"Không gian tâm linh" Việt ở Nga

04 Tháng Giêng 20163:46 SA(Xem: 7414)

Sứ quán VN ở Nga có 'không gian tâm linh'

image057

Image caption Tượng ông Hồ Chí Minh trong không gian tâm linh của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn, nói rằng các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài đều có và cố gắng tạo “không gian tâm linh”.

Trả lời Phố Bolsa TV, một kênh truyền hình trên Youtube ở Little Saigon, ông Sơn nói “Một số người nói là hiện nay ở trong nước không có tự do tôn giáo, tín ngưỡng và chính phủ không tôn trọng cái đó.

“Thực tế là ở cơ quan đại diện ngoại giao mà có không gian tâm linh thế này tức là chúng ta rất tôn trọng tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng.”

Ông Nguyễn Thanh Sơn, một thứ trưởng của Bộ Ngoại giao đã giới thiệu về “không gian tâm linh” trong tòa nhà Đại sứ quán như sau:

“Trên đỉnh cao nhất của ban thờ là Đức Phật. Lý do có sự hiện diện của Đức Phật vì có những thời kỳ nước ta đạo Phật là quốc đạo như thời kỳ Lý Trần.

“Bên dưới tượng Đức Phật là biểu tượng thờ Vua Hùng. Đây là biểu tượng thờ 18 đời vua Hùng.

“Bên dưới vua Hùng có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thời đại ngày nay để chúng ta có một cái truyền thống kéo dài từ cội nguồn cho đến thời đại ngày nay," ông Nguyễn Thanh Sơn, nhà ngoại giao hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, giải thích.

'Lấn át tôn giáo chính thống'

image059

Image caption Toàn cảnh ban thờ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga

Cũng như đền thờ của ông Đại sứ Sơn giới thiệu, tại Việt Nam, niềm tin tôn giáo của người dân được thể hiện rõ trong những đợt mừng năm mới, lễ, Tết. Báo chí Việt Nam từng mô tả những ngày đầu năm xin ấn, xin xăm khiến hàng ngàn người chen lấn, mong cầu nguyện được “lộc” từ các đình, chùa.

Ông Trần Phước Thuận – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tại tỉnh Bạc Liêu – nói với BBC Tiếng Việt: “Hiện tình của tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam rất lớn mạnh và lấn át cả các tôn giáo chính thống. Sức truyền bá của tín ngưỡng dân gian rất ghê gớm, không cần lý luận, không cần học thuyết gì, người ta xúm lại thờ cúng một nhân vật nào đó họ cho là linh thiêng. Sức lan tỏa của loại tín ngưỡng này cực kỳ lớn như các lễ hội hát chầu, cúng bái, xin ấn tại đình chùa”.

Ông Thuận mô tả một chuyến viếng thăm đền mẫu Âu Cơ: “Tôi thấy người ta quỳ lạy, xin xỏ. Cách xin xỏ cũng lạ lắm, người ta đập đầu xuống nền, vái lạy cả tiếng đồng hồ, xin xăm ngay trong đền. Trong khi đây là tôn giáo dân tộc, làm sao có hoạt động xin xỏ này được”.

image062

Image caption Hình ảnh Đức Phật trên cao nhất của ban thờ này

Tại Việt Nam, hiện nay trên một bàn thờ, người ta có thể đặt rất nhiều vị thần cạnh nhau, như Quan Công cạnh đức Phật, vua Hùng cạnh Bác Hồ, xin xăm ngay cả trong đền thờ Trần Hưng Đạo hay lên đồng, lên bóng ngay trong sảnh chính của một ngôi chùa nào đó.

Đới sống tâm linh thể hiện khá rõ trong người dân và đặc biệt là giới quan chức Việt Nam.

Nhiều công ty du lịch bán các “Tour tâm linh” đi viếng mộ Võ Thị Sáu tại Côn Đảo giữa đêm khuya, hoặc các chuyến đi hàng chục ngôi chùa trong nhiều ngày dài./

BBC 31/12/15 9 giờ trước

29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6955)
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8884)
24 Tháng Mười 2015(Xem: 7131)
Có vẻ như trang phục của Chủ tịch Tập Cận Bình và Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc thường có nét giống nhau về màu sắc.