Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo

10 Tháng Tám 20152:38 SA(Xem: 6861)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 10 AUG 2015

Đăng ngày 08-08-2015 Sửa đổi ngày 08-08-2015 17:12

Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo

Anh Vũ
image082

Nhà sư Ashin Wirathu (G) được mệnh danh là "Ben Laden" của Phật giáo Miến Điện.Reuters

Trang Văn Hóa và Ý tưởng của Le Monde (08/08/2015) có bài viết về đạo Phật ở Châu Á mang dòng tựa đáng chú ý : « Sự hận thù mang màu áo vàng cà sa ». Tờ báo đề cập đến những sự kiện liên quan đến thái độ, quan điểm của một số nhà sư Phật giáo ở các nước, từ Srilanka đến Miến Điện và qua Thái Lan đang làm méo mó đi hình ảnh của Đạo Phật, vốn vẫn được coi là một tôn giáo tránh né mọi hình thái bạo lực.

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra từ hồi tháng 6 năm 2013 tại thành phố Mandalay của Miến Điện. Trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Time, nhà sư Wirathu đã không ngần ngại trút thái độ thù hằn vào người Rohingya theo Hồi giáo, một sắc dân vô thừa nhận, luôn bị coi là những người nhập cư trái phép và bị ngược đãi ở Miến Điện. Nhà sư được mệnh danh ở Miến Điện là « Ben Laden» của Phật giáo này tuyên bố đầy sắc khí : « Bây giờ không phải lúc còn ngồi yên được nữa mà là lúc phải đứng lên và làm sôi máu chúng ta lên ». Ngay lập tức, số báo của Time ra ngày 17/2013 đã gọi Wirathu là « gương mặt khủng bố Phật giáo ».

Từ sự kiện đó, Le Monde đặt câu hỏi : Làm thế nào mà một tôn giáo nổi tiếng là hiếu hòa lại có thể sản sinh ra những phát ngôn như vậy ? Phải chăng người phương Tây từng bị lôi cuốn bởi ý tưởng phi bạo động và lòng trắc ẩn, đã hiểu nhầm về sự bình an của đạo Phật mà họ đã du nhập từ bên châu Á về. Tác giả ngược dòng lịch sử cho thấy Phật giáo đã đến với người phương Tây đã từ thế kỷ thứ 19, thời kỳ thực dân thuộc địa. Ngay từ đó Phật giáo đã được phương Tây đón nhận là một tôn giáo an bình. Nhưng từ đó đến nay, cùng với nhiều biến động của lịch sử, nhiều sự kiện diễn ra trong giới Phật giáo đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh tôn giáo xuất xứ từ Á Châu này.

Bài báo nhắc lại sự kiện, năm 1963, nhà sư Thích Quảng Đức của Việt Nam tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn để phản đối sự trấn áp bạo lực của chính quyền theo Công giáo khi đó. Hình ảnh nhà sư tự thiêu đã lan truyền khắp thế giới và gây xúc động mạnh trong dư luận nhất là khi thấy các nhà sư sẵn sàng chấp nhận quyên sinh mà không thể hiện một chút bạo lực nào. Thế nhưng đến khi xảy ra làn sóng tự thiêu liên tục trong các nhà sư Tây Tạng, để chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc trong khoảng từ 2012 đến 2013 thì dư luận lại đặt vấn đề : Phải chăng đạo Phật chủ trương bất bạo động và chấp nhận sự hủy hoại cuộc sống của chính mình ?

Tiếp đó là đến năm 2007, khi các nhà sự Miến Điện xuống đường đấu tranh chống chế độ độc tài. Họ bị đàn áp và tất nhiên trở thành những nạn nhân của bạo lực. Nhưng 8 năm sau đó, một số nhà sư Miến Điện lại nổi lên đấu tranh, nhưng là để đòi trục xuất người Rohingya theo Hồi giáo. Le Monde đặt câu hỏi : « Làm sao người ta có thể dung hòa được giáo lý của Đức Phật với đầu óc dân tộc cực đoan hẹp hòi như vậy ? »

Theo tác giả bài viết, sự phối hợp giữa Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc quá khích không phải là điều gì mới. Tại Thái Lan, tôn giáo này đã từng được Nhà nước không ngần ngại sử dụng khi muốn biện minh cho chiến tranh. Đến giờ Phật giáo Thái Lan là một định chế cực kỳ chính trị hóa và được phân cấp rõ rệt , nhằm phục vụ nền quân chủ. Năm 1976, giáo hội Phật giáo của nước này từng tham gia tích cực vào cuộc thập tự chinh chống Cộng sản. Nhà sư Thái Kittivuddho từng giải thích : « Giết những người Cộng sản không phải là tội .... Chúng tôi không có ý định sát sinh nhưng tiêu diệt những con quỷ là nghĩa vụ của mọi người Thái ».

Chuyển qua Srilanka, nước láng giềng của Miến Điện và Thái Lan. Le Monde nhận thấy các nhà sư có đầu óc dân tộc cực đoan của nước này cũng không thiếu. Họ còn tham gia một đảng thành lập năm 2004 kêu gọi mạnh mẽ đàn áp phe nổi dậy Những con Hổ giải phóng Tamoul ( đa phần theo Ấn Độ giáo) ở miền bắc nước này.

Trở lại Miến Điện với nhân vật sư Wirathu. Le Monde nhắc lại : « Khi ông ta cổ vũ lòng hận thù với người Hồi giáo Rohingya, hay chửi rủa bà đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc là « con đĩ », nhà sư Miến Điện Wirathu hoàn toàn không phải là một nhân vật ngoài lề đất nước. Không phải là một người ly khai, ông ta là một chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng và gần gũi với chính quyền ».

Tất nhiên ở bên ngoài nhiều chức sắc Phật giáo đã lên án những phát ngôn của nhà sư này, trong đó đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Với tất cả những hiện tượng vừa nêu trên, tác giả đặt vấn để có phải người phương Tây đã sai lầm khi nhìn nhận bản chất phi bạo lực của Phật giáo hay không ? Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận./

03 Tháng Sáu 2013(Xem: 8536)
Câu chuyện thế này, khoảng tháng 5 năm 2005 khi cố đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác về chùa Tam Bảo trong dịp lễ Phật đản. Một buổi khuya nọ, HT nằm trong phòng ngủ nghe đàn Ngỗng trời kêu rối rít trong không gian vườn chùa. Sáng ra, Ngài bảo sao nghe tiếng ngỗng kêu nhiều quá, chúng vui mừng chăng? Tôi trả lời vì sau vườn chùa có hồ nước rộng trên đất của người Ấn Độ nên đàn ngỗng thường về làm tổ và dạo chơi. Ngài dạy tôi nên mua thêm miếng đất đó để sau này xây tượng đài Quán Âm trong vườn chùa mới có ý nghĩa lớn.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 10279)
Cứ mỗi độ tháng Tư Âm Lịch, Tăng Ni Phật tử cùng với những người con Phật trên khắp thế giới hân hoan kỷ niệm Ngày Khánh Đản của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngày mà nhân loại đón mừng ánh sáng giác ngộ và những lời giáo huấn của Ngài để kiến tập một thế giới an bình, tự tại cho chư thiên và chúng sinh
23 Tháng Năm 2013(Xem: 7115)
Thứ bảy và chủ nhật vừa qua, Thượng tọa Thích Viên Dung, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, đã làm lễ khánh thành chùa Bảo Phước vừa lạc thành tại thành phố San Jose, miền Bắc California.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 8330)
Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8738)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7235)
WESTMINSTER, California – Sau 3 ngày sinh hoạt, làm lễ, thuyết giảng và vui chơi, Đại Lễ Phật Đản PL 2554 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất-Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HK) tổ chức tại khu thương xá Westminster Mall đã bế mạc bằng một đại lễ với hơn 300 chư tôn đức tăng ni và hàng ngàn đồng hương tham dự.