Những phản hồi về cuốn "Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam"

09 Tháng Ba 20177:49 SA(Xem: 10504)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 10  MAR  2017


Những phản hồi về cuốn "Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam,  9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới "


image013

image014


About the Author


PHAM CAO DUONG, Tien Si Su Hoc, Dai Hoc Paris-Phap, truoc nam 1975 giang day tai cac Dai Hoc Su Pham va Dai Hoc Van Khoa Saigon, dong thoi la giao su thinh giang tai cac Dai Hoc Hue, Can Tho, Van Hanh, Da Lat, Cao Dai… Tai Hoa Ky, ong tiep tuc giang day ve Lich Su va Van Hoa Viet Nam tai cac Dai Hoc mien Nam California nhu UCLA, UCI, CSU Fullerton, CSU Long Beach… Ong da lien tuc giang day tren nua the ky truoc khi ve huu. Ngoai viec giang day, Giao Su Pham Cao Duong con la hoi vien Hoi Dong Van Hoa Giao Duc, Hoi Dong Quoc Gia Khao Cuu Khoa Hoc, Uy Ban Dien Che Van Tu cua Chinh Phu Viet Nam Cong Hoa truoc nam 1975. O Hai Ngoai, ong tung la cong tac vien cua Trung Tam Nghien Cuu Nam va Dong Nam A, Dai Hoc Berkeley, California, Hoa Ky va Trung Tam Quoc Gia Khao Cuu Khoa Hoc, Phap. Trong so cac cong trinh da xuat ban, Giao Su Pham Cao Duong la tac gia cua nhieu cong trinh nghien cuu hay sach giao khoa ve su hoc an hanh truoc va sau nam 1975 o trong nuoc cung nhu o Hai Ngoai, dien hinh gom co nhung tac pham chinh sau day: Thuc Trang cua Gioi Nong Dan Viet Nam duoi Thoi Phap Thuoc. Saigon, Khai Tri, 1967. Thuong Co Su Tay Phuong, Tap I, Tay A va Ai Cap. Saigon, Trinh Bay, 1967. Phi Chau Da Den. Saigon, Trinh Bay, 1968; tai ban lan thu nhat, 1969. Ban Dao An Do tu Khoi Thuy den Dau The Ky XVI. Saigon, Lua Thieng, 1970. Ban Dao An Do Tu Dau The Ky XVI den Nam 1857. Saigon, Lua Thieng, 1971. Nhap Mon Lich Su Cac Nen Van Minh The Gioi, Tap I: Van Minh Tay Phuong; Tap II: Van Minh Phi Chau Da Den va The Gioi Hoi Giao; Tap III: Co An Do. Saigon, Nhom Nghien Cuu Su Dia, Tu Sach Pho Thong Su Hoc, 1971-1974. Lich Su Hoa Ky Gian Yeu, Tap I, viet chung voi Tran Thi Khanh Van. Berkeley, California, Bay Area Bilingual Studies, 1978. Vietnamese Peasants under French Domination, 1861-1945. Lanham, MD and London, University Press of America and Center for South and Southeast Asia Studies, University of California, Berkeley, 1985. Lich Su Dan Toc Viet Nam, Quyen I: Thoi Ky Lap Quoc. Fountain Valley, CA, Truyen Thong Viet, 1987. Rieng cuon Vietnamese Peasants under French Domination, 1861-1945, xuat ban nam 1985, da duoc nhieu hoc gia quoc te danh gia cao va duoc pho bien rong rai o nhieu thu vien cua cac dai hoc tren the gioi. Giao Su Pham Cao Duong cung la dien gia quen thuoc trong sinh hoat cong dong va van hoa cua nguoi Viet o Hai Ngoai.


  • Paperback: 784 pages
  • Publisher: Duong Cao Pham; 1 edition (February 14, 2017)
  • Language: Vietnamese
  • ISBN-10: 0692848568
  • ISBN-13: 978-0692848562
  • Product Dimensions: 6 x 1.8 x 9 inches
  • Shipping Weight: 2.8 pounds (View shipping rates and policies)
  •  

+++++++++++++++++++++++++++++


Báo Văn Hóa trích đăng nguyên văn dưới đây một số phản hồi của các quý vị độc giả và thân hữu về tác phẩm của Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương.


Xin cảm tạ quý thân hữu. (VH) 


From: "luud88.com" <luud8.com>


Cầm cuốn sách của GS Phạm Cao Dương trên tay, tôi muốn...nóng lạnh bởi độ dày và muôn vàn sự kiện lịch sử trong một giai đoạn thật ngắn :  9/3/1945 - 30/8/1945 , được " gói ghém " trong 792 trang ( kể cả bìa trước và sau ) .
Để hoàn thành tác phẩm này, tác giả với tấm lòng của một sử gia sĩ phu chân chính, đã miệt mài suốt hơn 21 năm (8/1995-đầu năm 2017).


Thật ngưỡng mộ công trình khảo cứu của GS Dương, ở tuổi bát tuần GS đã không ngại sức khỏe yếu vẫn mong muốn phổ biến "...một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam, bây giờ, sau này và mãi mãi. " ( trang 9 trong tác phẩm ).
Thành thật tri ân GS Dương đã khổ công hoàn thành tác phẩm  Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam.
Học trò của THÀY,
Lưu anh Dũng


Nhân đây cũng xin kính phổ biến tới toàn thể Thân Hữu, sách được bán trên Amazon. 
Ngoài phần mở đầu  và phần giới thiệu tác giả và các tác phẩm, sách gồm BA phần : 
1. Phần thứ nhất gồm 10 chương ( chương 1-10 ; trang 43-512 )
2. Phần thứ hai gồm 7 chương ( chương 11-17 ; trang 513-664 )
3. Phần thứ ba gồm  2 chương ( chương 18-19 ; trang 665-777 )

Đặc biệt, để thuận tiện cho người đọc và để dễ dàng cho các bạn trẻ suy luận và phán đoán theo quan điểm riêng, sau mỗi chương tác giả ghi ngay những nguồn tài liệu và chứng cứ liên hệ.
Đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong ngành sử học , là tính khách quan của phương pháp sử, tuỳ theo những nguồn sử liệu và nhận định riêng của từng người nghiên cứu sử, các sự kiện lịch sử có thể được nhận định dưới nhiều lăng kính khác nhau.
Ngoài ra, tôi cũng tự nghĩ  : " phải chăng tác giả muốn người đọc nên ...ung dung từ tốn đọc và suy ngẫm từng sự kiện lịch sử qua từng chương và nếu có thể, tìm tòi thêm những nguồn tư liệu để sáng tỏ hơn nữa, biết đâu sẽ góp phần cùng tác giả ngày càng hoàn thiện thêm một giai đoạn ĐẸP của lịch sử Việt Nam ". Cũng giống như khi ta thưởng thức một bình trà ngon, phải dùng chén hột mít chiêu từng ngụm từ từ ; chứ không thể ...ngưu ẩm .
Kính.
Lưu anh Dũng


+++++++++++++++++++++++++


GS Phạm Quang Chiểu Fwd: Đế Quốc Việt Nam


From: Chieu Pham <chieuqp537@gmail.com>


Xin cảm ơn Ông Bà Giáo Sư PHẠM CAO DƯƠNG đã dành cho chúng tôi một tác phẩm chân quý và cũng là tâm huyết của nhà Sử Học: Bộ sach  Đế Quốc Việt Nam.


Đã lâu chúng tôi không thấy anh em thân hữu của mình ra mắt sách hay có những tác phẩm mới, lúc ấy mới chợt nghĩ rằng ở tuổi của mình sức viết có thể đã bị chậm lại. Một nỗi buồn se sắt thoáng qua nhớ lại câu nói của  học giả Nguyễn Bá Học: "...Đến lúc tuổi càng cao, kinh lịch càng lắm, lúc bấy giờ mới biết sự đời là khó, tài mình là hèn. Chân đã mỏi, đường còn xa..."


Đấy thực sự chỉ là bản thân của chính mình và thấy chân đã mỏi thực sự. Nhưng khi nhìn thấy một công trình mới của sử gia giáo sư Tiến sĩ PHẠM CAO DƯƠNG chúng tôi lại như mới được chích một liều thuốc bổ, tâm hồn hưng phấn trở lại. Đó là một công trình nghiên cứu về  ĐẾ QUỐC VIỆT NAM.


Bốn chữ này chúng tôi đã được nghe từ lâu lắm, cũng khoảng  bẩy chục năm nay, bây giờ chúng tôi nghe vừa thấy lạ lẫm, thấy thấm thía, vừa thấy nuối tiếc. Cũng chỉ tai thời gian được mang quốc hiệu này của dất nước ta quá ngắn ngủi, 175 ngày không trọn, chưa được 6 tháng.


Không hiểu khi chọn đề tựa cho cuốn Sử này  tác giả có mang một cảm giác u hoài như chúng tôi ngày hôm nay không?


Chắc chắn là CÓ. Nhìn vào hai trang bìa với sự lựa chọn tỉ mỉ từ màu sắc, hình ảnh đến vị trí đặt  từng tấm ảnh, mỗi hàng chữ chúng ta đều thấy có sự chăm sóc chu đáo, gói tròn một giai đoạn thương yêu hãnh diện của lịch sử nước ta vào thuở mới chập chững làm quen với Độc Lập với Tự Do với Nhân Quyền mà đã sớm bị cướp đi thì cái cảm giác u hoài kia chắc chắn là phải CÓ. Cái u hoài mà tác giả đã truyền lại cho chúng tôi cũng chỉ nhận được một phần. Viết ra một câu thơ, thi sĩ chỉ gieo lên được 80% cảm súc của tâm hồn minh là nhiều, đến lượt người đọc như chúng tôi chỉ nhận được vào khoảng 70%.


Với chiều dài 175 ngày lịch sử của một dân tộc quả thật là quá ngắn mà Sử gia đã biên khảo  được 784 trang sách, là một công trình không nhỏ.  21 năm khảo cứu, bộ sách sẽ là một tài liệu quý giá cho các nhà khảo cứu sau này cũng như những người hằng quan tâm đến tổ quốc và dân tộc. Nhà Sử Học đã viết:


"Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp,, tác giả xin được trang trọng gửi tới các bạn trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi." ( Giáo sư Tiến sĩ PHẠM CAO DƯƠNG)


Bộ sách này được in bằng giấy trắng dầy, khổ chữ lớn rất dễ đọc là nhu cầu cần thiết cho những độc giả lớn tuổi như chúng tôi.


Bìa sách trắng sáng có màu tím nhẹ nhàng phớt qua. Tôi hiểu ý tác giả muốn đánh dấu màu tím cổ truyền thân thương của xứ Huế. Nói về HUế mà vắng bóng tím cũng như thiếu đi một nửa mùa xuân.


Cửa Ngọ Môn sừng sững giũa trời, từng viên ngói mới được tô lại như thách thức với thời gian của cả triều Nguyển


Nói đến ĐẾ QUỐC VIỆT NAM chúng ta không thể không nói đến vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Hoàng Đế Bảo Đại. Hoàng Đế Bảo Đại là một vị vua trẻ, thông minh, được huấn luyện bằng cả hai nền văn hóa Đông và Tây và cả hai cùng huấn luyện để Ngài làm vua. Cũng vì thế, khi thời cơ đến, Hoàng Đế đã sẵn sang chấp chánh ngay và đồng thời cũng có ngay chương trình phục vụ đất nước và đặc biệt là chương trình phục vu cho thần dân của Ngài. Cho nên ngay khi quyết định chấp chánh, trong Dụ số 1 Ngài đã viết:


"...Nay trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ quyền lợi cho tổ quốc và giáng dụ rằng:


1)Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu "DÂN VI QUÝ"....


Cũng vì thế cửa Ngọ Môn cũng còn có liên hệ đến những ngày đầu của Đế Quốc Việt Nam cho nên cửa Ngọ Môn vẫn có lý do đứng oai nghiêm trong trang đầu cuốn sách vì sự tự nguyện tham chính và vì lý tưởng quyết tâm phục vụ toàn dân của Hoàng Đế Bảo Đại với khẩu hiệu" Dân Vi Quý" mà Ngài đã chính thức chỉ thị cho Nội Các Trần Trọng Kim thực hiện ngay trong Đạo Dụ đầu tiên, Dụ số 1 và là điều số 1 của Đạo Dụ điều này nói lên bầu nhiệt huyết với mối quan tâm hàng đầu của Ngài.


Cũng là vận nước, song song với Đế  Quốc Việt Nam non trẻ quyết tâm phục vụ Tổ quốc với khẩu hiệu Dân Vi Qúy lại xuất hiện thêm một thế lực khác có âm mưu cướp chính quyền và thề phanh thây uống máu.


Họ đã cướp và cướp được chính quyền. Họ thề phanh thây uống máu và họ đã phanh thây tất cả các đảng phái VN hồi đó và cuối cùng là phanh thây hằng triệu quân và dân miền Nam trong ý đồ cướp sống miền Nam, ấy là chưa kể hằng triệu thanh niên miền Bắc đã bắt buộc hy sinh cho những âm mưu đen tối của Đảng CS miền Bắc.


Chẳng có quân cướp nào đi cướp được lại đem của cải kiếm được dâng cho người khác. Cướp được chúng đem chia cho đảng của chúng với nhau. Dân nào hưởng chút gì!


Cuối cùng thì chỉ có dân là khổ vẫn hoàn khổ. "Dân Vi Quý" chưa được hưởng nhưng đã bị cướp mất hết.


Trang bìa sau là mộ phần của Hoàng Đế Bảo Đại nơi đất khách quê người. Thiện Chí của Ngài là "đem thân phục vụ đất nước", ước mơ của Ngài là "tất cả cho toàn dân".   Quân cướp đã làm tan nát mộng ước của Ngài để đến nỗi tác giả đã u uẩn ghi bên cạnh mộ phần của Ngài:


Trăm năm còn có gì đâu?    (Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)


Kẻ cướp được thì lầu các nguy nga, lăng nọ tẩm kia, rồi cuối cùng họ đã đem cả đất nước của tổ tiên ra bán, họ đang âm mưu với kẻ thù phương Bắc nhằm tiêu diệt cả dân tộc Việt Nam ta. Về điểm này  Đức Đạt Lai lạt Ma đã nói về con người Cộng Sản như sau:


“Người cộng sản làm cách mạng không phải là để mang lại hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng là để người dân mang lại hạnh phúc cho họ”.


Riêng tác  giả vẫn mang một tinh thần lạc quan, Việt Nam  ta sẽ là Minh Châu Trời Đông cho nên dù Đế Quốc Việt Nam đã không thành tựu được như mong ước nhưng tác giả vẫn để bản đồ "Việt Nam Minh Châu" tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á.


Trên đây chỉ là một vài nhận xét rất thô thiển và có tính cách cá biệt khi lướt qua mấy trang bìa của bộ sách quý giá. Những ý kiến trên đây nếu vì quá hâm mộ đề tài mới mẻ này mà có những điều không hợp ý với tác giả, chúng tôi xin được lãnh ý.


Trong tinh thân chân quý bộ sách gần như tuyệt đối, chúng tôi nhiệt liệt trân trọng giới thiệu bộ sách ĐẾ QUỐC VIỆT NAM với quý cụ tuổi hạc đã cao mà học giả Nguyễn Bá Học cho là "chân đã mỏi đường còn xa", với những bạn trẻ, những bạn chưa có dịp đọc hoặc khảo cứu giai đoạn này của lịch sừ cận đại, và mọi tầng lớp người Việt Nam để biết thêm và yêu quý thêm dân tộc mình và đất nước mình đồng thời cũng để chúng ta có một nhãn quan công bằng trước lịch sử.


Phạm Quang Chiểu


++++++++++++++++++++++
From: TramCaMau <tramcama@.com>


Thưa anh chị,


Nhận đưọc tập nghiên cứu lịch sử của anh, tôi để mấy ngày đọc những chương mà tôi cho là hấp dẫn, trước khi để dành thì giờ đọc hết.


Cám ơn anh đã để công nghiên cứu, đọc,và gom góp, cô dọng và viết thành hệ thống.  Tôi tưởng mình cũng biết nhiều và đọc khá nhiều về lịch sử giai đoạn đó, nhưng thật ngạc nhiên, anh đã cho biết thêm nhiều điều rất thích thú,  mà lần đầu tiên tôi đọc được.


Những cuốn sách như thế nầy vô cùng giá trị, để  mở mang trí óc, soi sáng cho các thế hệ đương thời, và cho cả các thế hệ mai sau, khi mà lịch sử đã bị CS nhào nặn, bóp méo, và làm sai lạc sự thật.


Cám ơn tấm lòng của anh đối với lịch sử của quê hương Việt Nam.


Tác phẩm mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương :


BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM , 784 trang, hiện đang bán trên Amazon


+++++++++++++++++++++++++++


Dược Sĩ Nguyễn Đức Năng 
From: DNGeorgeNguyen <tanbinhusa@.com>


Ngày 3 tháng 3 năm 2017


Thân kính Ông Bà Giáo Sư Phạm Cao Dương,


Ngày hôm qua, đi Bưu Điện về,Chúng tôi nhân được Cuốn sách mớinhan đề   Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam do Ông Bà Giáo sư cho tặng.


Mong được Cám ơn Ông Bà Giáo sư và Kính trân trọng Giới thiệu cuốn sách Giá trị này cùng Quý Bạn Đọc gần xa.


Là một cựu Học Sinh B/CVA năm 1958,được hân hạnh biết Giáo Sư từ thời tôi còn đi học Hè 1951 tại Nam Định, lúc ấy Giáo Sư đang học tạKính i Nguyễn Khuyến,rồi các Lớp tại Chu văn An Saigon.Xong Trung Học  Giáo Sư đi Đại Học Sư phạm và Văn Khoa,tôi đi bên Dược và Khoa Học thực nghiệm,Qua emails tôi chỉ mới được đọc  những Bài ngắn gọn của bạn BS Hà ngọc Thuần bên Úc Châu cũng là bạn cùng lứa của chúng ta,tôi thấy đó là nhửng nhận xét Văn Học giá trị.


Nay được nhận và được đọc một cuốn sách dày 800 trang về Sử Học do Giáo Sư viết ra,lòng tôi vô cùng khâm phục,


Rất Cám ơn Ông Bà Giáo Sư.


Trước hết xin phép Giáo Sư cho tôi được kính trọng Bà Khánh Vân, một người Nữ Giáo Sư hết lòng khuyến khích và giúp đỡ người chồng trong Sự nghiệp.


Riêng cá nhân tôi rất là tự hào ,vì B/CVA đã có một người con Uyên Bác và làm việc hăng say như Ông Bà Giáo Sư Phạm Cao Dương


Kính và Trân Trọng,


Nguyễn Đức Năng


cựu HS B/CVA


DS &24 BBTĐ


++++++++++++++++++++++++++


Hiệu Trưởng Dương Minh Kính, Trường Chu Văn An  


From: Kinh Duong <duongkinh@.com>


Toi cung xin gioi thieu voi qui giao su va qui ban cuu hoc sinh tac pham lich su nay cua GS Pham Cao Duong . Tac pham viet rat cong phu ve mot giai doan lich su dac biet cua dan toc . Truong Buoi da duoc doi ten thanh truong Chu Van An trong giai doan nay.


Duong M Kinh


++++++++++++++++++++++++++


Nguyễn Địch Hà, Hội Trưởng


Hội Ái Hữu CHS Bưởi-CVA Nam California


From: NgDichHa <ngdichh.com>


Thưa quý anh/chị Hội Trưởng và quý thành viên,    


Xin giới thiệu đến quý anh/chị Hội Trưởng và quý thành viên cuốn sách "Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam" của sử gia, Tiến Sĩ Phạm Cao Dương", nguyên Giáo Sư Lịch Sử và Văn Hoá VN tại các trường Đại Học ở VN và Hoa Kỳ. Đây là một công trình khảo cứu và sưu tầm vĩ đại về một giai đoạn lịch sử ngắn, khoảng 6 tháng, nhưng GS PCDương đã tốn 30 năm để hoàn tất. Sách dầy 784 trang đã phơi bầy nhiều sự kiện lịch sử bị bỏ quên hoặc cố tình bỏ quên. Xin đọc reviews ở dưới.


Sách bán $25.00 ắt không phải vì lý do thương mãi mà vì tác giả muốn gửi những trang sử đẹp, người đẹp, ước nguyện đẹp đến giới trẻ VN, sau này và mãi mãi.


Xin quý anh/chị Hội Trưởng phổ biến cuốn sách lịch sử hiếm có này đến BCH và thành viên của quý Hội.


Trân trọng giới thiệu,


Nguyễn Địch Hà, Hội Trưởng


Hội Ái Hữu CHS Bưởi-CVA Nam California


+++++++++++++++++++++++++++


 Nhà Biên Khảo " Từ Điển Triều Nguyễn " Võ Hương An


From: Dat Vo <huongan@.com>


Kính Anh Chị  Phạm Cao Dương - Khánh Vân,


Chúng tôi đã nhận được sách Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam.  Xin trân trọng cảm ơn Anh Chị.


Khoảng 10 giờ sáng hôm qua  thì nhận được sách và từ đó cho đến sáng hôm nay, tôi phải đọc cho hết  hai phần đầu căn bản của tác phẩm rồi mới dám viết thư cảm ơn và nói lên đôi điều cảm nghĩ của mình, chứ mới nhận được mà cảm ơn liền rồi nói câu xã giao thì thiệt dối lòng quá.


Trước hết xin chúc mừng anh đã hoàn thành một công trình tâm huyết ấp ủ trong mấy mươi năm với sự hỗ trợ hết mình của chị. Tác phẩm này đúng là "đem tâm tình viết lịch sử" (Nguyễn Mạnh Côn ?). Ngay với câu đề từ nơi đầu sách, " Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, đã đứng ra làm việc và đã ra đi trong nhiều oan khuất" đã làm cho tôi xúc động bởi sự nhận thức đúng đắn và từ đó cảm nhận được tinh thần công tâm sử học của tác giả khi đặt bút viết tác phẩm này.


Có thế nói : lịch sử  VN diễn ra trong non 5 tháng đầy dẫy biến cố , qua tác phẩm Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam  của GSTS  Phạm Cao Dương, đã được dựng lại một cách chi tiết, rạch ròi, trả lại quá khứ như nguyên trạng của nó,phá tan những hỏa mù xuyên tạc, đánh vỡ những  bóp méo trong ý đồ chính trị, vốn đã có từ mấy chục năm nay.


Xin cảm ơn anh chị một lần nữa và thân kính chúc luôn đặng sức khỏe, bình an trong tuổi hạc.


Thân kính,


Võ Hương-An 


+++++++++++++++++++++++++++


From GS tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn:


Cả cuộc đời anh Dương là cuộc đời của một sĩ phu đúng nghĩa nhất nên anh đã để hết tâm lực và trí lực vào tác phẩm này. Đây là chuyển điểm và một khúc quanh lịch sử vô cùng quan trọng khi Nhật trao trả độc lập. Ngày 17 tháng 4 chính phủ Trần Trọng Kim đã thành lập chính phủ. Ngày 8 tháng 5 Hoàng Đế Bảo Đại đưa ra Hiến Pháp cho một nước VN độc lập và thống nhất. Hiến Pháp đã qui định quyền tự do chính trị,tự do tôn giáo và tự do thành lập nghiệt đoàn. Các cơ cấu khắp lãnh thổ đã được tổ chức từ thành thị đế thôn quê---với khẩu hiệu "DÂN VI QUÝ".


Khốn thay chính Hồ Chí Minh và bọn cộng sản đội lốt Việt Minh đã lừa Hoàng Đế Bảo Đại và cụ Trần Trọng Kim để cướp chính quyền. Trong lúc phôi thai ấy,bọn cộng sản chỉ khoảng hơn 5000 người mà thôi. Với sự trợ giúp của Nhất chính phủ Trần Trọng Kim có thể tiêu diệt và nhổ tận gôc rễ bọn cộng sản thì đất nước VN đâu có chiến tranh VN và đâu có cái đại họa cộng sản.


Chị Vân ơi !Anh Dương đã nhìn thấy tất cả sự thật ấy. Là một người sĩ phu anh nuối tiêc giai đoạn lịch sử đó với hình ảnh của một vị Hoàng Để cực kỳ thông minh và nhân từ,bên cạnh ngài là những khuôn mặt sĩ phu ưu tú và khả kính của dân tộc. Chúng ta có thể xây dựng lại đất nước dân chủ,tư do và độc lập. Đất nước VN sẽ đẹp biết bao. Cuối cùng chỉ vì tính sai một nước cờ bí mà bao thảm họa dội trên dóng sử mệnh Việt cho đến hôm nay.


Vì thế những trang sử của anh Dương đưa ra hôm nay,không chỉ có tuổi trẻ phải học mà chúng ta---tất cả dân tộc này phải học những bài học thực tế lịch sử đó để rút tỉa kinh nhiệm cho tương lai. Đúng là "nhất thất túc thành Thiên Cổ hận" là đây. Truyền thống sĩ phu khác truyền thống nho quan rất nhiều. 


Người sĩ phu có thể làm quan nhưng nhiệm vụ chính của họ là làm ÁNH ĐUỐC SOI ĐƯỜNG CHO TOÀN DÂN.


Trước bào đau khổ và bao lầm lạc mà cả một dân tộc phải nhận bao cái chết đắng cay. Nhưng dân tộc này vẫn còn mê ngủ. Những người sĩ phu phải đánh thức họ dây để tìm kiếm một bình minh. 


Lịch sử càng tăm tối thì càng cần những người sĩ phu. Chúng ta trân trọng với người sĩ phu, bởi vì ---trước hết họ là những người trong ĐẠO LÝ và thường có TÂM ĐẠO nên thường quên thân mình để hy sinh cho dân cho nước. Cái gọi là "trí thức thời nay) (modern intellectual) không mấy ai biệt TRỌNG ĐẠO và thường không có TÂM ĐẠO chị  ạ.


Cuối cùng chỉ có người si phu truyền thống mới làm nên lịch sử. Những người thí thức thời nay đánh mất truyền thống sĩ phu của Đất Việt rồi. Buồn thay.


Xin có lời cảm phục người sĩ phu Phạm Cao Dương


NAT


++++++++++++++++++++++++++++  


Nhà giáo Vũ Công Hiển (Học trò GS Phạm Cao Dương):


Xin chúc mừng Giáo sư Phạm Cao Dương vừa hoàn thành một tác phẩm mới, "Bảo Đại - Trần trọng Kim và Đế quốc Việt Nam". Ở tuổi 80, GS Phạm Cao Dương vẫn làm việc nghiên cứu & viết lách không ngừng nghỉ. Thật là một gương sáng cho những học trò cũ. Viết gần 800 trang cho một giai đoạn lịch sử khá ngắn, chỉ từ 9/3 đến 30/8/1945, ắt hẳn tác phẩm đã được soạn thảo rất công phu và sẽ bao gồm rất nhiều sự kiện chưa từng được phổ biến. Tác giả đã giới thiệu với các bạn trẻ giai đoạn lịch sử này như "một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam."


Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm nghiên cứu mới của GS Phạm Cao Dương, vị thầy cũ của tôi tại ĐHSP Sài gòn, tới các thân hữu.


VCH


++++++++++++++++++++++++++++


From Nhà giáo Trần thế Đức (Học trò GS Phạm Cao Dương):


Thưa cô Khánh Vân PCD,


Cám ơn cô đã chuyển tin về cuốn sách nghiên cứu của Thày, mới được công bố. Xin lỗi cô: em trả lời trễ, vì computer bị trục trặc. Em chưa trả lời cô về cuốn sách của Thầy thì địa chỉ điện thư của em đã tràn ngập tin về cuốn sử của GS Phạm Cao Dương. Thật mừng, vì cuốn sách sử của Thầy đã được nhiều người biết và phổ biến.


Thật kính phục Thầy: Thầy đã vượt qua mọi trở ngại về sức khỏe, tuổi tác để hoàn thành một công cuộc nghiên cứu sử thật quan trọng trong lịch sử hiện đại của nước ta. Công trình nghiên cứu này trả lời cho những người cộng sản, những kẻ bóp méo và bôi nhọ lịch sử nước nhà. Mọi người có đủ chứng cớ để tin tưởng vào những sự thực lịch sử của đất nước mình.


Học trò của Thầy kính cẩn trước tấm lòng của sử gia chân chính, của người Việt yêu nước, của nhà giáo tận tụy vì học sinh thân yêu. Thầy là tấm gương để học trò noi theo, dù học trò cũng đang trong tuổi về chiều.


Nghe nói Thầy còn một công trình nghiên cứu sử học từ hàng chục năm nay, chưa được công bố. Học trò của Thầy cũng như mọi người dân Việt rất hân hoan đón chờ công trình của Thầy cho đất nước, cho văn hóa dân tộc, để cho người Việt cũng như thế giới biết lịch sử đích thực của người Việt Nam, không phải thứ hổ lốn xào xáo theo quan điểm ngoại lai, đầy thù hằn và sắt máu.


++++++++++++++++++++++++++++


From: Dat Vo <huongan@.com>


Kính Anh Chị  Phạm Cao Dương - Khánh Vân,


Chúng tôi đã nhận được sách Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam.  Xin trân trọng cảm ơn Anh Chị.


Khoảng 10 giờ sáng hôm qua  thì nhận được sách và từ đó cho đến sáng hôm nay, tôi phải đọc cho hết  hai phần đầu căn bản của tác phẩm rồi mới dám viết thư cảm ơn và nói lên đôi điều cảm nghĩ của mình, chứ mới nhận được mà cảm ơn liền rồi nói câu xã giao thì thiệt dối lòng quá.


Trước hết xin chúc mừng anh đã hoàn thành một công trình tâm huyết ấp ủ trong mấy mươi năm với sự hỗ trợ hết mình của chị. Tác phẩm này đúng là "đem tâm tình viết lịch sử" (Nguyễn Mạnh Côn ?). Ngay với câu đề từ nơi đầu sách, " Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, đã đứng ra làm việc và đã ra đi trong nhiều oan khuất" đã làm cho tôi xúc động bởi sự nhận thức đúng đắn và từ đó cảm nhận được tinh thần công tâm sử học của tác giả khi đặt bút viết tác phẩm này.


Có thế nói : lịch sử  VN diễn ra trong non 5 tháng đầy dẫy biến cố , qua tác phẩm Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam  của GSTS  Phạm Cao Dương, đã được dựng lại một cách chi tiết, rạch ròi, trả lại quá khứ như nguyên trạng của nó,phá tan những hỏa mù xuyên tạc, đánh vỡ những  bóp méo trong ý đồ chính trị, vốn đã có từ mấy chục năm nay.


Xin cảm ơn anh chị một lần nữa và thân kính chúc luôn đặng sức khỏe, bình an trong tuổi hạc.


Thân kính,


Võ Hương-An 


++++++++++++++++++++++++++++


From một độc giả: 


Có lẽ nhiều độc giả thắc mắc chữ "lụt" trong lời tựa cuốn sách. Dù nguyên nhân gây lụt là do thiên tai như gió bão, hay từ con người như kênh đào, thì lụt thường gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, và hệ lụy tinh thần lâu dài. Để hiểu rõ những gì xãy ra "Trước Khi Bão lụt Tràn Tới", Cũng như những sự kiện lịch sử đã bị xuyên tạc bóp méo trong giai đoạn này như thế nào, chúng ta may mắn đã có một sử gia uyên bác và uy tín làm sáng tỏ. Từng chữ từng hàng xuyên suốt 784 trang sách của ông đều dựa trên những tài liệu chuẩn xác. Ở tuổi 80, tác giả cũng là chứng nhân lịch sử. Ông viết từ cái tâm, trách nhiệm và lòng say mê. Đây không chỉ là món quà vô giá với tất cả người dân Việt trong hiện tại, mà còn mãi mãi sau này.


Một độc giả


Kính chào


+++++++++++++++++++++++++++


From: Hien Vu <vuconghien@gmail.com>
Xin chúc mừng Giáo sư Phạm Cao Dương vừa hoàn thành một tác phẩm mới, "Bảo Đại - Trần trọng Kim và Đế quốc Việt Nam". Ở tuổi 80, GS Phạm Cao Dương vẫn làm việc nghiên cứu & viết lách không ngừng nghỉ. Thật là một gương sáng cho những học trò cũ. Viết gần 800 trang cho một giai đoạn lịch sử khá ngắn, chỉ từ 9/3 đến 30/8/1945, ắt hẳn tác phẩm đã được soạn thảo rất công phu và sẽ bao gồm rất nhiều sự kiện chưa từng được phổ biến. Tác giả đã giới thiệu với các bạn trẻ giai đoạn lịch sử này như "một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam."


Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm nghiên cứu mới của GS Phạm Cao Dương, vị thầy cũ của tôi tại ĐHSP Sài gòn, tới các thân hữu. VCH.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Nhà Giáo Lâm Văn Bé
From: Van Be Lam <lamvan.com>


Kính Anh Phạm Cao Dương,


Thật là một tin vui cho giới nhà giáo và giới nghiên cứu Sử học. Tuy chưa được đọc và tôi phải  tìm đọc càng sớm càng tốt nhưng với bản chất nghiêm túc của một nhà nghiên cứu, danh từ không ngoa ngữ nói về anh, tôi tin chắc quyển sách mà anh dùng bao nhiêu năm tra cứu  xứng danh là một tác phẩm sử học, Tôi xin gởi đến Anh lời chào mừng và ngưỡng mộ về công trình biên khảo quan trọng nầy trong giới Sử học VN.


Thân kính


Lâm Văn Bé


++++++++++++++++++++++++++++++++


Teacher Tran Xuan Canh
From: Xuan Tran   < Trancxuan@g.com >


Anh Duong affection,


The news he had just published the book using Bao Tran Trong Kim belt- I'm glad to know he was very healthy to complete an important work for posterity. We applaud him and wish him her affection thousand police.


TCXuan


++++++++++++++++++++++++++++++++


Teachers Lam Van:  


From: Van Be Lam   < Lamvan.com >


Dear Mr. Pham Cao Yang,


It is good news for the world of teachers and researchers of history. But I have not yet read and read as soon as possible but with the serious nature of a researcher, the term is no exaggeration spoken about him, I am convinced the book he used for many years is the lookup value list a work of historians, I send my greetings to the UK and admiration of research work in this great world of history VN.


Nerve


Lam Van