Tâm tình người Ukraina gốc Việt nói về Trường Sa

10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 13889)

Tâm tình người Ukraina gốc Việt nói về Trường Sa

image005

+++++++++++++++++++

Đèn biển trên đảo Đá Tây A thuộc quần đảo Trường Sa

PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa. Trong nhà tôi bên Ucraina có treo 1 bản đồ Việt nam và tôi hằng ao ước 1 ngày được đặt chân tới Trường sa. Tôi cùng các con thường ngắm nghía không chán, phóng to bản đồ google earth từng hòn đảo dù không rõ lắm, để xem.

Cuối cùng ước mơ cháy bỏng ấy của tôi đã thành hiện thực. Tôi đã đặt chân lên Trường sa! Không resort 4, 5 sao nào có thể cho tôi một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc như chuyến đi này, dù tôi đã từng đặt chân nhiều nơi trên địa cầu. Tôi đã bật khóc. Thật kỳ lạ! Người đàn ông ngoại tứ tuần như tôi từng nếm trải bao cay bùi của cuộc đời bỗng dưng nước mắt rơi vì hạnh phúc.

PV: Chắc chắn anh đã có kỉ niệm rất tươi đẹp và nhớ đời ở Trường Sa?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Vâng, thưa anh. Tôi đã cùng mấy người cùng phòng từ Mỹ như anh Nguyễn Trọng Bình, bac sỹ Bùi Minh Tâm, rồi chị Nguyễn Thi Minh ( Hungary), chị Trần Khánh Vân ( Singapor)… quên hết mệt nhọc đi dọc ngang từng hòn đảo nổi, sờ những gốc cây, ôm cột mốc chủ quyền cũ (do VNCH xây) và mới, y như ôm người thân lâu ngày gặp lại, say sưa ngắm nghía vườn rau chiến sỹ đảo trồng như ngắm cây cảnh. Hà hít những chú cún nhỏ được sinh ra ở Trường sa Đông. Tôi hiểu dường như là đối với những người xa xứ như tôi đến cuối đời, khó mà có cơ hội đến đó lần nữa. Bởi cơ hội phải nhường cho những đồng bào xa Tổ quốc khác cũng đang rất muốn về nước thăm Trường Sa. Kỷ vật từ Trường sa tôi đem về là 1 vỏ ốc rất đẹp do anh Đảo trưởng Đá tây A tặng, và chiếc lá bàng khô từ đảo Song tử Tây. Lá bàng khô, anh ạ. Vì theo quy định không được hái lá, quả bàng tươi hay nhặt đá đem về đất liền, để bảo vệ môi trường và giữ gìn diện tích đảo. Chiếc lá bàng khô tôi đã đặt lên bàn thờ ở bên Ucraina, coi đó là 1 phần Trường Sa của Tổ quốc.

image006-content 

Cây bàng vuông, một loại thực vật qúi chỉ có trên đảo Song Tử Tây, trái bàng hình vuông. Ảnh Văn Hóa Magazine

PV: Tầu hải quân đã đưa đoàn Việt kiều đến đảo chìm Len Đao – nơi chỉ cách đảo chìm Gạc Ma (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) 5,5 hải lý, tâm trạng anh thế nào?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước khi đặt chân lên đảo chìm Len đao, con tàu HQ 571 chở chúng tôi dừng lại ở vùng biển giữa Len đao, Cô lin và Gạc ma. Chúng tôi đã làm lễ tưởng niệm những binh sỹ Việt nam đã hy sinh trong trận chiến không cân sức ngày 14-3-1988 chống quân Trung quốc chiếm đoạt đảo Gạc ma. Trước đó, ở trên boong tầu, chúng tôi đã được Anh hùng, cựu Thuyền trưởng HQ-505 Vũ Huy Lễ - người đã ra lệnh lao tàu lên đảo Len Đao và biến nó thành pháo đài chống quân Trung quốc xâm lược tàn bạo, kể về trận chiến không cân sức giữa những công binhViệt nam và quân Trung quốc tàn bạo năm ấy. Họ anh dũng chiến đấu dến hơi thở cuối cùng chứ không có chuyện đầu hàng quân thù.

Tàu chúng tôi đã hú 3 hồi còi, tất cả ai cũng rưng lệ, lẵng lẽ thả hoa, thả đèn hoa đăng để tưỏng nhớ và vĩnh biệt những nguời anh hùng đã ngã xuống vì biển đảo Tổ quốc.

Con xuồng CQ chở chúng tôi từng nhóm nhỏ lên đao chìm Len Đao. Các anh lính đảo và sỹ quan đón Việt kiều như đón người thân. Dù trước đó có đọc, xem TV về cuộc sống gian lao của họ nơi đảo chìm, nhưng tôi vẫn bất ngờ về cuộc sống của chiến sỹ đảo bó hẹp trong một không gian chật hẹp, bốn bề là trùng khơi. Chúng tôi chia tay với họ trong bịn rịn. Những cái băt tay, ôm nhau y như nguời ruột thịt khi xa nhau ngàn dặm…

PV: Trong chuyến đi Trường Sa, đoàn đã trao tặng hơn 800 triệu đồng do bà con Việt kiều đóng góp để xây nhà bia tưởng niệm trên đảo Song Tử Tây. Thật là cảm động! Trong đoàn của anh có cả những Việt kiều một thời cầm súng đứng ở phía bên kia, anh có nhận ra tâm trạng, suy nghĩ gì của họ khi đến với quân và dân ở huyện đảo Trường Sa?

 Nguyễn Sỹ Tuyên: Trong đoàn ra Trường Sa có nhiều người từ các quốc gia khác nhau: Thái lan, Lào, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Nga, Đông âu…Chúng tôi đều do nhiều lý do khác nhau trong lịch sử mà định cư ở nước ngoài, nhưng luôn theo dõi tình hình biển đảo của Tổ quốc thứ nhất - nơi chúng tôi được sinh ra.

Nhiều người trong đoàn từng thuộc “phe thua cuộc” trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và họ từng có ác cảm với chế độ hiện nay thậm chí chống đối kịch liệt. Nhưng, tất cả thành viên trong đoàn đều vô cùng xúc động trước tình cảm mà các chiến sỹ Hải quân Việt nam, từ trên tàu HQ 571 đến người lính trên các đảo ở Trường sa, cũng như người dân thường trên các đảo nổi đã dành cho chúng tôi. Bà Phùng Tuệ Châu ( Hoa Kỳ) nhiều lần bật khóc khi dạt chân lên mỗi hòn đảo. “ Tôi còn nợ Việt nam, nợ các anh Hải quân Việt nam nhiều lắm - bà nghẹn ngào trong nứoc mắt- truớc đây vì thiếu thông tin, mặc cảm vì hiềm khích, tôi vẫn nghĩ Việt nam dâng đảo cho Trung cộng nhưng đến tận đây tôi chứng kiến các đảo đuợc các anh xây dựng đẹp đẽ và bảo vệ vững chắc”. Anh David Nguyễn ( Hoa kỳ) cùng các anh Nguyễn Hữu Thắng ( LB Đức), Bùi Văn Hòa (Lào), Đặng Thế Sáng ( LB Đức) hát vang bài ca về Hòang sa và Trường sa của Việt nam do các anh tự sáng tác khi giao lưu cùng chiến sỹ đảo. Chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần làm việc của các chiến sỹ trên tàu. Một ngày họ chỉ ngủ có vài giờ đồng hồ, họ nhường chỗ ở tốt nhất cho Việt kiều, nhưng bản thân họ ngủ dồn ở nơi chật chội. Chúng tôi hết sức cảm phục tinh thần chiến đấu, kỷ luật của các chiến sỹ Trường sa. Chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chúng tôi đã được nghe về sự anh dũng, lòng quả cảm vô song của các binh sỹ Hải quân Việt nam Cộng hòa và QĐND Việt nam qua 2 trận chiến 1974 và 1988 chống Trung quốc tàn bạo. Họ sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng chứ không có chuyện đầu hàng quân thù. Có lẽ chẳng có quân đội nào trên thế giới này gần gũi như Quân đội nhân dân Việt nam khi tất cả các sỹ quan cùng binh lính ăn cơm, hát múa với những người dân thường chúng tôi hết sức thân mật, chân tình.

PV: Anh thấy cuộc sống người lính đảo Trường Sa bây giờ thế nào?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Cải thiện rất nhiều so với những hình ảnh tôi đuợc thấy qua báo chí truớc đây, thưa anh. Cả nước dành cho họ tình cảm và vật chất. Các đảo đều có điện gió hoặc điện mặt trời và được phủ sóng điện thoại. Cái gian khổ của họ là thiếu rau, thiếu nước ngọt, thiếu những bóng dáng phụ nữ, thiếu văn công. Quần đảo Trường sa nằm giữa trùng khơi đầy sóng, bão. Đặc biệt là nhà giàn DK1 chênh vênh nhỏ nhoi giữa biển. Kẻ thù Trung quốc tham lam luôn rình rập, nhòm ngó. Nhưng họ vẫn hết sức yêu đời, trồng hoa, nuôi chim. Họ có kỷ luật tốt và luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đất nuớc. Tôi tin vào lòng dũng cảm và ý chí sắt đá của họ, của mỗi nguời dân Việt nam. Điều ấy đã đuợc minh chứng suốt trong chiều dài lịch sử giữ nuớc của dân tộc Việt, thưa anh.

PV: Thưa anh, còn có điều gì đặc biệt trong đoàn ra Trường Sa của các anh không?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Có, anh ạ! Ngoài Anh hùng, cựu Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ - người đã hạ lệnh lao con tàu HQ-505 lên đảo Len Đao ngày 14-3-1988 và biến con tàu thành pháo đài quyết tử chống quân Trung Quốc hòng chiếm đảo thì còn có người người phụ nữ đặc biệt là: Bà Huỳnh Thị Sinh - vợ của trung tá Ngụy Văn Thà, hạm phó Hộ tống hạm Nhựt tảo HQ10 của Quân lực Việt Nam cộng hòa và chị Nguyễn Thị Thanh Thảo con của Hạm phó Nguyễn Thành Trí - cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Họ rất tự hào, thương tiếc người chồng, người cha đã hi sinh trong chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa và cũng rất cảm động, thương yêu những người lính bây giờ đang làm công việc bảo vệ biển đảo như người thân của họ cùng các thế hệ ông cha đã từng thực thi ngày xưa.

 PV: Trong những ngày nóng bỏng sự kiện dàn khoan HD - 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở lãnh hải chủ quyển của Việt Nam trên biển Đông. Anh thấy các chuyến đi Trường Sa của Việt kiều có ảnh huởng nhiều không?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Có thể nói Chính phủ Việt nam, Bộ ngoại giao đã làm rất tốt việc hòa giải dân tộc trong chuyến đi này. Đoàn kiều bào có nhiều người từng là “phía bên kia” cuộc chiến, “bên thua cuộc”. Có người trong số họ do lịch sử để lại, từng chống đối kịch liệt chính quyền Việt nam hiện này, nhưng không thể nói họ không yêu nước. Tất cả họ đều vô cùng xúc động khi trở về Tổ quốc, được thăm biển đảo - nơi đang được giữ gìn và xây dựng vững chắc. Đoàn kiều bào chúng tôi và các chiến sỹ Trường sa đều hòa thành một khối NGƯỜI VIỆT hợp nhất, đã tổ chức lễ cầu siêu cho tất cả những binh sỹ Nam - Bắc Việt nam, những thuyền nhân gặp nạn trên biển. Đó là việc làm hết sức cảm động và mong rằng Chính phủ vẫn tiếp tục chính sách đầy nhân văn này.

PV :Là những Việt kiều, là con dân nước Việt xa Tổ Quốc, anh có đề nghị gì sau khi ra Trường Sa - quần đảo xa nhất của đất nước?

Nguyễn Sỹ Tuyên: Tôi xin đề nghị ba vấn đề:

Một là, Xuât thân từ miền Bắc, lớn lên duới chế độ XHCN, tôi có ý nghĩ thế này: chúng ta đang hòa hợp dân tộc sau cuộc nội chiến gần 40 năm trước và đoàn kết dân tộc chống kẻ thù chung: giặc ngoại xâm bành trướng. Từ nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, không nên dùng những từ miệt thị để chỉ những người thuộc VNCH như: “ ngụy”, “ địch”… và thay vì dùng cụm từ “giải phóng Trường Sa” bằng “tiếp quản Trường sa”. Lịch sử để lại khiến dân tộc Việt chúng ta chia rẽ, mất mát quá nhiều. Chiến tranh đã lùi xa. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, công bằng để thảm kịch không lặp lại. Dân ta vốn có lòng nhân ái, vị tha. Xưa kia cha ông ta sau khi đánh thắng giặc xâm lược Trung hoa, Mông Nguyên từng nhiều lần cấp ngựa, lương thực để họ trở về nước vậy hà cớ gì giữa hai phe trong quá khứ cùng một dân tộc, cũng vô cùng yêu đất nước này lại thù hằn lẫn nhau dai dẳng trong khi kẻ thù tham lam chung của chúng ta đang rình rập, dã tâm xâm lấn biển đảo của Tổ quốc Việt nam này. Chế độ, chính kiến có thể khác nhau nhưng Tổ quốc là một.

Hai là, chúng ta yêu biển đảo, có trách nhiệm gìn giữ môi trường biển đảo của Việt nam cũng như vùng biển quốc tế. Có một thực tế đau lòng là một số thủy thủ, thành viên trong đoàn vứt rác, chất thải rắn không thương tiếc xuống biển. Tôi mong muốn các đoàn công tác sau này đặt nhiều hơn nữa các thùng rác trên tàu, trên đảo, dán các biển cảnh báo không xả rác bừa bãi. Khi tổ chức tưởng niệm các liệt sỹ không nên thả đèn hoa đăng bằng plastic, nên thay bằng vật liệu dễ hủy. Bởi các chất thải rắn phải mất vài trăm năm mới tự hủy khỏi môi trường. Tôi nghĩ được vậy, linh hồn những người đã khuất cũng được thanh thản. 

Ba là, tôi muốn nói thêm về việc cần thiết công nhận ghi công lao những binh sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. Công nhận liệt sỹ và có chính sách xã hội với thân nhân của họ.

PV: Vâng, cảm ơn anh Nguyễn Sỹ Tuyên đã tham gia cuộc phỏng vấn nhiệt thành với tình yêu Tổ Quốc của một Việt kiều đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam./

10 Tháng Năm 2016(Xem: 11376)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10279)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11644)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11466)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10160)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9910)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 10068)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10748)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12277)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10210)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13502)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 11052)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10199)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10305)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9773)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10394)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10026)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".