Nên có Đại biểu Quốc hội cho đơn vị Hoàng Sa, tại sao không? Còn Trường Sa?

09 Tháng Ba 20215:30 CH(Xem: 4907)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ BA 09 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nên có Đại biểu Quốc hội cho đơn vị Hoàng Sa, tại sao không? Còn Trường Sa? (*)


03/03/2021


Khánh An-VOA


image001Việc có đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa được xem là một nhu cầu chính đáng, mang lại nhiều lợi ích và đáp ứng mong mỏi của người dân.


Một luật sư vừa đề xuất ý tưởng nên có một đại biểu Quốc hội đại diện cho Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát, giữa bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị bầu lại cơ quan lập pháp với 500 ghế cho nhiệm kỳ 2021 – 2026.


“Việc có đại biểu của Hoàng Sa trong Quốc hội có nhiều lợi ích cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị”, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người đề xuất ý tưởng, nói với VOA.


Lợi ích pháp lý, chính trị


“Về phương diện pháp lý, Việt Nam trước nay vẫn coi Hoàng Sa là của mình. Việc bị chiếm giữ không thể làm gián đoạn chủ quyền của Việt Nam được. Vì vậy tôi nghĩ, cần phải có đại biểu Quốc hội là đại diện cho Hoàng Sa”.


Theo LS. Đặng Đình Mạnh, việc có đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa, vừa là nhu cầu “chính đáng” vừa “đáp ứng mong mỏi của người dân”. Thực hiện ý tưởng này cũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền theo công pháp quốc tế.


“Tuy trên thực tế chúng ta không có sự quản lý đối với khu vực đó nhưng chúng ta vẫn hành xử thì điều đó mang giá trị rằng chúng ta không từ bỏ chủ quyền của chúng ta đối với khu vực đó. Đây là nguyên tắc của công pháp quốc tế”, LS. Mạnh nói thêm.


Về mặt chính trị, việc có đại biểu QH của Hoàng Sa, “cho dù chỉ là hình thức”, cũng “thể hiện ý chí không từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa” của Việt Nam, vẫn theo LS. Đặng Đình Mạnh.


“Thật ra dân mình không còn ai ở đó nữa, nhưng việc mình thực hiện những động tác, hành vi mang ý nghĩa rằng Hoàng Sa vẫn thuộc về Việt Nam thì điều đó rất có ý nghĩa về phương diện chính trị và pháp lý, tức là chúng ta không có ý định thoái bỏ quyền lợi, quyền sở hữu của chúng ta đối với khu vực đó”, LS. Mạnh nói.


Cần linh hoạt


Trung Quốc giành quyền kiểm soát Hoàng Sa kể từ năm 1974, sau khi đánh bại hải quân của Việt Nam Cộng Hoà. Bất chấp tình trạng tranh chấp chủ quyền và những phản đối từ Hà Nội, Bắc Kinh đến nay đã thành lập nhiều khu vực hành chính và có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp, người dân Trung Quốc đến Hoàng Sa sinh sống, đầu tư và lập nghiệp.


Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu có nhiều động thái nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa, từ việc đưa các khu vực này vào bản đồ, chỉnh sửa sách giáo khoa, đưa các khu vực này vào bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình… cho đến các chính sách khuyến khích ngư dân “bám biển”, đánh bắt cá trong các khu vực tranh chấp.


Vì vậy, theo nhận định của LS. Đặng Đình Mạnh, việc có một đại biểu Quốc hội đại diện cho khu vực này sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến mối quan hệ Việt – Trung, vốn lâu nay vẫn luôn tồn tại một sự nghi ngờ nhất định cho dù hai bên vẫn cam kết tuân theo “Phương châm 16 chữ vàng” làm láng giềng tốt của nhau.


“Tuy rằng Việt Nam vẫn có sự nhún nhường về chủ quyền, tránh gây căng thẳng, phức tạp, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tạo điều kiện cho ngư dân bám biển để thể hiện chủ quyền. Điều này đương nhiên vẫn gây cho hai bên sự nghi ngờ nhau về việc hành xử quyền lực của mình trên biển”, LS. Mạnh nói.


Tuy nhiên, theo LS. Đặng Đình Mạnh, việc thực hiện ý tưởng “Đại biểu QH của Hoàng Sa” sẽ gặp khó khăn theo luật bầu cử Quốc hội hiện hành của Việt Nam.


“Vì lẽ, chúng ta đang bị mất quyền quản lý Hoàng Sa và cũng không có dân cư ở Hoàng Sa để tổ chức bầu cử. Do đó, cần phải có sự linh động hoặc có quy định đặc cách để thực hiện”, LS. Mạnh đề nghị.


Ngày 3/3, ông Hầu A Lềnh - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tin với báo chí rằng cho đến nay, 63 tỉnh, thành đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, giới thiệu 1.076 người ứng cử cho 500 ghế đại biểu Quốc hội khóa XV.


Trong đó, dự kiến sẽ có 95 Ủy viên Trung ương Đảng tham gia Quốc hội, còn số đại biểu là người ngoài đảng sẽ được cơ cấu từ 25-50 người. Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 người, chiếm 41,4% tổng số đại biểu Quốc hội, và số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 người (chiếm 58,6%).


(*) Tít của VHO
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9621)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9389)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 8993)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9307)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11018)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9363)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9599)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8691)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8654)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9090)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».