Hội Thảo 'Xu hướng gần đây ở Biển Đông và Chính sách của Mỹ'

15 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 13497)

 tshs-july-16-2014-1

Một thủy thủ Hải quân Việt Nam thường xuyên trong tư thế đứng nghiêm canh gác tượng đài xác định chủ quyền VN trên đảo Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.

++++++++++++++++++++++

Hội Thảo 'Xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ'

 tshs-july-16-2014-2

Vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm.

 

Hoài Hương-VOA

14.07.2014

Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Và như mọi năm, cuộc hội thảo quốc tế năm nay cũng quy tụ các học giả, chuyên gia hàng đầu và những nhà làm chính sách cấp cao của nhiều nước- kể cả nước chủ nhà, cùng với giới truyền thông và những người quan tâm tới tình hình Biển Đông. Hoài Hương của Ban Việt ngữ VOA có mặt trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở mới của CSIS ở Washington, và có bài tường trình sau đây.

Hội thảo Biển Đông với chủ đề: “Những Xu hướng gần đây ở Biển Đông và Chính sách của Hoa Kỳ” diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm, khi hơn 100 tàu Trung Quốc hàng ngày dàn hàng đối đầu với tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, uy hiếp ngư dân Việt Nam đang tiếp tục bám biển, chống việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một số chuyên gia nói những hành động của Trung Quốc đã khơi dậy những lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.

Mở đầu hội thảo hôm thứ Năm, diễn giả chính, Chủ tịch Ủy Ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ Mike Rogers đề cập tới mối đe dọa từ Trung Quốc khi nước này lấp biển, xây dựng thêm trên các bãi cạn hay đảo không người ở để tìm cách thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ông đơn cử những hành động gây hấn mà ông cho là“tham lam, trắng trợn” của Trung Quốc hồi gần đây, hiếp đáp các nước láng giềng – trong đó có Việt Nam, trong khi thế giới đang bận tâm về những cuộc khủng hoảng tại các điểm nóng khác. Ông nói đã tới lúc Hoa Kỳ và các nước trong khu vực phải có biện pháp để răn đe Trung Quốc chớ tiếp tục theo đuổi ý đồ một cách ích kỷ, lấn ép và xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn.

Ông nói tình hình đã trở nên hết sức cấp bách. Ông nói:

“Chúng ta sẽ lừa dối chính mình nếu không nghĩ rằng mâm cơm đã được dọn sẵn, nồi canh đã bắt đầu sôi sục, khi nói tới những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Các nước bạn đã nói với chúng ta từ nhiều tháng rồi, thậm chí nhiều năm rồi, về những thách thức sẽ đến từ Trung Quốc tại Biển Đông. Giờ đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Quốc. Đã tới lúc chúng ta nên nói rằng chúng ta có những đồng minh và nước bạn tốt có quan hệ với chúng ta từ lâu và là những thế lực trong khu vực, chúng ta có những bạn mới mà theo trông đợi sẽ thắt chặt quan hệ lâu dài, cả về thương mại lẫn quốc phòng.”

Tương tự như tại các cuộc hội thảo về tình hình Biển Đông trước đây của CSIS, các diễn giả Trung Quốc hầu như hoàn toàn bị cô lập khi họ lặp lại những lập luận cũ, khăng khăng đòi chủ quyền mà họ nói là “không thể tranh cãi” trên hầu hết Biển Đông, viện những cái gọi là “chứng cứ lịch sử”, đã bị các diễn giả khác lần lượt bác bỏ.

Lập trường của các diễn giả Trung Quốc không những không đổi, mà năm nay dường như còn cứng rắn hơn. Thế liệu sau 2 ngày hội thảo, các diễn giả có cảm thấy bi quan hơn về một giải pháp cho cuộc tranh chấp ở Biển Đông?

Trả lời Ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ James Manicom, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Sáng kiến Cai trị Quốc tế -gọi tắt là CIGI- đến từ Canada nhận định:

“Tôi vừa lạc quan lại vừa bi quan. Một điều đáng chú ý là phần lớn hai buổi hội thảo đều tập trung vào cách làm thế nào có thể hối thúc Trung Quốc hãy thay đổi cách xử sự và ngưng những hành vi có tính khiêu khích, nhưng chúng ta cũng nên duy trì thái độ cởi mở, để tìm hiểu về những cách nhận thức của người Trung Quốc về các vấn đề khác nhau. Mặt khác, tôi cảm thấy lạc quan là vì chính phủ Mỹ, đặc biệt là chính quyền của Tổng Thống Obama, giờ đang coi vấn đề này một cách nghiêm túc, và đã đề nghị những phương án cụ thể để ứng phó. Tôi cũng thấy có một số dấu hiệu là chính phủ Mỹ giờ đây sẵn sàng bắt Trung Quốc phải trả những cái giá đắt hơn, ngoài chuyện Bắc Kinh bị mất uy tín trong khu vực và cả trên toàn cầu.”

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nói:

“Tôi thì không hẳn là lạc quan, nhưng tôi đã thấy sự xuất hiện của một chiến lược mới của Mỹ nghiêng nặng về các biện pháp pháp lý. Khuynh hướng đó đã trở nên rõ nét hơn, và điều đó đã trấn an mọi người bởi vì cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời chỉ trích suông, chẳng hạn hành động của Trung Quốc có tính ”khiêu khích”, cách cư xử của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được” nhưng ngoài ra, không thấy có bất cứ hành động cụ thể nào.”

Giáo sư Thayer nói lắng nghe vị diễn giả Trung Quốc, Giaó sư Chu Shulong của Đại học Thanh Hoa, trình bày bài tham luận của ông, ông cảm thấy như phải bắt đầu tất cả lại từ đầu.
 
“Chúng ta dã chẳng đi tới đâu cả. Đó là trường hợp người điếc nói chuyện với người điếc! Tôi chưa thấy có bước nào đột phá. Trung Quốc vẫn khăng khăng duy trì lập trường cứng rắn của họ, trong khi chiến thuật của Mỹ để buộc Trung Quốc phải trả giá cao hơn cho lập trường của họ cần có thời gian mới phát huy hiệu quả của nó.”

Được hỏi trong tình huống hiện nay, ông khuyên Việt Nam nên làm gì, Tiến sĩ James Manicom cho biết:

“Tôi khuyên Việt Nam nên theo đuổi các biện pháp pháp lý, không những tại các tòa án quốc tế mà cả các tòa án ở trong nước. Một điều mà họ có thể làm bây giờ là truy tố Tổng Công ty Dầu khí Trung Quốc ra trước các tòa án Việt Nam hay tòa án Trung Quốc về việc hoạt động mà không có giấy phép trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một cách để bắt Trung Quốc phải trả giá cao hơn. Ngoài ra đó còn là một động thái có tính biểu tượng.”

Các diễn giả khác cũng bày tỏ sự thất vọng về thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh, khăng khăng muốn chiếm trọn Biển Đông bằng những bước tuần tự, chậm rãi nhưng chắc chắn, hoàn toàn bất chấp lợi ích quốc gia của các nước láng giềng. Trong tình hình không bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông chịu lùi bước, nhiều diễn giả đã bày tỏ lo âu về nguy cơ một sự cố nhỏ có thể bị xé to thành xung đột quân sự. Họ nêu bật tầm quan trọng của việc thiết lập một cơ chế để tránh xung đột quân sự xảy ra.

Nỗi lo về nguy cơ xung đột quân sự xảy ra thể hiện rõ nét trong những bài tham luận cũng như trong những câu hỏi mà cử tọa đặt ra cho các diễn giả sau phần phát biểu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ -VOA, Giám đốc Ban Á Châu Học của Đại học Delaware, Giáo sư Alice Ba nói rằng hai ngày hội thảo về những diễn tiến mới nhất tại Biển Đông đã để lại nơi bà một cảm giác bất an.

“Sau hai ngày hội thảo, tôi cảm thấy lo ngại. Mối lo chủ yếu của tôi có liên quan tới tình trạng thiếu tin tưởng về mặt chiến lược giữa các bên chính trong cuộc tranh chấp, và đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.”

Đánh giá về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, và liệu bà có cảm thấy bi quan về những diễn tiến mới nhất ở Biển Đông, Giáo sư Alice Ba nhận định:

“Tôi nghĩ từ hồi nào tới giờ, mối quan tâm trong cuộc tranh chấp này vẫn là xung đột xảy ra vì một sự cố không có chủ ý. Không một nước nào sẽ được hưởng bất cứ lợi ích gì nếu xung đột xảy ra, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, hay các nước ASEAN. Vấn đề ở đây là một số quốc gia đang tìm cách đẩy lùi tối đa các giới hạn, và có nguy cơ xung đột xảy ra vì một tai nạn.”

Giáo sư Carl Thayer nói kể từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được giữ trong doanh trại, cách xa nơi đang xảy ra các vụ đụng độ hàng ngày. Theo lời ông, các giới chức Việt Nam áp dụng một chính sách thụ động khi đối đầu với Trung Quốc. Hà Nội vẫn duy trì thái độ cực kỳ hòa hoãn trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Việt Nam đề xuất và sau đó kêu gọi thiết lập đường dây nóng để giới chức cấp cao hai bên có thể thảo luận trực tiếp hầu ngăn tránh khủng hoảng leo thang.

Giáo sư Thayer kết luận rằng cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã biến thành một cuộc “chiến tranh tiêu hao”, trong đó Trung Quốc sử dụng số tàu nhiều áp đảo, có trọng tải lớn hơn, để đâm vào các tàu Việt Nam hầu gây hư hại đủ để buộc các tàu này rút ra khỏi địa điểm quanh giàn khoan. Nếu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào ngày hay trước ngày 15 tháng Tám như đã tuyên bố khi loan báo kéo giàn khoan vào Biển Đông, thì có phần chắc hai bên sẽ rút lực lượng hải quân ra khỏi địa điểm này trước mùa bão từ tháng 9 tới tháng 10, đây có thể là một cơ hội để hai bên đàm phán trực tiếp với nhau.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc Trung Quốc sử dụng giàn khoan 981 có phải là “một tình trạng bình thường mới” trong chính sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền Biển Đông hay không, và liệu giàn khoan 981 hay các giàn khoan khác của Trung Quốc có sẽ xuất hiện hàng năm trong các vùng biển tranh chấp, kèm theo một đoàn tàu hộ tống, hay không./

16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13531)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14842)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14281)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 16623)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 17337)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 13533)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 15434)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 15616)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 14212)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 14586)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 14218)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 14489)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 14195)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 16253)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 12808)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13589)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 15888)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 15017)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12627)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 12569)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa