Diễn đàn “Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới”

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8542)

image090-content

Đoàn thiếu nhi Gia đình Phật tử ca múa dâng hoa cúng Phật. Ảnh Thanh Phong

 image092-content

Đoàn thiếu nhi Gia đình Phật tử ca múa dâng hoa cúng Phật. Ảnh Thanh Phong
 image094-content

Các diễn giả nói chuyện trong ngày hội thảo “Phật giáo và Hòa Bình Thế giới” do HT Thích Minh Tuyên Viện chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang tổ chức vào ngày Thứ Bẩy 18/1/2014 tại thành phố Santa Ana, California. Ảnh VH
image096-content 

HT Thích Minh Tuyên tổ chức Hội thảo: “Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới”

LỄ HỘI PHẬT NGỌC HÒA BÌNH THẾ GIỚI

 

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

 

3010 W. Harvard Street * Santa Ana, CA 92704 * Tel. (714) 437-9511

 

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO

 

Chủ Đề: PHẬT GIÁO VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI

 

Từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều Thứ Bảy ngày 18 tháng 1 năm 2014

 

Tại Hội Trường Tổ Đình Minh Đăng Quang

 

+++++++++++++

Dưới đây là ba bài tham luận của ngài Ian Green, Chủ nhân Linh tượng Phật Ngọc Hòa Bình, Ts Trần Quang Thuận và Nhà báo Lý Kiến Trúc.

image097-content 

THE SPECIAL CONTRIBUTION OF BUDDHISM TO WORLD PEACE

image099

By Ian Green

 

All religion talks of the importance of generating peace but it is my view that Buddhism brings

 

two unique and important perspectives to the matter of peace in our world.

 

Firstly it explains that that only through INNER PEACE can we ever gain OUTER PEACE. While we allow for anger, jealousy, lack of forgiveness to rule in our hearts we will never be at peace even with one other person.

 

We should not seek revenge on those who have committed crimes against us, or reply to their crimes with other crimes. We should reflect that by the law of karma, they are in danger of lowly

and miserable lives to come, and that our duty to them, as to every being, is to help them to rise

towards Buddhahood, rather than let them sink to lower levels of rebirth. And of course if we

allow hatred or revenge to rise in our hearts then it is our karma which will bring suffering to

ourselves in this life and in countless future lives. Anger is the real destroyer of our good human

qualities; an enemy with a weapon cannot destroy these qualities, but anger can. Happiness

can never come from hatred or anger. I am sure you have never heard anyone say, "Today I’m

happy because this morning I was very angry."

 

Internal peace is an essential path to achieving peace in the world. The first step along that

path is to realize that the negative minds of attachment and anger are the cause of suffering

for ourselves. We must be vigilant to see that these afflictions are never allowed to take root in

our minds. They are the weeds of our mind. The second step on the path to inner peace is very

simple. It is the clear realization that all mankind is one, that human beings in every country

and of every culture and faith are members of the one and the same family. This brings us to

the second great contribution of Buddhism to peace and that is the concept of UNIVERSAL

 

RESPONSIBILITY

 

Buddhism also explains that this responsibility extends beyond humans to animals and beings

of all realms. Because we all share this planet earth, we have to learn to live in harmony and

peace with each other and with nature. This is no longer just a dream, it is now an urgent matter

of necessity.

 

A good motivation is what is needed: compassion without dogmatic views, without complicated

philosophy; just understanding that others are human brothers and sisters and respecting their

human rights and dignities. That we humans can help each other is one of our unique human

capacities.

 

When we demand the rights and freedoms we so cherish, we should also be aware of our

responsibilities. If we accept the view that others have the same right to peace and happiness as

ourselves, do we not have a responsibility to help those in need?

 

Of course this is not easy and it is easy to become discouraged. But in the words of

encouragement from His Holiness the Dalai Lama…

 

Never give up

Develop the heart

Too much energy in your country is spent

Developing the mind instead of the heart.

Be compassionate not just to your friends but to everyone

 

Be compassionate.

Work for peace in your heart and in the world.

Work for peace and I say again

 

Never give up.

No matter what is happening,

No matter what is going on around you,

 

Never give up./

 

 

+++++++++++++++

 

A Paper read at the Conference on Buddhism and the World Peace on January 18th at Minh Đăng Quang Buddhist Center

 

 

BUDDHISM AND WORLD PEACE

 

image101

Trần Quang Thuận, Ph. D

 

Respected Venerables,

 

Distinguished Guests

 

Brothers and Sisters in the Dharma

 

 I am honored to be with you today to give a brief talk on Buddhism and World Today Buddhism and the world as a whole face problems of great magnitude :

 

Ecological problems of ozone depletion, air, oil and nuclear pollution; a greenhouse effect changing the climatic face of the earth resulting in natural disasters; problems of population explosion and natural resourse depletion . . . On a more personal level, within each of us, there is no satisfaction with life, with our work and our families; there is a shortage of work, of unemployment, of unequal distribution of wealth. Marriages last a few years including same sex marriages.

 

Loyalties, friendship and community spirit have weakened. We have a tendency to live selfishly, not caring for others. Our streets are filled with the homeless. Cocaine is used to make our boredom, life without direction, full of pressure more tolerable. In addition the political atmostphere in the Middle East, in the Pacific regions so unstable, the economic conditions worsened resulting in terrorism on air, in the seas and on lands. The horrors of an impending nuclear war, the end of this world glooming threateningly over our heads render the world we live already unsafe, more uneasy. Many problems. Much suffering, great worries all over. All

these demand a well cơrdinated, world wide immediate intervention. Peace is

needed. World peace is really needed.

 

How can we achieve peace ? How can a real peace be realized ?

 

The Buddha says “ Mind peace is world peace.” How can the mind peace be achieved ? Subhuti in the Diamond Sutra asks the Buddha : “ Where can the mind rest ? How can the mind be pacified ?” The Buddha on this occasion expounded the doctrine of resting the mind on no object and pacifying the mind with no Generally the term peace is used as the opposite to war, the absence of war.

 

However, people are not necessary peaceful in their minds even when they are free

Man are born without peace. The Buddha has pointed out in the Lotus Sutra that the world is in fact a burning house. The modern world has dedicated itself completely to the values of the self and the satisfying of material needs.

 

Now how is peace understood in Buddhism ? The Sanscrit term for peace is Santi which means calm or tranquility. Gautama Buddha did not work miracles, but calmly pointed out the most basic suffering of human life and waited for the people to become aware of it. To him, the suffering innate in human existence is rooted in our ignorance and passion. Santi is nothing but the state in which such ignorance and passion are overcome. In the Dhammapala, one of the earliest

Buddhist literature, it is said : If a man should conquer in battle a thousand and thousandmore and another man should conquer himself, his would be the greater victory,

 

Because the greatest of victories is the victory over oneself;

And neither the Gods in heaven above Nor the demons below

can turn into defeat the victory of such man (103-105)

 

The Buddha never fought hostile powers with power. The Buddha said the following verses to the two women while residing at the Jetavana Monastery : Not by hatred is hatred appeased

 

Hatred is appeased by renouncing of hatred It is so conquered only by compassion

 

This is a law eternal (1:5) Compassion, the truth of No Self and the law of dependent co-origination are the basic principles for world peace. Loving each other, knowing that all things

in the universe are co-arisng and co-ceasing, nothing exists independently and realizing all human sufferings are originated from selfishness. Hatred, vengeance and war all come from this.

Pope Francis, in his first Christmas message states “True peace is not . . . a lovely “façade” which conceals conflicts and divisions. Peace calls for daily

 

The Buddha while residing at the Jetavana Monastery spoke the following verses to the two monks whore were friends : “Through many sacred texts he chants

The heedless man’s no practiceAs cowherd counting others’ kineIn Samanship he has nore share.”

In this present state of affairs, how can the Buddhists effectively contribute to

The Buddha during his life time used to advise his disciples to respect, to take

care of their former masters. In the history of Buddhism in India, during the reigns of Asoka in the 3rd Gupta II in the late 4th were equally respected.

 

We are now living in a global village. We cannot afford to behave with narrow minded manners. We hae to learn how to treat others with consideration, respect, friendship and love. The world today, our globe today is getting smaller The Buddha used to advise his disciples to meet frequently and regularly.

 

To meet in harmony and to depart also in harmony to exchange experiences, to strengthen communal spirit, to cultivate peace in oneself, in community and the New movements, new tendencies in the world appear, can Buddhism adequately respond to new cultural challenges ? Or the Buddhists as cowherd counting others’ kine, being swept away by political storms, become victims of the cultural tides, fragmented and in conflict with each other ?

 

To follow the Buddha’s advice, the Buddhists at least have to :

 

1. Jointly create a mediating body, a forum, where Buddhits of all forms and shapes can come to exchange ideas, experiences, settle differences, form common projects in social servies and in Dharmadhatu works.

 

2. In this endeavor, they have to create a suitable format for initiating dialogue with one another and with the world at large.

 

3. They have to create an ongoing research effort to explore the successes and failures in their contributions to world peace, applying the principles of selflessness, of mutual dependence and of compassion.

 

May the Tathàgatha guide us to the right pathMay the world at peace and all beings be well and happy.

 

Thank you for your time. century BC, of Kanishka in the first century AD, of Chandra

century AD, the country was at peace when all religions

 

PHẬT GIÁO VÀ HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

 

Bài thuyết trình trong Lễ Hội Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới

 

được tổ chức ngày 18-1-2014 tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, Santa Ana, CA 92704

 

Kính bạch chư Tôn Đức

 

Kính thưa quí quan khách

 

Kính thưa toàn thể nam nữ Phật Tử

 

 Tôi rất hân hạnh được Ban Tổ Chức Lễ Hội Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới mời đến đóng góp vào chủ đề Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới.

 

 Kính thưa quí liệt vị :

 

 Phật Giáo và thế giới hiện nay đang phải đương đầu với những vấn đề trọng đại : vấn đề môi sinh, vấn đề ô nhiễm không khí, dầu quặn; vấn đề sa thải nguyên tử; vấn đề hâm nóng địa cầu, ảnh hưởng đến khí hậu, đến mưa bão, hạn hán; vấn đề tài nguyên; vấn đề nhân mãn . . . Trên bình diện cá nhân, chúng ta không cảm thấy thỏa mãn với đời sống, vói công ăn việc làm, với tình trạng gia đình.

 

Hôn nhân gồm hôn nhân đồng tính chỉ tồn tại vài ba năm. Lòng trung thành, tình bằng hữu, tinh thần cọng đồng ngày càng kém sút. Chúng ta có khuynh hướng sống cho cá nhân mình, không nghĩ đến kẻ khác. Trên vỉa hè chúng ta thấy nhiều người vô gia cư. Cần sa, ma túy được sử dụng để làm cho cuộc sống không định hướng, buồn nản, đầy áp lực được dễ chịu hơn. Thêm vào đó tình hình chính trị bất ổn tại Trung Đông, tại vùng Thái Bình Dương; tình trạng kinh tế sa sút đưa đến hành động khủng bố trên không, dưới biển, trên lục địa. Viễn tượng chiến tranh nguyên tử, ngày tận thế làm cho thế giới đã bất an lại càng bất an hơn. Bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu khổ lụy, lo âu tràn ngập thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thích hợp, những đáp số thỏa đáng; đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp giữa các cọng đồng nhân loại . . .

 

Thế giới hiện nay cấp bách cần hòa bình, một nhu cầu thiết yếu như hơi thở của chúng ta. Làm thế nào để có hòa bình ? Làm thế nào để có hòa bình thật sự ? Phật dạy “Tâm bình thì thế giới bình.” Làm thế nào để đạt được tâm bình, ngọn nguồn của hòa bình thế giới?

 

Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang đã hỏi Phật “Ưng vân hà trụ ? Vân hà hàng phục kỳ tâm ?”. Nhân đó Phật dạy đạo lý “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, ưng vô sở trước nhi hàng phục tâm.”

 

Thông thường khi nói đến hoà bình là chỉ cho tình trạng không chiến tranh. Thực ra dẫu không có chiến tranh chưa chắc dân chúng được an hưởng thái bình khi tâm chưa thanh tịnh, an lạc.

Con người sinh ra không có hòa bình. Đức Phật trong kinh Pháp Hoa cho chúng ta thấy thế giới thực sự là một ngôi nhà cháy. Thế giới hiện tại đã lao mình vào giá trị cá nhân, vào thỏa mãn nhu cầu vật chất.

 

Phật Giáo quan niệm về hòa bình như thế nào ? Hòa bình tiếng Phạn là Santi có nghĩa là an tĩnh, thanh thoát. Đức Phật không sử dụng phép lạ làm vơi khổ đau nhân thế mà hướng dẫn chúng sinh nhận thấy cội nguồn khổ đau nằm trong vô minh, dục vọng, ngã chấp. Cuộc chiến đầu căm go nhất, hòa bình đích thực nhất là chiến thắng bản thân. Trong Kinh Pháp Cú đức Phật khi ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá đã nói những dòng kệ sau :

 

Dầu có chiến thắng hàng nghìn trận mạc

Cũng không bằng chiến thắng mình

 

Vì đó là sự chiến thắng căm go và vĩ đại nhất

 

Mà chư thiên trên trời hay quỉ thần dưới đất

 

Cũng không thể đánh bại hạng người ấy.

 

 Đức Phật không bao giờ lấy oán báo oán. Đức Phật nói bài kệ sau cho hai phụ nữ oán thù nhiều đời :

 

Hận thù không thể lấy thù hận để thoa dịu

 

Hận thù chỉ có thể thoa dịu bằng từ bỏ hận thù bằng từ bi, độ lượng

 

Đó là luật bất hủ.

 

 Đạo lý từ bi thương yêu tất cả, hữu tình cũng như vô tình.

 

 Đạo lý vô ngã giúp ta cảm thông với tất cả một cách dễ dàng và kỳ diệu.

 

 Đạo lý tương duyên cho chúng ta thấy rõ sự liên hệ giữa ta và tất cả.

 

Thâm nhập được ba đạo lý này con người không còn bám chặt vào cái ta, con người biết được giây liên hệ mật thiết giữa ta và vạn vật, sống hài hòa, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau. Mọi sự khổ lụy của con người đều vì cái ngã mà sinh ra. Cái ngã chấp này, cái ý thức trung tâm điểm vũ trụ này tạo thành bức tường tha hóa, gây nên không biết bao nhiêu đau khổ, bất an trong kiếp sống con người.

 

Chiến tranh, thù hận ngay cả chiến tranh, thù hận tôn giáo cũng từ đó mà ra.

 

Đức Giáo Hoàng Francis trong Thông Điệp Giáng Sinh vừa qua nói : “Hòa bình đích thực không phải là cái bình phong hào nhoáng bề ngoài che dấu xung đột, đối nghich, phân hóa. Hòa Bình đòi hỏi sự ký thác, dấng thân thực hiện

 

Đức Phật khi ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá nói bài kệ cho hai vị Tỳ Kheo:

“Các ngươi có tụng đọc vô số kinh điển mà không thực hànhThì không khác người chăn bò,

chỉ biết đếm bò cho chủ. Không có dự phần vào hàng thánh chúng.”

 

Trong tình trạng hiện tại, người con Phật phải làm gì để đóng góp vào nỗ lực

xây dựng hòa bình thế giới ?

 

 Vào thời kỳ Phật còn tại thế, Ngài thường khuyên dạy hàng đệ tử phải tôn kính phụng sự tôn sư của mình sau khi đã qui y theo Phật. Trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ dưới thời vua A Dục thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên, thời vua Ca Nị Sắc Ca thế kỷ 1 sau kỷ nguyên, thời vua Chandra Gupta II cuối thế kỷ 4 sau kỷ nguyên là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều được tôn trọng.

 

 Chúng ta hiện nay đang sống trong cái làng địa cầu (a global village), chúng ta không thể nhìn đời bằng đôi mắt hẹp hòi, hạn chế mà phải học hỏi làm thế nào để sống, để hành xử, để đối đãi với nhau như những người thân thuộc, vì thế giới ngày nay, quả địa cầu ngày nay của chúng ta ngày càng nhỏ, càng mong manh.

 

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài dạy chư tăng phải thường xuyên hội họp. Hội họp trong hòa hợp, giải tán trong hòa hợp. Hội họp thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm tu học, hoằng đạo, để giải quyết những thắc mắc, những dị biệt.

Hiên nay trên thế gìới có nhiều phong trào, nhiều xu thế văn hóa thời đại xuất hìện. Phật Giáo đáp ứng như thế nào trước những thử thách văn hóa thời đại ? Có thể đóng góp gì trong tiến trình xây dụng một cọng đồng thế gìới cưu mang hơn, nhân hậu hơn ? Hay áng binh bất động để rồi bị cơn lốc chính trị lôi cuốn, trở thành nạn nhân, rồi phân hóa chống đối lẫn nhau ? Chúng ta, những cọng đồng Phật Giáo ít nhất phải :

 

1. Thành lập một cơ cấu hóa giải, một diễn đàn chung, nơi Phật Tử thuộc nhiều tông môn, nhiều lập trường khác biệt có thể thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm đạo, đời trong tinh thần hòa hợp truyền thống để thiết lập những đề án chung về công tác xã hội và hoằng pháp.

 

2. Liên quan đến vấn đề nêu trên, phải thành lập một mô hình thích hợp giúp đối thoại nội bộ, với cac tôn giáo bạn, các đoàn thể và thế giới bên ngoài cho có hiệu quả hơn.

 

3. Thành lập một cơ quan nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá thành công, thất bại trong nỗ lực xây dựng hòa bình dựa trên tinh thần vô ngã, tương duyên, từ bi

 

Nguyên cầu đức Từ Tôn soi sáng, hướng dẫn cho chúng con,

Cầu nguyên thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc,

 

Xin thành thật cám ơn và kính chào quí liệt vị.

 

+++++++++++++++++

Phật Giáo và Chiến tranh và Chính trị

 image103

LÝ KIÉN TRÚC

Văn Hóa Magazine-California

http://www.nhatbaovanhoa.com

 

Chủ đề bài viết nghe có vẻ trái tai, nhưng theo tôi, đó là một thực thể tương tác không thể chối cãi. Tôi tự nghĩ khi Đức Phật Đà Tất Đạt Đa còn tại thế, ngự trên ngai vàng, Ngài đã nhìn thấy con người đang sống giữa một cộng đồng xã hội luân hồi: SINH - LÃO - BỆNH - TỬ. 

 

Bởi chính Bụt Tất Đạt Đa Cồ Đàm, khi tái sinh lần cuối cùng, Ngài cũng là con người; đã là con người, thì không thể thoát vòng SINH LÃO BỆNH TỬ, trong SINH THÀNH VÀ HOẠI DIỆT.

Như vậy,

SINH có Chiến tranh và Chính trị không?: CÓ.

LÃO có Chiến tranh và Chính trị không?: CÓ.

BỆNH có Chiến tranh và Chính trị không?: CÓ.

TỬ có Chiến tranh và Chính trị không?: CÓ.

Sinh Lão Bệnh Tử khủng khiếp quá!

 

Tôi tự nghĩ: Như vậy thì làm sao THOÁT? – Làm sao GIẢI THOÁT cái vòng lẩn quẩn đó? Rất khó mà giải thoát khi SINH LÃO BỆNH TỬ vẫn còn tồn tại, vẫn còn luôn luôn hiện hữu trong CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH.

 

Chiến tranh và Hòa Bình là một thực tại bất biến của cộng đồng xã hội loài người. Nó chui sâu vào cả cái đơn vị nhỏ nhất, đó là GIA ĐÌNH. Nó HÙNG HỔ giữa mặt căm thù mặt, nó tóe lửa lên mắt, mắt ghen mắt ghét, nó thề phanh thây uống máu quân thù – nó không đội trời chung với những ai “tranh cãi” lại nó. Khủng khiếp quá!

 

Vậy, cách nào để ta xa rời Chiến Tranh: Ta phải ĐI TU.

Vậy, cách nào để ta gần gũi Hòa Bình: Ta phải ĐI TU.

Ta đi tu là ta tự giải thoát, tự diệt khổ.

 

Nhưng, lại chữ nhưng, nếu tất cả chúng sinh đều đi tu hết, thì lấy người đâu ra mà kiến trúc cộng đồng xã hội, người đâu ra mà “điều chỉnh” một cộng đồng nhỏ cho đến một tập thể cộng đồng lớn, vẫn còn sặc mùi tử khí chiến tranh, còn sặc mùi chính trị hắc ám.

 

Khi Bụt Cồ Đàm quyết định xuống tóc đi tu, sau 45 năm giảng dậy và hành đạo khổ hạnh, sau 49 ngày nhập định dưới gốc Bồ Đề, uống sữa, ngài hóa độ Đại Tỉnh Thức - Đại Giác ngộ, không còn tái sinh nữa.

 

Dưới gốc Bồ Đề, về địa lý, cây Chuyển Pháp Luân mọc giữa một miền đất sông sâu núi thẳm, thở trong hơi thở Hòa Bình và thuần khiết, hoàn toàn không có mùi tiêu diệt.

 

Nhưng hỡi ôi, lịch sử đã viết, sau khi Bụt tịch diệt nhập Niết Bàn, những cuộc Thánh chiến, Giáo chiến, giữa các người theo Ấn Giáo, Hồi Giáo, Bà La Môn và những người theo Phật Giáo, diễn ra không ngừng, ngay trên quê hương sông sâu núi thẳm của Đức Phật Đà, ngay trong nội bộ TĂNG GIÀ của Bụt, cũng đã có Đề Bà Đạt Đa, và ở những miền đất xa xôi khác, CHIẾN TRANH vẫn liên tục tái sinh thách thức cánh chim HÒA BÌNH.

 

Sau vị Thánh của phương Đông 624 năm, một vị Thánh của phương Tây xuất hiện, đã chỉ cho nhân loại thấy mầm mống của chiến tranh, ẩn nấp trong thiên đường: một con rắn đến dụ dỗ bà Eva thiên thần ăn trái táo. Khi thiên thần ăn phải của độc, chiến tranh bùng nổ.

 

 **

Vào thế kỷ trước Tây lịch, Đạo Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni du nhập vào một vùng thổ cư gọi là Luy Lâu, Giao Châu. Đạo đến, không mang theo giáo mác, súng lớn súng nhỏ, Đạo đến, không tốn một giọt máu, không chảy một giọt lệ, chỉ mang theo NỤ CƯỜI của Bụt và HƠI THỞ của Thiền Sư.

 

Phật giáo Hòa bình từ từ lan tỏa vào hang cùng ngõ hẻm, đến Làng Xã, đến Cung đình Việt Nam. Đạo đã được chứng minh - hiện hữu trong hầu hết các lãnh vực Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, và đặc biệt Chính trị.

 

Đạo sáng ngời nòi giống Hồng Lạc; Ni cầy cấy lúa; Tăng mở trường học, Cư sĩ thiết kế văn minh; Vua lấy dân làm gốc, Tướng mở mang sơn hà .…

 

Trong những con đường của Đạo, con đường chông gai nhất có lẽ con đường Chính trị Đạo. Đã có nhiều thời kỳ, nhiều thời đại nước Việt, có nhiều NHÀ TU xuất thân từ THIỀN MÔN ra làm chính trị, lãnh đạo chính trị. Ngược lại, cũng có nhiều nhà chính trị, cởi áo Hoàng bào, xuống tóc đi Tu, giã từ bụi bặm.

 

Trong lịch sử nước Việt triều Lý, triều Trần, Vua Trần Nhân Tông nửa đêm trốn ngai vàng tìm đường lên núi Yên Tử … để tu.

 

Vua lập ra thiền phái Trúc Lâm. Trúc Lâm Đầu Đà đại diện cho giới quý tộc, Pháp Loa Thiền Sư đại diện cho giới nông dân, Huyền Quang Thiền sư đại diện cho giới sĩ phu. Ba giới này tiêu biểu cho xã hội nước Việt thời bấy giờ, được Thái thượng hoàng Giác Hoàng Điều Ngự tổng hòa tuyệt diệu mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên một sức mạnh vô địch cho một quốc gia đất ít người thưa, rung trời chuyển đất, sóng gầm gào thét, tam đầu chế Thái thượng hoàng, Hoàng đế, Tể tướng chỉ huy ba cuộc chiến vệ quốc lừng danh, đập tan mưu đồ xâm lược bành trướng phương Nam của một quốc gia láng giềng to lớn.

 

Nhưng cuối cùng, thay vì say men chiến thắng, say sưa chủ nghĩa bách chiến bách thắng Vua chỉ muốn bước theo chân Phật, bóng hình dựa vào vách núi, đi tu.

 

Lại nhớ chuyện: Thái sư Thiền sư Trần Thủ Độ dẫn bá quan văn võ lên núi hạ lệnh: Vua ở đâu, triều đình ở đó! Trước hành động “vô chấp” của Thái sư Trần Thủ Độ, Thiền sư dù buồn rầu, vẫn phải phất áo cà sa xuống núi, vẫn phải tha phương giải trừ mê tín, cứu đời.

 

Hành động của Thái sư Trần Thủ Độ gióng lên tiếng chuông: CHÍNH TRỊ không thể tách rời khỏi CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH AN LẠC. Dù chiến tranh phát động dưới hình thái nào, dủ hòa bình dưới cội bồ đề nào, Phật Giáo có thể, hay không thể, tách rời khỏi Chính trị; và nếu, không thể tách rời được, thì Phật giáo phải có thái độ chính trị, và nếu đến lúc dân đòi, nước cần, thì phải làm chính trị.

 

Nhưng nếu như vậy, CHIẾN TRANH và CHÍNH TRỊ có là bản thể của Phật Giáo không? Đó là một câu hỏi của hôm nay, bởi vì quanh đây, chiến tranh hủy diệt và chính trị u mê đang ẩn náu, sẵn sàng lộ diện.

 

Những người gọi là lãnh đạo trong cộng đồng xã hội Việt Nam hiện nay, không ít thì nhiều không theo đạo này thì theo đạo khác; trong nước ta còn có những người theo “đạo” Mác Xít Lênin Nít. Những người theo loại “đạo” này đang làm khổ dân tộc. Trong đầu của họ Hòa bình thì ít mà Chiến tranh thì nhiều. Họ gây thù chuốc oán lung tung.

 

Chúng ta có thể “thông cảm” cho những người làm bá trị kiểu đó, nhưng có những người đứng trong vị trí lãnh đạo tôn giáo cũng làm chánh trị thì sao?

 

Trước khi làm Vua nước Thái Lan, ngài vốn là một Thiền sư. Trước khi là Quốc trưởng nước Tây Tạng, Dalai Lama là một Thiền sư. Trước khi là Vua nước Đại Việt, ngài là một tỳ kheo. Một góc độ chung, triết lý chính trị của ba vị Vua này hầu như lấy Đạo Phật làm nền tảng lý tắc cho chính khí hòa bình và nhân ái.

 

Việt Nam ta gần đây, có nhiều Thiền sư ý kiến: “Phải tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị”. Nhiều ý kiến “cực đoan” cho rằng tôn giáo mà không tách ra khỏi chính trị thì Cộng đồng Xã hội Dân sự và thế lực chính quyền sẽ có chiến tranh, dù là cuộc chiến dưới nhiều hình thái khác nhau, dù là cuộc chiến không tiếng súng, nhưng ngập ngàn bạo động, giam hãm và tù đầy.

 

Thiền sư Thích Quảng Độ yêu cầu nhà nước CHXHCNVN tách rời tôn giáo ra khỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quả là một ý kiến chính trị táo bạo đối đầu trực tiếp với chính quyền, một thông điệp chính trị rất khó chịu đối với một nhà nước vẫn còn lưu luyến “đạo” cộng sản.

 

Thiền sư Thích Quảng Độ đã dùng biện pháp chính trị đối với thế quyền, còn đứng về phía tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài liên tiếp ấn ký Giáo chỉ 9, Giáo chỉ 10 … Ảnh hưởng chính trị của hai Giáo chỉ này làm tan hoang tan nát cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, một cộng đồng tích lũy sức mạnh chống cộng vô song từ quá khứ đến hiện tại. Hai Giáo chỉ tác động mạnh đến nỗi, Hòa Thượng Thích Tâm Châu phải lên tiếng hai lần đề nghị Thiền sư Quảng Độ do tù đầy, do tuổi già sức yếu, đề nghị ngài nên giải nhiệm công việc, giải tán cái gọi là phòng “thông tin độc địa” kia đi, cho cộng đồng Phật giáo, Phật tử hải ngoại bình yên tu tấn.

 

Rất may, trong hàng ngũ các Giáo phái Phật giáo hải ngoại, những Phật tử, những Tăng sĩ có gốc tích người miền Bắc, có gốc tích người miền Nam “thoát nạn binh đao” của Giáo chỉ 9, Giáo chỉ 10; những Tăng sĩ, Cư sĩ, Phật tử có gốc tích người miền Trung chịu nhiều đau khổ nhất.

 

Nhìn về trong nước, đất Việt ta, Biển Đông ta, dân ta, trong đó có hàng chục triệu Phật tử, đang đứng trước bờ vực của chiến tranh, Biển Đông đang đối mặt với liệt cường xâu xé. Sự tồn vong của khu vực mấp mé bên yếu tính thăng hoa.

 

Ngồi yên, bất bạo động có giải quyết được Biển Đông không?

Ngồi yên, an nhiên tự tại có đóng góp vào biến cố sinh tử Biển Đông không?

 

Xin Phật giáo, Phật tử Hòa bình Thế giới hãy mở rộng vòng tay nhân ái cứu lấy viễn ảnh đen tối của lò thuốc súng này?

 

Lý Kiến Trúc

 

(Nhân ngày Hội thảo “Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới” do Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Viện chủ tổ Đình Minh Đăng Quang tổ chức Thứ Bẩy 18/1/2014 tại thành phố Santa Ana, California, USA).

 

 

03 Tháng Sáu 2013(Xem: 8492)
Câu chuyện thế này, khoảng tháng 5 năm 2005 khi cố đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác về chùa Tam Bảo trong dịp lễ Phật đản. Một buổi khuya nọ, HT nằm trong phòng ngủ nghe đàn Ngỗng trời kêu rối rít trong không gian vườn chùa. Sáng ra, Ngài bảo sao nghe tiếng ngỗng kêu nhiều quá, chúng vui mừng chăng? Tôi trả lời vì sau vườn chùa có hồ nước rộng trên đất của người Ấn Độ nên đàn ngỗng thường về làm tổ và dạo chơi. Ngài dạy tôi nên mua thêm miếng đất đó để sau này xây tượng đài Quán Âm trong vườn chùa mới có ý nghĩa lớn.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 10240)
Cứ mỗi độ tháng Tư Âm Lịch, Tăng Ni Phật tử cùng với những người con Phật trên khắp thế giới hân hoan kỷ niệm Ngày Khánh Đản của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngày mà nhân loại đón mừng ánh sáng giác ngộ và những lời giáo huấn của Ngài để kiến tập một thế giới an bình, tự tại cho chư thiên và chúng sinh
23 Tháng Năm 2013(Xem: 7075)
Thứ bảy và chủ nhật vừa qua, Thượng tọa Thích Viên Dung, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, đã làm lễ khánh thành chùa Bảo Phước vừa lạc thành tại thành phố San Jose, miền Bắc California.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 8305)
Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8707)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7203)
WESTMINSTER, California – Sau 3 ngày sinh hoạt, làm lễ, thuyết giảng và vui chơi, Đại Lễ Phật Đản PL 2554 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất-Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HK) tổ chức tại khu thương xá Westminster Mall đã bế mạc bằng một đại lễ với hơn 300 chư tôn đức tăng ni và hàng ngàn đồng hương tham dự.