Taiwan, Philippines gia tăng ảnh hưởng quân sự ở Trường Sa

16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 15347)
“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 17 OCT 2014

RFI 16-10-2014 13:13

Đài Loan: chiến hạm sẽ đóng thường trực ở đảo Ba Bình?

Trọng Nghĩa

image037

Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)

Theo hãng tin Anh Reuters ngày 16/10/2014, Đài Bắc có kế hoạch cho chiến hạm trú đóng thường trực tại đảo Itu Aba (tên Việt Nam là Ba Bình, tên Đài Loan là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa. Sự kiện đó được cho là có nguy cơ làm tình hình thêm căng thẳng tại một khu vực bị Trung Quốc đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, và tranh chấp với nhiều láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei.

Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.

Theo Reuters, lãnh đạo Hải quân Đài Loan, Trần Vĩnh khang (Chen Yeong- kang), đã thừa nhận: Chính quyền Đài Bắc có « dự kiến » khả năng này, nhưng ông công nhận rằng đây là một « vấn đề rất nhạy cảm ». Tuần duyên Đài Loan, lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ đảo Ba Bình, thì có vẻ kiên quyết hơn. Theo ông Thi Nghĩa Triết (Shih Yi-che) một lãnh đạo lực lượng Tuần duyên : « Mục tiêu của quyết định trên là xác lập chủ quyền của Đài Loan và khẳng định năng lực bảo vệ lãnh thổ tại khu vực đảo Thái Bình. »

Đối với ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, kế hoạch của Đài Loan sẽ khuyến khích thêm xu thế tăng cường các hoạt động bán quân sự tại Biển Đông. 

Phản ứng trước kế hoạch của Đài Loan, một chỉ huy cấp cao của Hải quân Philippines cho rằng động thái của Đài Bắc sẽ làm cho các hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa gia tăng, nâng cao nguy cơ xẩy ra « sự cố ». Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đánh giá kế hoạch của Đài Loan là « bất hợp pháp và vô căn cứ »./

Philippines có thể điều thêm binh sĩ tới gần Trường Sa
image035 

Binh sĩ Philippines trong cuộc tập trận tại Căn cứ Hải quân ở thị trấn Ternate trong tỉnh Cavite, phía nam Manila.

VOA 01.10.2014

Quân đội Philipipines đang tính đến việc chuyển tiểu đoàn thủy quân lục chiến đóng ở Sulu đến Palawan, gần Biển Đông, để ‘hoạt động bảo vệ quốc phòng lãnh thổ.’

Mạng lưới truyền thanh-truyền hình lớn ở Philipipnes, GMA Network, vừa dẫn nguồn tin từ một giới chức quân đội nước này không nêu tên cho biết kế hoạch này đang được điều nghiên, thảo luận, chưa xác quyết.

Palawan nằm gần quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa các nước bao gồm Việt Nam.

Một nguồn tin thứ hai cho mạng lưới truyền thông GMA biết tiểu đoàn này sẽ được sáp nhập vào lữ đoàn thủy quân lục chiến số 3.

Một nguồn tin khác cho biết lý do chuyển tiểu đoàn này về Palawan là vì tranh chấp ở Biển Đông.

Philippines đang theo đuổi vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế. Bắc Kinh từ chối tham gia tiến trình vụ kiện và một mực đòi đàm phán song phương.

Trước khi đệ đơn, Manila và Bắc Kinh đã tổ chức ít nhất 15 cuộc họp song phương, nhưng những yêu sách của Trung Quốc khiến việc thương lượng bất thành.

Nguồn: GMA, Stratrisks.com

21 Tháng Mười 2018(Xem: 7757)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8385)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7754)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8171)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8675)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9850)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.