50 năm Hiệp định Paris 1973-2023: “Lối dùng người chính trị của Bắc bộ Phủ”

25 Tháng Giêng 20234:08 CH(Xem: 1113)

VĂN HÓA ONLINE – SỰ KIỆN NĂM XƯA – THỨ TƯ JAN 25, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com


50 năm Hiệp định Paris 1973-2023: “Lối dùng người chính trị của Bắc bộ Phủ”


50 năm Hiệp định Paris: 'Tôi được đề nghị đổi tên là Nguyễn Thị Bình'


24/01/2023


Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thành lập tháng 12-1960. Đầu năm 1961 tôi được Ban Thống nhất đề cử sang tham gia hoạt động ngoại giao cho Mặt trận. Tôi được đề nghị đổi tên, một là để giữ bí mật, hai là để quốc tế dễ đọc.


image003Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại thủ đô của chính phủ đặt ở Cam Lộ - Quảng Trị, tháng 2-1973 - Ảnh tư liệu.


(chú thích thêm: Trước năm 1975, trong đại chiến dịch phục vụ cho Hội đàm Paris bốn bên (1969-1973), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam dưới sự yểm trợ của hàng chục sư đoàn chính quy Cs Bắc Việt và chỉ huy của các tư lệnh chính trị-quân sự từ Bắc bộ Phủ, hai bên đã huy động lực lượng khổng lồ mở các trận đánh lớn cố chiếm một tỉnh - thành phố của VNCH để có đất cắm cờ làm thủ đô danh nghĩa chính thức cho phe Mặt trận DTGPMN đang hội đàm ở Paris;


Từ ngày 01/4/1972 đến 19/1/1973, đánh chiếm thị trấn An Lộc tỉnh Bình Long nhưng không thành công; từ ngày 24/4/1972 đến 5/6/1972, đánh chiếm tỉnh Kontum nhưng không thành công; từ tháng 3/1973 đến tháng 1/1973, đánh chiếm tỉnh Quảng Trị nhưng không thành công.


Bất ngờ đến tháng 3/1975, lệnh di tản chiến thuật ‘tối tăm” ở Vùng II chiến thuật của ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kéo theo toàn bộ lực lượng quân sự và hàng vạn dân chúng tan nát trên lộ 7, dẫn đến cuộc “chạy làng” của ông tướng Vũ Văn Giai ở Quảng Trị, cùng với cuộc “bỏ hàng ngũ” của tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh Vùng I kéo theo sự tan rã toàn bộ hàng ngũ các binh chủng thiện chiến của VNCH ở Vùng I chiến thuật, cuối cùng dẫn đến ngày 30 tháng Tư 1975). (1)


*


Các đồng chí đề nghị tên Bình - là hòa bình. Từ đấy, bí danh Yến Sa thời kháng chiến chống Pháp của tôi được đổi thành Nguyễn Thị Bình.


Nhiệm vụ của chúng tôi là giải thích với bạn bè quốc tế ý nghĩa và tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của chúng ta. Mỗi khi chúng tôi lên diễn đàn, cả hội trường đều đứng dậy. Tôi bước lên nói:


"Nhân dân miền Nam Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên chống xâm lược, cũng không có nguyện vọng nào khác là được sống trong hòa bình, một cuộc sống bình thường như mọi người trên Trái đất đang được sống ngày nay"…


Khi nói lên những lời đó, lòng tôi vô cùng xúc động. Tôi cảm nhận rõ tôi đã cố gắng nói cùng bạn bè năm châu ước vọng sâu sắc của hàng triệu đồng bào chúng ta đang đau khổ và đang chiến đấu, hy sinh vô cùng gian nan.


Năm 1968, sau sáu năm tích lũy kiến thức ngoại giao và kinh nghiệm đấu tranh chính trị, tôi được lãnh đạo Mặt trận chọn lựa và giao nhiệm vụ: bước vào cuộc đàm phán lịch sử ở Paris nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Ngày 2-11-1968, tôi đến Paris. 14h chiều, thời tiết bắt đầu lạnh, trời âm u sẩm tối, trên máy bay, từ xa tôi đã nhìn thấy đám đông người chờ đón. Hồi hộp, xúc động, mừng vui, chúng tôi bảo nhau phải tươi cười, giữ thái độ thật đàng hoàng.


Hôm ấy tôi mặc áo dài màu hồng sậm, khoác măng tô xám, khăn quàng cổ màu đen có điểm hoa. Giữa đám đông, trước mặt nhiều nhà báo, nhiếp ảnh, tôi cố gắng nói thật dõng dạc ý nghĩa sự có mặt của đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris.


Bình Thanh đứng cạnh tôi dịch mạch lạc, rõ ràng, nhiều người khen cô nói tiếng Pháp hay không thua gì người Pháp. Từ đó, tiền tuyến của chúng tôi là chiếc bàn với những ánh đèn chiếu vào mặt.


image005Bà Nguyễn Thị Bình


Suốt bốn năm liền, mỗi ngày thứ năm hằng tuần, chúng tôi lại đến trung tâm hội nghị Kléber làm nhiệm vụ nói rõ chính nghĩa vì hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất của toàn dân Việt Nam.


Cùng với đó là những buổi họp báo quốc tế liên miên, căng thẳng, có lúc truyền hình trực tiếp tới Mỹ hơn hai tiếng đồng hồ. Các nhà báo chủ yếu xoay quanh lập trường Mỹ và Việt Nam tại bàn đàm phán.


Tuy hồi hộp, tôi vẫn cố gắng bình tĩnh đối đáp đàng hoàng, mạnh mẽ nhưng hòa nhã, nêu rõ thiện chí của chúng ta muốn tìm giải pháp chính trị, chấm dứt đau khổ của nhân dân và cũng kiên quyết đến cùng vì tự do, độc lập, thống nhất thiêng liêng của đất nước.


Chúng tôi cùng bạn bè quốc tế còn tổ chức các cuộc mít tinh phản chiến ở các thành phố lớn, có lúc hẹn giờ tổ chức xuyên biên giới, xuyên Đại Tây Dương. Chúng tôi đi thăm các nước, dự các hội nghị, tận dụng mọi cơ hội để vận động cho tình hữu nghị với Việt Nam.


Tôi đã có biết bao nhiêu bạn bè quốc tế trong những năm ấy và duy trì được tình cảm tốt đẹp đến sau này. Phong trào ủng hộ hòa bình Việt Nam rất mạnh mẽ. Ở Ấn Độ có khẩu hiệu: "Anh là Việt Nam. Tôi là Việt Nam. Chúng ta là Việt Nam".


Ở Cuba, khi chúng tôi đến, cuộc mít tinh khổng lồ tại quảng trường Jose Marti khiến tôi có cảm giác toàn bộ người dân La Habana đang có mặt. Tại đây, đồng chí Fidel Castro đã nói câu: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng dâng cả máu của mình"...


Trong bốn đoàn đàm phán, chỉ đoàn miền Nam chúng tôi là có thành viên nữ, đại diện nữ, đó cũng là lợi thế. Cùng với tình hình chiến trường, cuộc đấu lý trên bàn ngoại giao lúc thì hết sức gay gắt, lúc thì giằng co như báo chí miêu tả "cuộc nói chuyện giữa những người điếc".


Đó là những lúc chúng tôi chán ngán và càng nhớ gia đình. Tôi đọc đi đọc lại thư của con gái: "Chừng nào mẹ về với chúng con?". Mỗi người trong đoàn đều có những ngổn ngang riêng, nhưng tất cả chúng tôi không bao giờ nghĩ Việt Nam có thể thất bại. Chúng ta nhất định sẽ giành được hòa bình, vấn đề chỉ là lúc nào.


Cuối năm 1972 là những ngày căng thẳng. Sau những cuộc tranh cãi nảy lửa là bàng hoàng, lo lắng trước tin tức Mỹ dùng B52 ném bom Hà Nội, nơi chồng con tôi ở đó.


Bên nhà gọi sang báo các con tôi đã đi sơ tán và vẫn an toàn. Được gọi cấp tốc, tôi về đến Hà Nội giữa đêm 30-12 và được tin Mỹ chấm dứt ném bom. Ngày 21-1-1973, tôi trở lại Paris, thời tiết bớt lạnh, nắng đẹp.


Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được ký kết


Trong lòng tôi là một cảm xúc mãnh liệt bên cạnh cảm giác bình thản, vì đinh ninh cái gì phải đến ắt sẽ đến. Đặt bút ký vào hiệp định, tôi nhớ đến đồng bào đồng chí ở hai miền Nam - Bắc, nhớ đến bạn bè thế giới, nhớ những người không còn nữa để biết sự kiện này. Tôi trào nước mắt. Vinh dự được trao cho tôi thật quá to lớn, không lời nào nói lên được lòng biết ơn vô tận này.


Trước nhà hội nghị, hàng ngàn người vẫy chào, một rừng cờ nửa đỏ nửa xanh. Có cả nhiều đoàn Mỹ đến thăm chúng tôi: các bà mẹ, những người vợ của các phi công, các đoàn tôn giáo, phụ nữ, thanh niên. Đặc biệt đoàn anh Martin Fenryder dẫn đầu 24 thanh niên Mỹ đến tặng tôi bài thơ cảm động anh vừa sáng tác:


Tôi bị xô đẩy và thu hút

Bởi sức mạnh tinh thần của Việt Nam

Mắt tôi lóa đi vì một ngọn lửa

Hiện thân của sức sống Việt Nam

Tim tôi nhảy múa vì xúc động

Ôi! Tình yêu Việt Nam! Hòa bình!

Tất cả sắp là hiện thực

Trong những giờ phút Paris ngắn ngủi

Và bao nhiêu mơ ước

Và tất cả từ hai phương trời xa lắc

Sẽ hòa thành một niềm vui chung!


Một tuần sau lễ ký kết, chúng tôi cùng bà con Việt kiều ở Paris đón Tết Quý Sửu. Đây là cái Tết thứ năm và cũng là Tết cuối cùng của đoàn đàm phán trên đất Pháp. Không thể tả hết niềm hạnh phúc và hân hoan của mọi người. (TNO)


Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận huy hiệu


TT - Chiều 5-12 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.


Dự lễ có nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương...


image007Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - Ảnh: TTXVN


Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: huy hiệu 60 năm tuổi Đảng là sự ghi nhận những thành tích và cống hiến trong một quá trình lâu dài của nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.


Là cháu ngoại của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, bà Nguyễn Thị Bình đã sớm được kết nạp vào đội ngũ của Đảng năm 20 tuổi khi đang hoạt động bí mật tại Sài Gòn. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, bà đã được Đảng, Nhà nước tin cậy giao nhiều trọng trách: bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris, bộ trưởng Bộ Giáo dục, phó chủ tịch nước CHXHCN VN từ năm 1992-2002... (TTXVN)


Bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, là cháu ngoại của cụ Phan Chu Trinh (mẹ bà là con gái thứ hai của cụ tên Phan Thị Châu Lan). Bà Nguyễn Thị Bình từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên là Phó Chủ tịch nước cộng hòa XHCN Việt Nam, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam… Bà cũng là người phụ nữ duy nhất đại diện cho Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định này.


image009Bà Nguyễn Thị Bình (giữa), nhà văn Nguyên Ngọc (trái) đang giới thiệu cuốn hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình ngày 03/7/2012 tại nhà sách Phương Nam Vincom - Ebook. Góp mặt trong buổi ra mắt sách có bà Tôn Nữ Thị Ninh, giáo sư Chu Hảo, giáo sư Trần Văn Khê. Ảnh: M. Trang


Nguồn: https://tuoitre.vn/50-nam-hiep-dinh-paris-toi-duoc-de-nghi-doi-ten-la-nguyen-thi-binh-20230108144757185.htm


(1) Ai đã ra lệnh cuộc triệt thoái khỏi Pleiku-Kontum năm 1975? Theo tin tức cuộc họp tại Cam Ranh ngày 13/03/1975do TT Thiệu chủ tọa đi đến quyết định trọng đại này gồm có Thủ Tg Khiêm, Đại Tg Viên, Tướng Quang, Tướng Phú và Tướng Trưởng.


Ý kiến củacác tướng lãnh VNCH


- Tướng Phú:"Tổng Thống Thiệu đã chà đạp danh dự tôi khi ông công khai đổ lỗi cho tôi về chuyện mất Cao Nguyên Trung Phần..... và ông ta đã ra đi như một người du lịch với những chiếc va ly mà ông đã soạn sẳn.... Nhưng phần tôi, tôi sẽ ở lại, tôi sẽ tự tử và máu của tôi sẽ rơi trở lại vào lưng ông ta. Tôi chỉ còn có một cách đó để đính chánh lời cáo buộc của ông ta mà thôi;


“Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục."


- Tướng Ngô QuangTrưởng:"Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn II vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên. Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết biết ý định của mình. Nghĩa là các vị tư lịnh các quân binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lịnh sư đoàn v.v… đã không biết gì về về lịnh rút quân của Quân Đoàn I và II. Lịnhnầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Đại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lịnh Quân Đoàn I) và Tư lịnh Quân Đoàn II (Tướng Phạm Vãn Phú) biết mà thôi. "


- Đại Tướng Cao Văn Viên:" Saukhitướng Phú chấm dứt tường trình của ông, tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất: Tướng Phú có thể nào chiếm lại được Ban Mê Thuột không", Như mọi người có thể tiên đoán câu trả lời của tướng Phú: câu trả lời của tướng Phú không xác định và cũng không phủ định, ông chỉ xin tổng thống Thiệu thêm quân tiếp viện." ... " Nhiệm vụ củaQuân Đoàn IIlà phối trí lại các đơn vị cơ hữu của quân đoàn để chiếm lại Ban Mê Thuột. Và đólà lệnh củatổng thống." ... " Di chuyểnmột đoànquâncấp quân đoànkèm theo quân cụ nặng và quân xa, trên một đoạn đường dài 250 cây số của rừng núi miền cao nguyên là một công tác vô cùng nguy hiểm."..." Chuẩn tướng Tất được chỉ định làm tư lệnh cuộc rút quân từ Kontum-Pleiku về Tuy Hòa theo liên tỉnh lộ 7B."