Vì sao Asean không thực thi DOC và thực hiện COC ở bàn cờ biển Đông?

23 Tháng Hai 201511:41 CH(Xem: 11244)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 24 FEB 2015

Trung Quốc nhận chìm hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị Quốc phòng ASEAN

Thứ tư, 18/02/2015, 20:33 (GMT+7)

(An Ninh Quốc Phòng) - Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông.

Trong cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra vào tuần trước, chuẩn bị cho Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – ADMM Plus, dự trù vào tháng 11 tới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ một đề nghị của ASEAN muốn đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự.

image062
Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, Hà Nội, 12/10/2010


Hội nghị mang tên tắt tiếng Anh là ADMM+ là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Cho đến nay, cơ chế này đã họp được hai lần, vào năm 2010 tại Hà Nội, và vào năm 2013 tại Brunei. Cuộc họp tới đây sẽ diễn ra tại Malaysia vào tháng 11/2015.

Theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, nhân một cuộc họp cấp chuyên viên vào tuần trước, các nước ASEAN đã đề nghị đưa hồ sơ vào chương trình nghị sự Hội nghị ADMM+ tới đây, cụ thể là thảo luận về việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như về Bộ Quy tắc Ứng xử đang được gợi lên.

Tuy nhiên, đề nghị của phía ASEAN đã bị Trung Quốc bác bỏ, và điều đó có nghĩa là nếu sắp tới đây, Bắc Kinh không thay đổi ý kiến, thì vấn đề Biển Đông sẽ không được đề cập đến tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào tháng 11.

Đây là một điều hết sức mỉa mai đối với một cơ chế từng đề ra mục tiêu thảo luận giữa các thành viên về những biện pháp thực tế để hợp tác trên biển, nhằm giảm bớt căng thẳng và dự phòng xung đột.

Theo nhận định của The Diplomat, thái độ của Bắc Kinh nhận chìm hồ sơ Biển Đông đã củng cố thêm thái độ trong khu vực về thực tâm của Trung Quốc trong việc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử.

Lý do rất đơn giản, Bắc Kinh không muốn bị một văn bản chính thức trói tay trong tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông.

Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông, để có thể bắt chẹt các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn đang tranh chấp với mình, dưới chiêu bài thương thuyết song phương./ (Theo RFI)

XEM THÊM:

Trung Quốc đóng 4 tàu sân bay, mang cả tới Biển Đông

12/01/2015

(Quốc tế) - Trung Quốc đang ráo riết đóng nhiểu tàu sân bay nội địa, và chúng sẽ dần được biên chế và sử dụng tại Biển Đông.

Trung Quốc đóng bao nhiêu tàu?

Mạng quân sự Sina Trung Quốc ngày 5/1 đăng bài viết “Trung Quốc sẽ làm thế nào xây dựng biên đội tàu sân bay, triển khai ở Biển Đông cắt đứt tuyến đường vận tải của Nhật Bản”.

Tàu sân bay nội địa Trung Quốc rất có thể sẽ chế tạo 3 chiếc trong lô đầu tiên. Bởi vì, về lý thuyết, 1 tàu sân bay rất khó hình thành sức chiến đấu có hiệu quả. Chỉ khi có 3 tàu sân bay trở lên mới có thể đạt được mục đích “1 tàu tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở biển xa, 1 tàu huấn luyện phi công và thủy thủ cho một tàu mới khác, 1 tàu khác tiến hành sửa chữa và nghỉ ngơi ở bến tàu hoặc căn cứ”, như vậy mới có thể hình thành biên đội tàu sân bay có hiệu quả, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Theo báo Trung Quốc, khác với tàu sân bay của Mỹ “diễu võ dương oai” ở các đại dương trên thế giới, tàu sân bay số lượng có hạn của Trung Quốc có thể tụ tập triển khai ở cảng chính, lấy phương thức triển khai luân phiên để thực hiện nhiệm vụ.

Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ không phân phối tàu sân bay theo phương thức mỗi hạm đội lớn 1 chiếc (hiện nay Trung Quốc có 3 hạm đội lớn), có thể sẽ tụ tập nhiều tàu sân bay triển khai ở căn cứ Tam Á của Hạm đội Nam Hải, đồng thời cũng dùng mô hình triển khai không định kỳ ở các vùng biển như biển Hoa Đông để thích ứng với những nhu cầu khác nhau.


image063
Tháng 12 năm 2013, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu)



Tóm lại, Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn đầu ít nhất cần thành lập 4 biên đội tàu sân bay để yểm trợ cho biên đội tàu chiến, chi viện tác chiến đổ bộ và bảo vệ “chủ quyền trên biển mà họ tuyên bố (Phi pháp và phi lý – PV). Sau khi sở hữu biên đội tàu sân bay của mình, sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở các đại dương trên thế giới.

Dự tính, toàn bộ thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là 36 tháng, chạy thử 12 tháng, thời gian huấn luyện hiệp đồng giữa tàu và máy bay 12 tháng, khoảng trước sau năm 2017 sẽ bàn giao chiếc đầu tiên, sau đó chiếc thứ hai cũng sẽ bàn giao trong 12 tháng, thời gian bàn giao toàn bộ 3 chiếc dự đoán lạc quan có thể hoàn thành vào năm 2019.

Tàu sân bay Trung Quốc dành cho Biển Đông

Trang mạng Sina tiếp tục có phân tích, nhìn vào thực tế, khu vực “dụng võ” lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc phải là ở hướng nam, một căn cứ tàu sân bay tiềm năng khác chính là ở phía nam, đó chính là căn cứ Tam Á của Hải quân Trung Quốc.

Tam Á nằm ở cực nam đảo Hải Nam, vị trí địa lý ưu việt, vị trí chiến lược rất quan trọng, là căn cứ hải quân được xây dựng trọng điểm của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ mới, ưu thế chủ yếu nhất của nó là ra biển không lâu sẽ có thể đi vào biển sâu (đây là khu vực ưu việt nhất so với các cảng khác của Hải quân Trung Quốc), rất thích hợp để đậu biên đội tàu chiến cỡ lớn.

Nhìn vào tình hình hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai rất nhiều tàu chiến mặt nước và tàu ngầm ở đây, trong đó bao gồm tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược tiên tiến nhất hiện nay. Nghe nói, căn cứ này đã thi công riêng 2 bến dài đến 950 m, đã có khả năng đậu tàu sân bay.

Trong tình hình Mỹ-Nhật phong tỏa chặt chẽ chuỗi đảo thứ nhất, Hải quân Trung Quốc phải tìm khâu đột phá mới, từ Biển Đông vượt qua các eo biển của Đông Nam Á, vươn ra Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, duy trì sự thông suốt của các tuyến đường như eo biển Malacca, eo biển Lombok và eo biển Sunda cực kỳ quan trọng.

Trong khi đó căn cứ hải quân Tam Á là căn cứ Hải quân Trung Quốc cách các eo biển nói trên gần nhất, khoảng cách thẳng khoảng 1.200 km, lấy tốc độ 20 – 25 hải lý/giờ của biên đội tàu sân bay để tính, xuất phát từ căn cứ Tam Á, có thể đưa các eo biển này vào phạm vi tác chiến của máy bay trên tàu trong vòng 2 ngày.


image064
Quân cảng của Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Ngoài ra
, binh lực Quân đội Mỹ xung quanh căn cứ Tam Á tương đối mỏng yếu, hơn nữa biên đội tàu sân bay Hải quân Trung Quốc có thể vu hồi eo biển Đài Loan, làm khiếp sợ Nhật Bản từ hướng đông, đồng thời triển khai ở Tây Thái Bình Dương; ở hướng nam có thể đe dọa trực tiếp eo biển Malacca, tiến tới vươn ra Ấn Độ, tạo thế kiềm chế đối với Trung Đông và Đông Phi, triển khai tàu sân bay ở căn cứ Tam Á còn có thể bảo vệ tuyến đường dầu mỏ vốn yếu ớt của Trung Quốc, bảo đảm an toàn mạch máu kinh tế của Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ hàng năm nhập khẩu từ vùng Vịnh và châu Phi nhiều tới vài trăm triệu tấn, trong đó hầu hết đều phải đi qua eo biển Malacca mới có thể vận chuyển về nước. Cho nên, triển khai tàu sân bay nội địa tương lai ở căn cứ Tam Á rất có lợi cho bảo vệ tuyến giao thông dầu mỏ của Trung Quốc.

Cùng với việc bảo đảm sự thông suốt cho huyết mạch của mình, biên đội tàu sân bay Trung Quốc còn có thể chặt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Nhật Bản bất cứ lúc nào (nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản cũng đến từ Trung Đông, nơi này cũng là con đường phải đi qua). Trong khi đó Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nếu như xuất phát từ Okinawa, đi xa ngàn dặm mới có thể đến nơi, vì vậy, cho dù Nhật Bản phá vỡ hạn chế của Hiến pháp Hòa bình, thành lập biên đội tàu sân bay, Trung Quốc cũng có thể tiến hành uy hiếp có hiệu quả đối với họ.

Triển khai biên đội tàu sân bay ở căn cứ Tam Á có thể còn có sự tính toán quan trọng hơn. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của một quốc gia là vũ khí chủ yếu tiến hành uy hiếp đối với kẻ thù, cũng là mục tiêu dò tìm và tấn công trọng điểm của đối phương, vì vậy ở vùng biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra của nó cần bảo vệ chặt chẽ để ngăn chặn lực lượng săn ngầm của đối phương nhất là tàu ngầm hạt nhân tấn công xâm nhập.

Hơn nữa, diện tích Biển Đông rộng lớn, sâu hơn nhiều so với biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, đặc biệt là rãnh biển Biển Đông có độ sâu tới nghìn mét, đặc biệt thích hợp với hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tên lửa. Cho nên, những năm gần đây Trung Quốc bắt đầu bố trí tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, xuất phát từ căn cứ hải quân Tam Á có thể rất nhanh tiến ra khu nước sâu Biển Đông, đồng thời do đó chạy tới khu vực mai phục tuần tra xa hơn.


image065
Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tiên mang tên Côn Minh số hiệu 172 ở Biển Đông – loại tàu này được cho là sẽ hộ tống tàu sân bay trong trong tương lai.

Vì vậy, Trung Quốc cần xây dựng khu pháo đài tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, bảo vệ an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, hơn nữa biên đội tàu sân bay có năng lực tác chiến đường không, ngoài khơi và dưới nước, có thể xây dựng hệ thống chống tàu ngầm ba chiều, bán kính tác chiến của nó có thể bao trùm toàn bộ khu tuần tra của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, như vậy có thể bảo vệ có hiệu quả an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trung Quốc.

Ngoài ra, vai trò chủ yếu của căn cứ tàu sân bay là phải bảo vệ và chứa biên đội tàu sân bay khổng lồ, đồng thời phải có hệ thống bảo đảm hậu cần đầy đủ. Hơn nữa, công trình của căn cứ tàu sân bay đòi hỏi tiến hành bảo trì và tiếp tế đối với các loại hệ thống con của tàu sân bay, bao gồm động cơ, vũ khí, thiết bị điện tử, đạn dược và nhiên liệu cùng với máy bay hải quân, ngoài ra còn phải xây dựng doanh trại để nhân viên ở, chữa bệnh và nghỉ ngơi, thậm chí cũng cần phải bố trí ổn thỏa thiết bị bảo trì đồng bộ máy bay trên tàu và các loại tàu cần vụ.

Hơn nữa, nhìn vào quy mô xây dựng của căn cứ Tam Á, hầu như chỉ hơn chứ không kém căn cứ Thanh Đảo, rõ ràng, căn cứ Tam Á ở Biển Đông là khu vực triển khai lựa chọn đầu tiên trong tương lai của tàu sân bay nội địa Trung Quốc – đây là điều không thể nghi ngờ.

Trung Quốc vẫn chưa thể đóng tàu sân bay theo công nghệ Mỹ

Trong tương lai, Trung Quốc chế tạo tàu sân bay chủ yếu là để tiến hành cạnh tranh đại dương với Mỹ, vì vậy, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc phải là tàu sân bay động cơ thông thường cỡ lớn và hơn hẳn tàu Liêu Ninh về công nghệ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp cận ngay với công nghệ máy phóng điện từ hoặc máy phóng mặt tàu như của Mỹ.

Truyền thông Nga đã có nhiều bài phân tích cho rằng, ở tàu sân bay nội đầu tiên, Trung Quốc sẽ sử dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu và hạ cánh có cáp hãm đà, bởi vì khi cải tạo tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã sơ bộ nắm giữ loại công nghệ này,

Về nguyên nhân tàu sân bay nội địa Trung Quốc dùng động cơ thông thường, có thể có những cân nhắc dưới đây:

Đối với Trung Quốc, sử dụng động cơ thông thường ổn thỏa hơn về công nghệ so với động cơ hạt nhân, chế tạo cũng dễ hơn, hơn nữa sử dụng cũng kinh tế hơn (tuy trong nước đang nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên tàu cánh cố định, nhưng do chưa có máy phóng, sẽ không trang bị trên tàu sân bay động cơ thông thường nội địa, giai đoạn đầu sẽ sử dụng 6 – 8 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z thay thế, hơn nữa máy bay chủ lực trên tàu sân bay vẫn sẽ là J-15).


image066
Hạm đội tàu sân bay Mỹ


Cân nhắc trên các phương diện như tính liên tục công nghệ và bảo đảm thời điểm chế tạo, khả năng tàu sân bay nội địa tiếp tục sử dụng động cơ hơi nước thông thường rất cao, nó phải là thiết bị động cơ tương tự tàu Liêu Ninh, tức là 4 tua-bin hơi nước, 8 nồi hơi tăng áp, 4 trục đẩy, tổng công suất 200.000 mã lực.

Dư luận từng có không ít quan điểm hạ thấp đối với tàu sân bay Liêu Ninh mang một nửa “dòng máu” của Trung Quốc. Tuần báo “Người đưa tin quân sự” Nga từng cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh là tàu sân bay rẻ nhất thế giới, hầu như không có năng lực tự bảo vệ. Truyền thông phương Tây cũng không ngừng nói về thiết kế đường băng của tàu này, cho rằng sức chiến đấu của Liêu Ninh kém xa tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn trang bị nhiều máy phóng hơi nước của Mỹ.

Như vậy, tàu sân bay nội của Trung Quốc có trang bị máy phóng hay không? Vấn đề này có lẽ sớm đã có đáp án. Trang mạng “An ninh toàn cầu” Mỹ cho rằng, ngay từ năm 1985, Trung Quốc đã mua sắm tàu sân bay Melbourne lượng giãn nước 17.000 tấn từ Australia, và đã tiến hành tháo rời đối với tàu sân bay nghỉ hưu này./


image067
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

Trước khi tàu Melbourne bị tháo dời, nó từng đậu ở Quảng Châu để các kỹ sư đóng tàu Hải quân Trung Quốc nghiên cứu. Mặc dù các thiết bị quan trọng trên tàu Melbourne đã dỡ bỏ trước khi bán cho Trung Quốc, nhưng nguồn tin từ Hải quân Australia cho rằng, chuyên gia Trung Quốc rất quan tâm đối với máy phóng hơi nước trên tàu sân bay, từng đòi tài liệu có liên quan.

Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ từng cho rằng, sở hữu tàu Melbourne là tiến bộ quan trọng mà “phái ủng hộ tàu sân bay” giành được trong Hải quân Trung Quốc khi đó. Sau đó chưa đến vài năm, Trung Quốc đã xây dựng đường băng mô phỏng mặt đất có máy phóng và cáp hãm đà ở tỉnh Quảng Đông.

Về sau, để nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, Trung Quốc cũng từng mua sắm nhiều tàu sân bay nghỉ hưu từ nước ngoài, bao gồm tàu Minsk, Kiev và Varyag thời kỳ Liên Xô. Đến nay, thông qua tự cải tạo tàu Varyag và làm cho nó trở thành tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã từng bước nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, đã đặt nền tảng tốt đẹp cho tàu sân bay nội địa.

Tuy nhiên, để có thể đạt được đến công nghệ của Mỹ, hay Nhật Bản vẫn là một quãng đường rất dài mà Trung Quốc phải tốn ít nhất 20 năm nữa, theo dự đoán từ nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới.

(Theo Đất Việt)

27 Tháng Chín 2016(Xem: 10480)
Đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi: "Theo ông, Đường 9 đoạn Trung Quốc đưa ra dựa vào cái gì mà vẽ ra? Đường 9 đoạn cuối cũng là đường gì? Nó có hợp pháp với Luật Quốc tế không?"
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9788)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10350)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9581)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10003)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 9985)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 10986)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9494)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 9945)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11283)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10087)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12524)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12200)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10391)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10229)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9656)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9840)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9905)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.