Kinh cổ trong đầu tượng Phật thế kỷ 14

28 Tháng Sáu 201711:58 CH(Xem: 5862)

VĂN HÓA ONLINE - TÔN GIÁO - THỨ  TƯ 28 JUNE  2017


Đào cây đa hàng trăm tuổi, thấy cổ vật hàng trăm năm


04/06/2009


Hoàng Sang


(Liễu Quán)


Trong lúc đào cây đa hàng trăm tuổi để bán, ông Bùi Văn Hải ( trú tại bản cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An) đã phát hiện ra rất nhiều cổ vật dưới lòng đất.


Số cổ vật này gồm 30 tượng người bằng kim loại và một số dụng cụ sinh hoạt bằng đồng, bằng đá như trâm cài tóc, mũi tên nằm ở độ sâu gần 2 m.


Chị Lô Thị My La cán bộ phòng văn hoá huyện cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành xem xét toàn bộ số cổ vật nói trên nhưng hiện tại vẫn chưa thể xác định được niên đại của số cổ vật này”.


Được biết, sau khi biết gia đình ông Hải phát hiện đào được cổ vật này, nhiều tay buôn đồ cổ trong nước đã có mặt để gạ mua. Tuy nhiên, vì vấn đề tâm linh nên ông Hải đã từ chối.


Theo một số người cao tuổi, có thể đây là những cổ vật có giá trị, niên đại hàng trăm năm, mang nhiều trầm tích về đời sống văn hoá của tộc người đầu tiên ở Tương Dương.


(Theo chúng tôi-người tổng hợp tin nầy thì những pho tượng trong hình ảnh chắc chắn là những pho tượng Phật)


image051

Số cổ vật được phát hiện dưới gốc cây đa hàng trăm tuổi hiện vẫn chưa xác định được niên đại. Ảnh: Hoàng Sang.


Hàn Quốc: Bản kinh thế kỷ 14 tìm thấy trong tượng Phật


27/05/2017 08:44


Liễu Quán


image052


(PGVN) Một bản kinh Phật thế kỷ 14, thuộc Vương quốc Goryeo đã được phát hiện hôm thứ Tư, ngày 24/05/2017, bên trong pho tượng Phật tại ngôi Già lam Thật tướng cổ tự (Silsangsa -실상사-實相寺), Namwon, tỉnh Bắc Jeolla.


image052
Bức tượng Phật có nội dung bản kinh cổ. Ảnh 3D-CT. Mặt trước bên trái, bên phải

Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo đã phát hiện một bản kinh Phật có thể gập lại được viết bằng chữ bạc, bên trong pho tượng Phật tư thế Thiền tọa tại ngôi Già lam cổ tự nêu trên.


Chỉ có 4 bản kinh như vậy được tìm thấy ở Hàn Quốc. Trong số đó, một được tìm thấy bên trong tượng Phật Đại Nhật Như Lai của ngôi Kỳ Lâm cổ tự (기림사-祗林寺) ở Gyeongju, được coi là báu vật quốc gia số 959.


image053image054


Viện Nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy bản văn trong khi đưa bức tượng Phật qua một máy quét tia X ba chiều. Kinh được viết bằng mực bạc trên giấy làm bằng cây dâu tằm và có các dòng chữ: “Càn tất Phật tượng (乾 漆 佛像) Tang chỉ Ngân nê Đại Bát nhã Ba la mật đa kinh  (桑 紙 銀 泥 大 般若 波羅密 多 經)”.


 image055image056image057


Bản kinh, một bản sao của quyển 396 thuộc bộ kinh 600 quyển Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh, ghi lại rằng bản kinh đã được tặng bởi một người tên là Lý Trường Quế (이장계-李長桂) và vợ Lý Thị (이씨-李氏).


Viện đã nghiên cứu những quyển sách cổ xưa để tìm hiểu về người tên Lý Trường Quế, nhưng đã vô ích. Lim Seok kyu, một nhà nghiên cứu thuộc viện, cho biết: "Bản kinh được thực hiện để tôn vinh tổ tiên của họ và tránh khỏi những điều không may mắn".


Tượng Phật được tạo tác vào đầu thời kỳ Joseon, hoặc vào thế kỷ 14. Có khoảng 20 bức tượng Phật được làm theo cách tương tự trong suốt thời kỳ Goryeo và Joseon. Hình dạng bên ngoài của bức tượng thay đổi do có nhiều sửa chữa. Viện đã phát hiện ra hình dạng ban đầu dưới bề mặt mạ vàng thông qua chụp CT.


Vân Tuyền (Nguồn: PG Hàn Quốc)