Trung Quốc : Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời

13 Tháng Bảy 201711:44 CH(Xem: 5710)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VẬT & SỰ KIỆN - THỨ  SÁU 14 JULY  2017


Trung Quốc : Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời


image030Các nhà dân chủ Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước Văn Phòng Liên Lạc của Trung Quốc. Ảnh ngày 13/07/2017.Reuters


Bị giam tù từ năm 2009, sau đó được trả tự do có điều kiện vào cuối tháng 06/2017 vì lý do sức khỏe, nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đã qua đời hôm nay, 13/07/2017, tại một bệnh viện ở Trầm Dương (Shenyang), tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), do bị ung thư gan.


Kể từ khi tham gia vào việc soạn thảo dự án cải cách Hiến Pháp Trung Quốc, giải Nobel Hòa Bình 2010 đã trở thành nhà ly khai đáng thù ghét nhất trong con mắt của Bắc Kinh.


Tên tuổi Lưu Hiểu Ba không xuất hiện trên báo chí Trung Quốc kể từ ngày 08/10/2010. Tất cả các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc không hề nhắc đến tên ông. Đối với Bắc Kinh, thì tại Trung Quốc không có giới ly khai, chỉ có những kẻ phạm tội hình sự. Hồi mùa thu năm 2010, thông báo trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh đánh giá là « xấu xa ».


Lật đổ chính quyền Nhà nước


Từng tham gia phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Thiên An Môn, bị đưa đi trại cải tạo trong thời gian 1996 – 1999, rồi bị sa thải khỏi trường đại học, nhà văn Lưu Hiểu Ba đã tiếp tục xuất bản các tác phẩm của mình thông qua ngả Hồng Kông, cho dù vẫn bị các nhân viên công an theo dõi chặt chẽ. Vào tháng 12/2008, Lưu Hiểu Ba bị bắt và bị tống giam tại một nhà tù ở phía bắc Trung Quốc với lý do « kích động lật đổ chính quyền Nhà nước ». Tội của ông là đã dám đòi áp dụng Hiến Pháp Trung Quốc và các quyền ghi trong Hiến Pháp, và các đòi hỏi này được ghi trong một tài liệu dựa theo khuôn mẫu « Hiến Chương 77 » của nhà ly khai Tiệp Khắc Vaclav Havel.


Quả thực là Lưu Hiểu Ba đã tham gia vào việc soạn thảo « Hiến Chương 08 », ban đầu có tới 303 trí thức ký tên, sau đó có rất nhiều người khác tham gia.


Bình thường ra, người Trung Quốc coi số 8 là số mang lại niềm may mắn. Thế nhưng, Bắc Kinh đã nổi đóa với « Hiến Chương 08 » nhưng không làm nhụt chí nhà ly khai. Là người đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ, cực kỳ lạc quan, Lưu Hiểu Ba, lúc còn sức lực, vẫn tiếp tục chạy mỗi ngày một giờ ở trong tù, người thân của ông cho biết như vậy.


« Giết gà dọa khỉ »


Cái chết của Lưu Hiểu Ba ngày hôm nay 13/07, đánh dấu sự chấm dứt một « mùa xuân » đối với các nhà tranh đấu cho dân chủ tại Trung Quốc. Được đăng tải nhân dịp một trăm năm Hiến Pháp Trung Quốc và kỷ niệm 60 năm bản Tuyên bố phổ quát về nhân quyền, bản « Hiến Chương 08 » đã gây tiếng vang trong một thời gian dài. Ví dụ như vào thời điểm Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh, giới trí thức Trung Quốc đã nuôi hy vọng có cải cách. Thế nhưng sau đó đã có nhiều đợt trấn áp trong xã hội dân sự. Hàng chục ngàn luật sư và nhà tranh đấu cho nhân quyền đã bị bắt hoặc bị bắt buộc phải im lặng.


Trung Quốc có ngạn ngữ : « Giết gà dọa khỉ ». Trong nhiều năm trời, các luật sư của Lưu Hiểu Ba đã đòi trả tự do cho ông vì lý do sức khỏe và trị bệnh. Ngược với Đà Lai Lạt Ma, một kẻ thù khác của Bắc Kinh, Lưu Hiểu Ba chưa bao giờ lên tiếng từ trong tù.


Nhà ly khai có cùng triết lý về bất bạo động với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, sống lưu vong tại Dharamsala, Ấn Độ. Trong phiên tòa xét xử ông năm 2009, Lưu Hiểu Ba tuyên bố : « Tôi muốn nhắc lại với cái chế độ đã tước quyền tự do của tôi là tôi không có kẻ thù, tôi không thù oán ».


Bị truy đuổi, trấn áp và bỏ tù, Lưu Hiểu Ba đã kết hôn nhưng không có con. Vợ ông, bà Lưu Hạ, bị quản thúc tại gia, kể từ khi chồng bà được trao giải Nobel Hòa Bình./(theoRFI 13-07-2017)

22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6868)
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 10912)
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7516)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, với 44 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8608)
Chương trình phát thanh tiếng Việt của đài VOA dự trù thời lượng sẽ dài 15 phút mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trên một kênh của đài truyền thanh quốc gia Việt Nam có tên là 'VOV Giao Thông', phát thanh trên cả nước - theo tiết lộ của ký giả Steve Peacock trên mạng WND
02 Tháng Mười 2014(Xem: 9714)
PARIS, ngày 17.9.2014 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc kể từ hôm nay, Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ nhất, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HN-HK).
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7693)
PARIS, ngày 17.9.2014 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc kể từ hôm nay, Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ nhất, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HN-HK). Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 10 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10043)
Trong dòng sinh hoạt truyền thông báo chí của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, riêng tại Quận Cam trong tháng 7 vừa qua, đạo diễn điện ảnh kiêm Cameraman Trần Nhật Phong vừa cho ra mắt độc giả Quận Cam tuần báo Đen Trắng. Tuần báo khổ 10.5 x 12.5. Bìa 4 mầu. Ông Trần Nhật Phong cho biết ngay từ số báo đầu tiên, ông đã được thân hữu hết lòng ủng hộ và yêu cầu gởi báo đi xa các tiểu bang khác.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 8165)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường nhà thờ The Church of Jesus Chirst số 10332 Bolsa Ave Thành Phố Westminster, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014 Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc đã long trọng tổ chức Kỷ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập TDKCHH. Hằng trăm đồng hương và thành viên TDKCHH tham dự.