Nên có Đại biểu Quốc hội cho đơn vị Hoàng Sa, tại sao không? Còn Trường Sa?

09 Tháng Ba 20215:30 CH(Xem: 5001)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ BA 09 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nên có Đại biểu Quốc hội cho đơn vị Hoàng Sa, tại sao không? Còn Trường Sa? (*)


03/03/2021


Khánh An-VOA


image001Việc có đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa được xem là một nhu cầu chính đáng, mang lại nhiều lợi ích và đáp ứng mong mỏi của người dân.


Một luật sư vừa đề xuất ý tưởng nên có một đại biểu Quốc hội đại diện cho Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát, giữa bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị bầu lại cơ quan lập pháp với 500 ghế cho nhiệm kỳ 2021 – 2026.


“Việc có đại biểu của Hoàng Sa trong Quốc hội có nhiều lợi ích cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị”, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người đề xuất ý tưởng, nói với VOA.


Lợi ích pháp lý, chính trị


“Về phương diện pháp lý, Việt Nam trước nay vẫn coi Hoàng Sa là của mình. Việc bị chiếm giữ không thể làm gián đoạn chủ quyền của Việt Nam được. Vì vậy tôi nghĩ, cần phải có đại biểu Quốc hội là đại diện cho Hoàng Sa”.


Theo LS. Đặng Đình Mạnh, việc có đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa, vừa là nhu cầu “chính đáng” vừa “đáp ứng mong mỏi của người dân”. Thực hiện ý tưởng này cũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền theo công pháp quốc tế.


“Tuy trên thực tế chúng ta không có sự quản lý đối với khu vực đó nhưng chúng ta vẫn hành xử thì điều đó mang giá trị rằng chúng ta không từ bỏ chủ quyền của chúng ta đối với khu vực đó. Đây là nguyên tắc của công pháp quốc tế”, LS. Mạnh nói thêm.


Về mặt chính trị, việc có đại biểu QH của Hoàng Sa, “cho dù chỉ là hình thức”, cũng “thể hiện ý chí không từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa” của Việt Nam, vẫn theo LS. Đặng Đình Mạnh.


“Thật ra dân mình không còn ai ở đó nữa, nhưng việc mình thực hiện những động tác, hành vi mang ý nghĩa rằng Hoàng Sa vẫn thuộc về Việt Nam thì điều đó rất có ý nghĩa về phương diện chính trị và pháp lý, tức là chúng ta không có ý định thoái bỏ quyền lợi, quyền sở hữu của chúng ta đối với khu vực đó”, LS. Mạnh nói.


Cần linh hoạt


Trung Quốc giành quyền kiểm soát Hoàng Sa kể từ năm 1974, sau khi đánh bại hải quân của Việt Nam Cộng Hoà. Bất chấp tình trạng tranh chấp chủ quyền và những phản đối từ Hà Nội, Bắc Kinh đến nay đã thành lập nhiều khu vực hành chính và có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp, người dân Trung Quốc đến Hoàng Sa sinh sống, đầu tư và lập nghiệp.


Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu có nhiều động thái nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa, từ việc đưa các khu vực này vào bản đồ, chỉnh sửa sách giáo khoa, đưa các khu vực này vào bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình… cho đến các chính sách khuyến khích ngư dân “bám biển”, đánh bắt cá trong các khu vực tranh chấp.


Vì vậy, theo nhận định của LS. Đặng Đình Mạnh, việc có một đại biểu Quốc hội đại diện cho khu vực này sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến mối quan hệ Việt – Trung, vốn lâu nay vẫn luôn tồn tại một sự nghi ngờ nhất định cho dù hai bên vẫn cam kết tuân theo “Phương châm 16 chữ vàng” làm láng giềng tốt của nhau.


“Tuy rằng Việt Nam vẫn có sự nhún nhường về chủ quyền, tránh gây căng thẳng, phức tạp, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tạo điều kiện cho ngư dân bám biển để thể hiện chủ quyền. Điều này đương nhiên vẫn gây cho hai bên sự nghi ngờ nhau về việc hành xử quyền lực của mình trên biển”, LS. Mạnh nói.


Tuy nhiên, theo LS. Đặng Đình Mạnh, việc thực hiện ý tưởng “Đại biểu QH của Hoàng Sa” sẽ gặp khó khăn theo luật bầu cử Quốc hội hiện hành của Việt Nam.


“Vì lẽ, chúng ta đang bị mất quyền quản lý Hoàng Sa và cũng không có dân cư ở Hoàng Sa để tổ chức bầu cử. Do đó, cần phải có sự linh động hoặc có quy định đặc cách để thực hiện”, LS. Mạnh đề nghị.


Ngày 3/3, ông Hầu A Lềnh - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tin với báo chí rằng cho đến nay, 63 tỉnh, thành đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, giới thiệu 1.076 người ứng cử cho 500 ghế đại biểu Quốc hội khóa XV.


Trong đó, dự kiến sẽ có 95 Ủy viên Trung ương Đảng tham gia Quốc hội, còn số đại biểu là người ngoài đảng sẽ được cơ cấu từ 25-50 người. Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 người, chiếm 41,4% tổng số đại biểu Quốc hội, và số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 người (chiếm 58,6%).


(*) Tít của VHO
10 Tháng Năm 2016(Xem: 11394)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10306)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11665)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11496)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10185)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9947)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 10111)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10778)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12305)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10252)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13548)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 11085)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10237)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10332)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9809)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10414)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10058)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9966)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".