại tá Lê Tiến Hưng.

Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, gần đây đã lên tiếng phản đối các hoạt động lấn biển và xây dựng của Trung Quốc trên các bãi đá ở Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức các hành động ‘sai trái’, ‘vi phạm chủ quyền Việt Nam.’

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần quan nói rằng nước ông “có toàn quyền tiến hành xây dựng và phát triển đất đai quanh các hòn đảo và bãi đá tranh chấp trên biển Đông”.

Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.

Ông gọi các hành động bồi đắp ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”. Việt Nam chưa lên tiếng trước các phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc./
VOA 09.03.2015
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9667)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9618)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9380)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 8987)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9304)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11014)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9356)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9594)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8686)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8650)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.