Vì sao lại là Đông Sa?

09 Tháng Mười Một 20208:19 SA(Xem: 6046)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 09 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)

image020

Vì sao lại là Đông Sa?


02 Tháng Mười Một 20207:15 SA(Xem: 168)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 02 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Vì sao lại là Đông Sa (Pratas Islands)?

image021

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

02/11/2020

Kỳ 3 (hết)


Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?


"Thời gian chết lặng của Hà Nội và Bắc Kinh".


"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?


Yếu tố dẫn tới Đông Sa (Pratas Islands)


Ngày 12/6/2020, Hoa Kỳ và Đài Loan chính thức khai trương Viện Mỹ - Đài tại thủ đô Đài Bắc (Taipei). Viện này được xem như "tòa đại sứ" của Mỹ tại Đài Loan.


Ngày 23/6/2020, Cơ quan phòng vệ Đài Loan vừa triển khai một số lượng Thủy quân Lục chiến (khoảng 100 lính) ra trấn đóng ở quần đảo Đông Sa, chủ yếu đóng quân tại đảo Đông Sa là đảo lớn nhất trong quần đảo có phi trường quân sự dài 1500m.


Ngày 13/10/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thị sát căn cứ Thủy quân Lục chiến tại tỉnh Quảng Đông, và đưa ra lời huấn lệnh chuẩn bị chiến tranh sẵn sàng tác chiến trong mọi tình huống.


Trên thực tế, quần đảo Đông Sa hiện do Đài Loan quản lý, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó thuộc quyền hành chánh trực tiếp của tỉnh Quảng Đông.


image022Ông Tập Cận Bình lệnh cho Thủy quân Lục chiến Trung cộng ở tỉnh Quảng Đông ngày 13/10/2020 sẵn sàng tác chiến. (Ảnh: Xinhua)


Ngày 17/10/2020, Tờ South China Morning Post ngày 17-10-2020 đưa tin chính quyền Hong Kong vừa ngăn chặn máy bay Đài Loan  bay vào không phận đặc khu này trên đường đến Đông Sa (tên tiếng Anh: Pratas Islands) - một quần đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc biển South China Sea.  


Ngày 16-10-2020, một máy bay thuộc hãng hàng không Uni Air (Đài Loan) chở theo nhiều binh sĩ và thành viên lực lượng phòng vệ biển của hòn đảo này di chuyển từ TP Cao Hùng bay ra Đông Sa. Máy bay này muốn bay ra Đông Sa tiếp tế phải băng qua không phận Hong Kong (không phận bao trùm quần đảo Đông Sa?).


Chưa thấy tin tức nào công bố không phận của Hồng Kông dựa trên quy định, bộ luật nào, và bán kính của nó rộng bao nhiêu? Bảo vệ lập luận và quy chế hàng không ở khu vực này, cục Hàng không Hong Kong (CAD) nói rằng đang có "nhiều diễn biến nguy hiểm" dưới độ cao khoảng 7.900m nên máy bay không thể bay vào khu vực này. (theo PLO). 


Tất nhiên, máy bay của Đài Loan phải quay về.Giới quan sát đoán rằng máy bay của Đài Loan là loại vận tải cơ chở các binh sĩ ra hoán chuyển (thay quân), tiếp tế thực phẩm và nhu cầu khí tài cần thiết cho các binh sĩ đang đồn trú tại đảo lớn Đông Sa.


Sự kiện này cho thấy, Đài Loan liên tục đưa quân (và thay quân) đồn trú tại đảo lớn Đông Sa để chứng minh sự hiện diện chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo Đông Sa.


Đông Sa cách căn cứ Cao Hùng khoảng 444km, cách thủ đô Đài Bắc (Taipei) 850km, cách Hồng Kông 340km, cách căn cứ tàu ngầm Hải Nam 718km, cách căn cứ Phú lâm khoảng 444 hải lý.


Với khoảng cách này, uy lực quân sự của Đài Loan tiếp cận "chiến địa" Đông Sa khó có thể vượt qua mạng lưới hỏa lực của Trung cộng từ Hồng Kông và Hải Nam nếu xẩy ra chiến tranh, đặc biệt về không quân và lính đổ bộ Thủy quân Lục chiến.


image023Vị trí quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) và khoảng cách đến các căn cứ. Hải đồ minh họa của Văn Hóa.


Hình thể diện địa lý quần đảo Đông Sa cho thấy thực thể này là một quần thể ám tiêu san hô vùng nhiệt đới, tương đối nhỏ, nổi và chìm. Với diện tích quần đảo khoảng 5000 km2 nó rất nhỏ so với quần đảo Hoàng Sa (diện tích trên dưới 30,000km2), và quần đảo Trường Sa (diện tích từ 160.000 km² - 410.000 km²).


Quần đảo ám tiêu san hô Đông Sa gồm ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa, đảo lớn nhất có phi trường quân sự dài 1500 mét. Đảo ám tiêu vòng Đông Sa hình móng ngựa, tục danh là đảo Nguyệt Nha, dài 2.800 mét, rộng 865 mét, diện tích nổi là 1,74 km2 , diện tích ngập nước là 0,64 km2. (theo Wikipedia).


Phi trường quân sự dài 1500 mét trên đảo lớn Đông Sa chưa biết rõ do Nhật Bản xây thời Thế chiến II, hay do Trung Hoa Dân Quốc thời Thống chế Tưởng Giới Thạch xây, hay do Đài Loan thời Tưởng Kinh Quốc xây. Với chiều dài 1500 mét, phi trường đủ sức cho vận tải cơ C130 lên xuống.


Có được một phi trường được xây trên đảo cho thấy yếu tố quân sự - vị trí của hòn đảo rất quan trọng về chiến thuật. (Trên đảo lớn Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng có một phi trường quân sự do VNCH xây trước năm 1975).


Riêng bãi ngầm Bắc Vệ là bãi ngầm san hô nằm cách đảo lớn Đông Sa 44 hải lý (khoảng 82km), nằm về hướng tây bắc. Bãi hình tròn, sâu tối thiểu 60 m.


Bãi ngầm Nam Vệ là bãi ngầm san hô nằm cách đảo lớn Đông Sa 40 hải lý (khoảng 75km), nằm  về hướng tây bắc và cách bãi Bắc Vệ khoảng 4 hải lý (khoảng 7-8km) về hướng nam, sâu tối thiểu 58 m.


Cả hai bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ đều nằm gần Hồng Kông, nhưng so với mặt biển nó có độ khá sâu.


Như vậy, về mặt chiến thuật diện địa, quần đảo Đông Sa có 3 thực thể quan trọng, nhưng chỉ có một thực thể lớn (Wikipedia cho biết lúc thủy triều xuống, đại bộ phận phần ám tiêu vòng Đông Sa nổi khỏi mặt biển, ước khi đó dài đến 46 km, rộng 2 km, trên đó có đảo lớn Đông Sa. Bắc Kinh với tham vọng kỳ vĩ cải tạo các bãi san hô ngầm ở Biển Đông trở thành các đảo nhân tạo/căn cứ quân sự, trước hết, các bãi ngầm phải có độ sâu tương đối gần sát mặt biển, cụ thể như 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa, còn hai bãi Bắc Vệ và Nam Vệ lại có độ sâu khá lớn, cải tạo hai bãi này để trở thành đảo nhân tạo rất khó.


Đài Loan hay Đông Sa?


image024Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các giới chức Hoa Kỳ đã khai trương viện trao đổi văn hóa tại Đài Bắc hôm 12/6/2018, cơ quan được cho là đại sứ quán không chính thức của Mỹ tại hòn đảo xinh đẹp-giầu có ở Đông Nam Á. Getty Image.


Tuy Bắc Kinh liên tục tạo ra các cuộc tập trận khổng lồ bên kia đại lục, điều hàng loạt chiến đấu cơ, oanh tạc cơ vần vũ trên bầu trời sát nách không phận Đài Loan; đáp lại, Mỹ cũng đã liên tục bán (viện trợ) và huấn luyện vũ khí  phòng vệ tối tân cho Đài Loan. Cờ Mỹ phất phới khai trương Viện Mỹ - Đài ví như tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Taipei.


Một trong những canh bạc đối ngoại khu vực nóng của vị tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 46 là Biển Đông (South China Sea). Nếu ông Trump tái đắc cử, thế và lực ở Biển Đông vẫn nghiêng về phía Mỹ. Trong bốn năm quan hệ quan hệ Việt - Mỹ, Tổng thống Donald Trump và các giới chức ngoại giao quân sự Mỹ nhiều lần khẳng định vị trí và vai trò Việt Nam rất quan trọng ở Đông Nam Á và đối với chiến lược Indo-Biển Đông-Pacific.


Những ngày cuối cùng nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump; tại Việt Nam và tại Indonesia, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đều đánh giá hai nước Đông Nam Á này có vai trò trọng yếu trong chiến lược của Nhật nhằm thiết lập một vùng "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Trong cuộc họp báo tại thủ đô Jarkatar-Indonesia 21/10/2020, Thủ tướng Suga tuyên bố : "Nhật Bản chống lại mọi hành động khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông". (RFI 21/10/2020). Liên minh quân sự  của bộ tứ kim cương Quad Plus chặt chẽ hơn, trận hành quân Mỹ- Nhật tập kết ở Senkaku chứng minh Quad - FONOPs sẽ tiến xa hơn nữa ở Biển Đông và Hoa Đông.


Gần như cùng thời điểm với chuyến xuất dương của tân Thủ tướng Suga, Phó thủ tướng CSVN Phạm Bình Minh đã mời Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Việt Nam chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trị giá lên tới hàng tỷ đôla trên nhiều lĩnh vực (BBC 28/10/2020).


Nếu ông Biden đắc cử, mọi tranh chấp ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu á Thái Bình Dương sẽ thay đổi, tranh chấp quyền lợi và ảnh hưởng Mỹ - Hoa ở Đông Nam Á và vùng biển South China Sea sẽ rẽ sang ngả khác, và Việt Nam (trước khi dẫn đến kết quả Đại hội XIII) lại đứng trước cơn sóng gió vô lường.


Tạm kết:


Dù Trump hay Biden thắng cử, ngòi nổ chiến tranh Mỹ - Hoa chưa đến lúc châm ngòi nổ. Chiến địa Đài Loan vẫn còn là một ẩn số.


Nếu Trung cộng đánh Đài Loan, có nghĩa là bom đạn sẽ nổ ở tòa đại sứ Mỹ đồng nghĩa với việc Trung cộng khai chiến Hoa Kỳ. Thế chiến sẽ bùng nổ, đó là điều cả thế giới không ai muốn. Một yếu tố chính trị - quân sự quan trọng không thể bỏ qua, cho đến nay, Đài Loan và Mỹ chưa ký hiệp ước an ninh phòng vệ chung (tương tự như Mỹ - Philippines ký năm 1951), Mỹ có ra tay cứu Đài Loan không nếu Trung cộng đánh Đài Loan?


Theo dự đoán của chúng tôi, áp lực quân sự mà Bắc Kinh đang diễn trò không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn nhắm vào nhiều mục tiêu khác. Tất nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là tham vọng làm ông chủ thực sự Biển Đông (South China Sea). Mục tiêu ngắn hạn là phải thanh toán Đông Sa (Pratas Islands), cái khiên án ngữ phòng vệ đảo/căn cứ Hải Nam; Đông Sa là tiền đồn hỏa lực ngăn chận chiến hạm từ eo biển Đài Loan - Hoa Lục tiến xuống Nam Hải, cũng là hải đạo hiểm yếu ngầm dưới đáy biển dành cho tàu ngầm tiến ra tây Thái Bình Dương.


Súng sẽ nổ ở Đông Sa, Thủy quân Lục chiến đổ bộ nhanh, gọn, chớp nhoáng, quyết liệt, ít tốn kém sinh lực, khí tài. Vị thế địa lý chính trị của quần đảo nhỏ xíu 5000 ngàn km2 này ví như miếng thịt ngon đang treo lơ lửng cho con hổ biển Bắc Kinh./


image025Ảnh không phận chụp đảo Đông Sa - đảo lớn nhất trong quần đảo Đông Sa có sẵn một phi trường quân sự dài 1500m. Nguồn ảnh: tháng 4-2019/CNA. Đảo hiện do Thủy quân Lục chiến Đài Loan đồn trú.


Lý Kiến Trúc


02/11/2020


Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?


28 Tháng Mười 20208:54 SA(Xem: 269)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 28 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?

image021

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

28/10/2020


Kỳ 2


Tiếp theo Kỳ 1:


"Thời gian chết lặng của Hà Nội và Bắc Kinh".


"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?

image026

Chỉ còn ít ngày nữa, dân chúng Hoa Kỳ và thế giới sẽ biết kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ lần thứ 46.


Ngày mùng 3 tháng 11 sắp tới có đảo lộn được không? Tất nhiên là không - không ai có thể nghĩ tới điều này. Không ai có thể nghĩ tới một người da màu lên làm tổng thống quốc gia số một thế giới. Không ai có thể ngờ vị tổng thống "cao bồi hơn cao bồi" lần thứ 45 của nước Mỹ lại thực hiện những đại chiến dịch nột trị - ngoại trị - chiến lược xoay hẳn 180 độ chóng mặt làm đảo lộn hệ thống chính trị cung đình của nước Mỹ.


Hơn thế nữa, dưới mắt ông Trump, đại dịch Covid-19 không quan trọng bằng những vấn đề khác.


Thế nhưng, tình hình "chiến sự" trên thế giới có mang lại chiến thắng cho ông Trump vào giờ thứ 25. Ngoại trị hầu như là sở trường trên chân của ông Trump trên trường chính trị, kinh tế, quân sự một thế giới bấp bênh bước vào hai thập niên đầu thế kỷ 21. Đi xa hơn, người ta lo ngại bản đồ thế giới sẽ phải được vẽ lại phù hợp với xu thế toàn cầu. Một trong các khu vực phải được vẽ lại là vùng biển South China Sea.


Người ta vẫn không quên lời cảnh báo của Tổng thư ký António Guterres trong bài phát biểu của ông ngày Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 21/9/2020: "Thế giới phải làm tất cả những gì cần làm để ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ".


Bản đồ thế giới đang chứng kiến vùng biển South China Sea dậy sóng. Thẳng thừng mà nói, đó là một mặt trận đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc Mỹ - Hoa vì quyền lợi địa chiến lược, kinh tế và quân sự. Những cuộc tập trận khổng lồ của Trung cộng và bộ tứ Mỹ-Nhật- Ấn-Úc diễn ra nhiều lần trên vùng biển này. Khói súng đã lan tỏa đến mọi thủ đô.


Thế nhưng, người ta có tin được không về lời phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba 22/9/2020, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nói Bắc Kinh “không có ý định tham chiến dù là một cuộc chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất kỳ quốc gia nào”; thực tế, hiện trạng diện mạo biển nam Trung Hoa (Biển Đông) đã thay đổi rất lớn qua quá trình cuộc trường chinh biển xanh của Bắc Kinh từ năm 2014 đến nay.


 Lời lẽ của nước lớn bày ra một sự thật phũ phàng: Bắc Kinh (đế chế hải quân) không thèm để ý (đếm xỉa) tới lực lượng quốc phòng của các nước nhỏ ven bờ South China Sea, không có ý định tham chiến với các nước nhỏ ven bờ để mang tiếng bá quyền xâm lược, đối thủ của họ ở xa bờ bên kia.


Ngày 14/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố "Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình." Tất nhiên, đối thủ hàng đầu của ông Trump hiện nay là Tập Cận Bình.


Ngày ngày 23/10/2020,  mượn cớ kỷ niệm 67 năm ngày ký Hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950- 27/7/1953, Tập Cận Bình tuyên bố rợn người: "Trung Quốc không sợ chiến tranh ... sẵn sàng chống lại bất cứ ai gây rối trước bậc cửa Trung Quốc".


Hiểu một cách thông thường, có nghĩa là, Trung Quốc sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ thế lực nào "chống" lại họ.


Không chùn bước trước lời tuyên bố ghê rợn của họ Tập, một cuộc hành quân tập trận của hai cường quốc quân sự Mỹ - Nhật tập kết tại vùng biển Senkaku gọi là bảo vệ Senkaku. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, cuộc hành quân sẽ bắt đầu từ ngày 26/10/2020 đến ngày 5/11/2020.


Tại sao lại phải đến ngày 5/11? Tức là qua ngày mùng 3/11/2020.


Trung tướng Kevin Schneider, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản tuyên bố: "Liên minh Mỹ-Nhật không chùn bước và chúng tôi vẫn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng".


Tướng Koji Yamazaki, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản phát biểu trên Mẫu hạm trực thăng Kaga ở vùng biển phía nam Nhật Bản tuyên bố: "Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này cho chúng tôi cơ hội thể hiện sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ".


Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản có nghiêm trọng bằng tình hình an ninh của Taiwan không? Ngoài Taiwan còn có chỗ nào nữa?


image027Tướng Kevin Schneider (phải) cùng với tướng Koji Yamazaki, tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 26-10 - Ảnh: US NAVY


 Câu hỏi trên đưa chúng ta về lại Biển Đông (South China Sea), nơi mà hàng chục họng pháo hạm, tên lửa đang nhả khói, trên bầu trời đang vần vũ chiến đấu cơ, dưới mặt biển kình ngư đang lùng sục.


Chiến tranh sẽ nổ ra vào giờ thứ 25? Ông Tập Cận Bình ắt có và đủ để có một đối thủ tương xứng vào cái ngày G đó. Đối thủ của Tập là ai? Nước Mỹ sẽ đứng trước chiến tranh. Nước Mỹ cần có một tổng thống chiến tranh. Ông Trump hay ông Biden?


Từ Senkaku tới Pratas Island?


image028Tập kết ở Senkaku Chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ và chiến hạm Nhật Bản khởi đầu cuộc tập trận Keen Sword 21 hôm 26/10/2020. US Navy/MC2 Erica Bechard.


Liên minh hạm đội Mỹ-Nhật tập kết tại vùng biển Senkaku trong lúc chưa có một biến cố quân sự nào diễn ra tại Senkaku. Lạ thật.


Cuộc hành quân tập trận này sẽ dừng lại ở Senkaku hay nó sẽ bước tới khu vực biển nào khác. Đó còn là bí mật quân sự.


Một trong các khu vực biển chúng tôi chú ý tới là quần đảo Đông Sa (Pratas Islands).

image029

Quần đảo Đông Sa (Parats Reef) là nhóm đảo nằm ở vị trí 20°43′B 116°42′Đ, cách thủ đô Taiwan 850 km về hướng tây nam, cách cảng và trực thuộc quản lý của thành phố Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. Gọi là quần đảo nhưng thực ra là gồm ba ám tiêu san hô vòng, ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa. Đảo có một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. Diện tích vùng biển quần đảo Đông Sa khoảng 5.000 km2.


image030Phi trường quân sự dài 1500m trên đảo Đông Sa.


Taiwan và Đông Sa?


Hòn đảo đẹp như viên ngọc bích Đài Loan về phía cực nam lóng lánh căn cứ Cao Hùng. Về địa hình chiến lược Cao Hùng là địa đầu trấn giữ mạn Bắc Biển Đông, như Singapore-căn cứ Changi, địa đầu trấn giữ mạn Nam Biển Đông.


Ngày 12/6/2020, Hoa Kỳ và Đài Loan chính thức khai trương Viện Mỹ - Đài tại thủ đô Đài Bắc (Taipei). Viện này được xem như "tòa đại sứ" của Mỹ - tái thiết lập bang giao với Taiwan sau 40 năm chia tay. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bà Marie Royce và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã dự lễ khánh thành. Bà Marie Royce là vợ Dân Biểu Cộng Hòa Ed Royce đơn vị 39 California, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ Viện và là người đã từng đưa ra nhiều dự luật ủng hộ Đài Loan.


image031Viện Hoa Kỳ - Đài Loan tại thủ đ6 Đài Bắc - cơ sở ngoại giao mới của Hoa Kỳ.


image032Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Marie Royce (phải), Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, và Dân biểu Hoa Kỳ Ed Royce nguyên Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ.


image033Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (áo trắng) trong một lần thăm Thủy quân Lục chiến Đài Loan. Chụp màn hình CNA.


Ngày 23/6/2020, Báo Focus Taiwan dẫn một nguồn tin từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết lãnh  thổ này vừa triển khai một số lượng Thủy quân Lục chiến ra quần đảo Đông Sa thuộc TP Cao Hùng. Động thái của Đài Loan diễn ra sau khi hãng tin Kyodo News tháng trước đưa tin Bắc Kinh đang lên kế hoạch tổ chức tập trận đổ bộ bờ biển quy mô lớn ở quần đảo này.


Ngày 13/10/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thị sát một căn cứ quân sự ở phía đông tỉnh Quảng Đông, lệnh cho lực lượng Thủy quân Lục chiến ở đây rằng TQLC (lực lượng chuyên đổ bộ chiếm đảo) phải là một lực lượng tác chiến “đa năng, phản ứng nhanh trong mọi điều kiện thời tiết và khu vực”, “Các bạn nên tập trung ý chí và sức lực để chuẩn bị cho chiến tranh, đồng thời luôn cảnh giác cao độ”, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Tập.


image022Ông Tập Cận Bình lệnh cho Thủy quân Lục chiến Trung cộng ở Quảng Đông ngày 13/10/2020. (Ảnh: Xinhua)


Lý Kiến Trúc


Nam California 28/10/2020
03 Tháng Ba 2015(Xem: 17344)
Theo Hải quân Mỹ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã được Phó Đô đốc Robert L. Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 tiếp và làm việc trên tàu chỉ huy của Hạm đội, chiếc USS Blue Ridge ở Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 Mỹ tại Nhật Bản.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 11903)
Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 12266)
"Đối với Trung Quốc, chính sách coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama ít nhất là để kiềm chế Trung Quốc về quân sự... có bình luận từ TQ cho rằng: “Mặc dù Mỹ nhiều lần đề cập đến chính sách “coi trọng châu Á”, nhưng coi tình hình Nga và tình hình IS là vấn đề hàng đầu, “bỏ mặc/bàng quan” với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, làm cho sự thăm dò của Trung Quốc có được câu trả lời mà Bắc Kinh cho là “hợp lệ”.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 11249)
(An Ninh Quốc Phòng) - Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17614)
Trung Quốc chiếm bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995, và hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành công tác cải tạo trên sáu bãi san hô khác mà họ chiếm ở quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp năm lần, theo như hình ảnh giám sát trên không cho thấy. Hình ảnh năm ngoái cho thấy đã xuất hiện một đường băng và những hải cảng
01 Tháng Hai 2015(Xem: 33686)
Mời bạn đọc cùng điểm lại các sự kiện xung quanh thời điểm 19-1-1974, dấu mốc không thể nào quên với người Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 14544)
41 năm sau, tại Quận Cam nam California; nhớ lại trang sử hải chiến đó, cựu Hải quân Đại Úy Thềm Sơn Hà (dù không là sĩ quan nhân chứng trong trận hải chiến), nhưng ông đã bỏ ra 10 năm truy tầm các tài liệu liên quan để cố gắng hoàn thành cuốn sách: "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa".
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 12500)
Ngày 03/01/2015, Bắc Kinh đã không ngần ngại công bố hình ảnh về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên bãi đá được cải tạo này, cho thấy rằng họ không còn che giấu các hành vi nhằm thay đổi diện mạo địa lý của vùng Biển Đông, buộc các nước tranh chấp khác và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một “sự đã rồi”.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 13369)
Tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 13228)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng, đánh đắm các tàu cá nước ngoài là để “dạy cho họ một bài học để họ từ bỏ ý định đánh bắt trộm trong vùng biển Indoesia”. Bộ trưởng An ninh nội địa Tedjo Edhy Purdijatno trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã ra lệnh đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tung 2 tàu cá Papua New Guinea và cuối tháng 12 tiếp tục cho nổ tung 2 trong số 5 tàu cá Thái Lan...
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 13506)
Đài VOA bản tiếng Hán ngày 29/12 đưa tin, giới chức đảo Đài Loan bày tỏ cái gọi là “quan ngại về các hoạt động quân sự của Việt Nam” tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), đặc biệt là trên đảo Sơn Ca, cách đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng bất hợp pháp – PV) khoảng 11 km.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21856)
Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15873)
Trong những năm 20 – 30, thế kỷ XX, nhiều tờ báo có uy tín của Pháp ở Đông Dương với đường lối nghiên cứu khoa học khách quan đã những đưa ra những đánh giá về vị trí chiến lược của Hoàng Sa; tầm quan trọng của Hoàng Sa trong phát triển kinh tế; cơ sở lịch sử rõ ràng, xác nhận chủ quyền của An Nam tại Hoàng Sa từ rất lâu đời. Không những thế, những tờ báo này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của An Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Pháp bảo hộ.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13563)
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017. Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13811)
Itar Tass trích lời một nguồn thân cận tại Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay Việt Nam đang bắt đầu tiến hành đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển. BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có sau khi mua từ Nga.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14589)
Cuối tuần trước, người phát ngôn quân đội Mỹ Jeffrey Pool lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng việc xây đảo nhân tạo trên Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo của hãng IHS Jane’s Defense cho biết đảo nhân tạo này dài 3.000m và rộng 200-300m và Trung Quốc đang xây đường băng tại đây.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15735)
Gạc ma, Chữ Thập và Vành Khăn hợp thành một Tam Giác đối phó với mọi tình huống chiến tranh, gồm cả một sàn ( platform) dài 116 m, rộng 96 m, (1 trong 5 kiến trúc tại Chữ Thập) sẽ dùng để đặt dàn phóng hạ vệ tinh của Mỹ điều khiển và hướng dẫn Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ. Nếu chỉ làm mù vệ tinh của Mỹ mà thôi, thì HKMH Mỹ sẽ bị vô hiệu hoá...
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13096)
Đại sứ ĐẶNG ĐÌNH QUÝ (giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu bế mạc hội thảo): “Cần hiểu rõ và thống nhất “luật chơi” chung ở biển Đông. Chúng ta đều chia sẻ nhu cầu làm rõ và thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, coi đó là “luật chơi” chung của các bên ở biển Đông. Việc tuân thủ “luật chơi chung” là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông”.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13535)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.