Từ thuyền nhân Địa Trung Hải, nhớ chuyện biển Đông

17 Tháng Chín 201511:21 CH(Xem: 6514)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 18 SEP 2015

 

Từ thuyền nhân Địa Trung Hải, nhớ chuyện biển Đông

Giao Chỉ, San Jose.

Từ một tấm hình

     Hình ảnh em bé nằm như ngủ trên bờ biển Địa Trung Hải đã làm rung động những người lên Net toàn cầu. Không phải là hình ảnh của xác chết kinh hoàng. Không phải là dao chém hay súng đạn. Không phải là cắt cổ mổ họng. Em bé trai quần áo chỉnh tề, còn cả giầy dép đàng hoàng. Nằm trên bải cát như ngủ quên trong giấc ngủ thần tiên.

Cuộc chiến tranh triền miên và thảm khốc đã làm cho gần 4 triệu dân Syria phải ra đi trong nhiều năm qua. Con số bỏ nước ra đi là là 1 phần 6 dân số. Bây giờ đến lượt gia đình Kurdi 40 tuổi, vợ 35 và hai con trai, đứa 3 đứa 5 tuổi. Anh Kurdi nói đã đóng tiền 2 lần để vượt Địa Trung Hải qua Hy Lạp. Chuyện không thành. Lần này anh liên lạc trực tiếp với chủ tàu. Xem ra chẳng phải là con tàu hay con thuyền. Chỉ là ca nô nhỏ chở 12 người vượt Địa Trung Hải. Vừa ra khỏi bờ là gặp sóng lớn. Chẳng có phao cứu nạn, anh Kurdi ôm vợ con rồi tất cả chìm trong con sóng cao ngất trời. Kurdi thấy những đứa con tuột khỏi tay. Nghe tiếng vợ con kêu trên biển cả lần sau cùng. Nhưng rồi anh chẳng tìm thấy ai đành tuyệt vọng bơi vào bờ. Người ta tìm thấy xác hai đứa nhỏ và vợ của anh trôi giạt vào khu nghỉ mát trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai đứa nằm như ngủ quên trên bãi cát. Gia đình anh đã di tản nhiều lần để tránh bọn khủng bố Isil và sau cùng đến được Thổ Nhĩ Kỳ. Kurdi có người chị Tima định cư tại Canada đã làm giấy bảo lãnh cho cả gia đình. Đơn bảo lãnh bị từ chối vì xem ra đi khỏi Syria là tốt rồi. Ở lại Turky không coi là nguy hiểm vì chiến tranh. Nhưng vợ chồng Kurdi nhất quyết ra đi, nên chọn con đường vượt biển. Thảm kịch trên bờ Địa Trung Hải có thể là đoạn cuối. Kurdi đưa ra tấm hình và nói với nhà báo. Tôi có hai đứa con đẹp nhất thế giới. Hình ảnh đứa bé 5 tuổi nằm trên bãi biển được cô nhiếp ảnh tình cờ ghi lại đã mở rộng trái tim nhân loại đón chào những người tỵ nạn chiến tranh đến từ đất nước Syria.

     Đức Giáo Hoàng La Mã qua thăm Hoa Kỳ, tổng thống Obama ra đón tận cử phi cơ. Chắc rằng chương trình bàn chuyện thế giới phải nhắc đến dân tỵ nạn Syria. Nội các của Úc châu, Canada, Pháp, Đức, Ý tuần nào cũng bàn về việc nhận người tỵ nạn Syria, lại có cả Iraq và Phi châu..

Vì đâu nên nỗi

      Syria là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời với biết bao đền đài và di tích cổ xưa. Có 24 triệu dân nằm bên bờ Địa Trung Hải, bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ, Nam giáp Iraq. Dân tộc này có nhiều sắc dân nhưng phần lớn là theo đạo Hồi. Thiểu số Thiên Chúa giáo hiện là đối tượng bị tàn sát bởi đám khủng bố gọi là quốc gia Hồi giáo Isil. Syria còn là nơi trú ẩn của gần 2 triệu dân Iraq di tản từ cuộc chiến tranh mấy năm trước. Đất Syria vừa trải qua thời kỳ hạn hán liên tiếp 5 năm. Dân quá đói khổ, thất nghiệp và kiệt quệ. Hạn hán đã làm 80% gia súc chết hết. Chính phủ là nhà nước độc tài. Ông cha cai trị suốt 30 năm đã sửa hiến pháp, hạ tuổi lãnh đạo để truyền chức lại cho con.

        Dân từ các vùng quê tràn lên thành thị để tìm đường sống và mầm mống cách mạng đã xẩy ra, tưởng là sẽ có thêm một mùa xuân Á Rập, nhưng mùa xuân chưa tới thì thì tổ chức khủng bố tàn khốc nhất là Isil ra đời.

       Tổ chức thánh chiến tự xưng là quốc gia Hồi giáo thành lập  và chủ trương chiến tranh triệt hạ toàn diện bắt đầu. Đám khủng bố này tàn sát bất kể quân lính hay thường dân. Giết và hãm hiếp đàn bà học sinh Thiên chúa giáo. Phá hủy tất cả các tượng đài văn hóa hay tôn giáo. Chủ trương đưa đất nước trở về thời đồ đá thượng cổ. Trong hoàn cảnh kinh hoàng đó người dân Syria tìm đường ra đi. Cả người tỵ nạn Iraq đến Syria cũng ra đi. Lẽ dĩ nhiên là có nhiều thuyền nhân Thiên chúa giáo. Người tỵ nạn ra đi bằng tất cả các phương tiện. Một số lớn vượt biển Địa Trung Hải bằng các con tầu  hết sức thô sơ. Một số lớn đã chết trên biển cả. Gia đình có em nhỏ nằm ngủ trên bải cát là một thí dụ. Bây giờ dân tỵ nạn nằm chờ với con số 2 triệu người tại các trại tỵ nạn biên giới các nước Âu châu. Có cả những người từ Phi châu cũng ra đi theo phong trào Syria.

Tây phương họp bàn

        Xúc động vì hoàn cảnh chiến tranh ở Syria, sự quyết tâm ra đi của dân tỵ nạn; Hoa Kỳ cân nhắc và sau cùng tuyên bố nhận 10 ngàn dân tỵ nạn. Úc châu nói là sẽ nhận 15 ngàn. Canada chưa lên tiếng. Ý và Đức xem chừng chấp nhận nhiều hơn nhưng chưa xác định. Như vậy mặc dù thông cảm, xúc động nhưng các nước lớn vẫn còn e ngại. Vài chục ngàn người nhập cư quả thực chưa đi đến đâu so với 2 triệu người đang chờ trong trại tỵ nạn. Tại sao Âu châu và Bắc Mỹ lại ngần ngại. Đã có khá nhiều lý do. Mặc dù sắc dân Syria xem ra gần gũi với Tây phương về sắc diện nhưng tôn giáo và văn hóa vẫn còn quá xa cách. Kinh nghiệm của gốc dân Hồi giáo Trung Đông tại Pháp vẫn làm cho Paris phải cân nhắc. Dân nhập cư Á Rập không muốn trở thành người Pháp. Kinh nghiệm ngày nay đã xảy ra nhiều thanh thiếu niên gốc Hồi dù sinh ra tại Anh Mỹ mà lại trốn về Trung đông trở thành quyết tử quân. Dù tự do dân chủ nhưng Úc châu và Canada cũng không muốn nhận thêm di dân mang theo y phục và tập tục quá khác biệt bao gồm cả ngôn ngữ và tôn giáo. Thêm vào đó nhận di dân tỵ nạn lại làm cho người ra đi ngày thêm đông đảo. Trái tim nhân đạo rung động nhưng không mở được vòng tay chào đón.

Vấn nạn di dân:                                                                                                              

Tin tức thời sự tuần qua đã đưa đến những quyết định ngày thêm khó khăn. Những con tàu từ Hung Gia lợi chạy qua các quốc gia Âu châu đã tạm ngừng hoạt động.Nhiều quốc gia đóng cửa biên giới. Những di dân từ Phi Châu và dân Hồi giáo gồm cả Iraq lẫn dân Syria trở nên hung bạo. Di dân Phi Châu nổi loạn ở phía Nam nước Ý. Dân Ý biểu tình chống di dân Phi Châu và đòi trục xuất dân Hồi giáo Trung Đông. Xung đột vì di dân tại Pháp. Tại nhiều nơi dân Hồi Giáo khước từ thực phẩm cứu trợ vì cho là không đúng khẩu vị và không hợp với thức ăn của đạo Hồi. Hình ảnh trên TV, Youtube cho thấy tất các toán công tác đem thực phẩm đến cho di dân đã bị lạnh nhạt xua tay. Nhiều nơi khác dân Hồi vất thức ăn vào thùng rác. Hình ảnh bất cộng tác, vất thực phẩm cứu trợ hay nổi loạn đập phá xe hơi nhà cửa trên đường phố đã làm cho cả chính phủ Ý và Đức không xét đến việc nhận di dân tỵ nạn. Quan trọng hơn nữa là cảnh sát dã chiến đóng cửa biên giới, dùng vòi nước đẩy lùi các di dân phần lớn đàn bà và trẻ em. Phe đàn ông và thanh niên Hồi giáo trong nhiều năm đã thầm nhuần ảnh hưởng tôn giáo từ phương cách lễ nghi, thực phẩm, phong tục, nên không thể thích nghi ngay với nếp sống Tây Phương. Thêm vào đó suy nghĩ và hành động hung bạo đã trở thành tập quán, lại thiếu lãnh đạo chỉ huy nên rất dễ dàng trở thành du đãng nổi loạn. Chỉ làm khổ cho đàn bà và trẻ con nằm là liệt ngoài đường chịu mưa gió đói khát. Những tin tức kể trên sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ và toàn thế giới đối với di dân dù là tỵ nạn vì chiến tranh, chính trị hay kinh tế.   Đó là câu chuyện hôm nay.

Nói người lại nghĩ đến ta

      Dân Việt tỵ nạn ra đi suốt 20 năm từ 1975 đến 2015 quả thực là 1 thiên anh hùng ca vĩ đại. Có thể coi là 1 trận đánh hậu chiến của Việt Nam Cộng Hòa. Chiến dịch tìm tự do của miền Nam Việt Nam kéo dài 2 thập niên mà kẻ thù là cộng sản, là phong ba bão táp, là hải tặc. Thêm vào đó, chủ trương của các quốc gia Đông Nam Á cũng không đáng tuyên dương. Tình nhân đạo thực sự không đáng kể,  nhưng tiền của Cao ủy là nhu cầu chính. Trận vượt biên, vượt biển không phải chỉ dành cho quân nhân trai tráng. Trận này chiến sĩ là ông già bà cả, là nam phụ lão ấu, là trẻ con sơ sinh và bà mẹ có bầu. Ai cũng là chiến sĩ. Ra đi 5 ăn 5 thua . Bất kể vì chính trị hay vì kinh tế. Các bà mẹ mua thuốc ngủ cho trẻ con để đừng khóc. Thuốc say sóng cho bà già. Phụ nữ hóa trang cho xấu đi. Uống cả thuốc ngừa thai đề phòng sẽ không phải nuôi con hải tặc. Đời thủa nhà ai mà lại chuẩn bị cuộc chiến ghê gớm như vậy. Cha ở trong tù bảo con ra đi. Chồng ở trong trại nhắn vợ tìm đường về với anh Kỳ, chị Hoa.. Cuộc chiến vượt biên của chúng ta tổn thất 1 phần ba quân số được coi là chiến thắng huy hoàng. Tính đến đầu thập niên 90 chúng ta có được khoảng 800 trăm ngàn dân Việt tại Mỹ. Con số này nhân lên gấp đôi gần như là do đoàn tụ. Chờ đợi thật lâu nhưng rồi trước sau họp mặt đầy đủ. Dù khó khăn nhưng xem ra vẫn có thể coi là khá dễ dàng. Lý do chính là dân Mỹ gốc Việt đi trước hòa nhập tốt đẹp. Chúng ta có những đứa con tuyệt vời ở thế hệ tương lai cống hiến cho Hoa Kỳ. Việt Nam ta tuy cũng có người làm điều sai lầm đáng tiếc, nhưng không có tay nào ôm bom đi phá cao ốc ! Không có ai nổi điên bắn người vô tội vạ. Chúng ta đi chùa, lễ nhà thờ nhưng không quá khác biệt như các tôn giáo nhiệt thành khác. Người ta chấp nhận dân Việt vào cư ngụ ở đất này vì chúng ta hiền lành.

       Chịu đựng qua cuộc chiến 20 năm, chịu đựng qua hơn 10 năm tù lao cải, chịu đưng qua 2 thập niên vượt biển, chúng ta là di sản của 1 thế hệ anh hùng, nhưng chúng ta không cần nóng nẩy nổi giận nữa. Hãy sống hiền lành lương thiện. Tiếp tục đoàn tụ, bao nhiêu rồi cũng được. Chúng tôi đã nói đi nói lại nhiều lần. Hải ngoại hãy sống tử tế, nói lời tử tế, viết lách tử tế, sẽ xây dựng được cộng đồng và giải phóng được quê hương. Muốn đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, hãy làm người công dân tốt trên đất Hoa Kỳ. Yêu nước không phải là yêu xã hội chủ nghĩa và chống Công không phải là chống cả quê hương. Đó chính là con đường của đi tới của di dân tỵ nạn gốc Việt. Phong cách của người đi trước mở lối cho người đi sau. Chuyện đời luôn luôn như thế./

  Giao Chi San Jose
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8460)
Một buổi tọa đàm về chủ đề bảo vệ 'Người bảo vệ nhân quyền' đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội sáng 26/11. Trong thông cáo về nội dung chương trình, hai tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự và Vietnam UPR Working Group cũng mời cả đại diện từ phía Bộ Công an Việt Nam và công an TP. Hà Nội đến tham dự.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7970)
Bà Ruby Holt, một người vừa kỷ niệm tuổi 101 của mình ở bang Tennessee, Mỹ. Suốt cuộc đời của bà chỉ quẩn quanh ở ngôi nhà của mình và nơi làm việc. Sống bằng nghề thu hoạch bông vải, thanh bạch và cần mẫn, bà Ruby Holt đã nuôi lớn 4 đứa con của mình nhưng chưa bao giờ có dư dả để có được một chuyến đi xa khỏi nơi trú ngụ.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7607)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn thuận nhân vật được Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ông Ted Osius đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hôm qua, sau nhiều tháng trì hoãn. Nhà ngoại giao kỳ cựu này đã được ông Obama đề cử tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear hồi tháng Năm.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7297)
Điều đáng chú ý là trên bìa sách có in hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân. “Người mẫu” này không phải là thần Công lý mà là người thật, “bằng da bằng thịt”, trên người chỉ mặc một chiếc quần nhỏ. Khuôn mặt được cắt ghép, đang cười rất tươi và nhiều độc giả dễ dàng nhận ra đó chính là hình của diễn viên hài Công Lý!
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7357)
Quê Mẹ - Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v... đến Genève phúc trình về việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) vào chiều ngày 10-11-2014, tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR diễn ra từ ngày 10 đến 28-11-2014 để xem xét một số quốc gia.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7380)
TTO - Để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng, Sở Mật vụ Mỹ phải có những công nghệ cực kỳ hiện đại. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đối mặt với nhiều âm mưu ám sát nên việc bảo vệ càng khó khăn hơn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7579)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9156)
CTV Danlambao - Trong phiên họp quốc hội sáng 31/10/2014, ‘thượng tọa’ Thích Thanh Quyết kiến nghị đảng và nhà nước CSVN phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) Vị đại biểu quốc hội thuộc đoàn Quảng Ninh này nói trong phiên họp được truyền hình trực tiếp: “Đảng, nhà nước phải thực sự đáng khen ngợi lực lượng quân đội và công an trong thời gian vừa qua”.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 14010)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 7888)
Ông Dương Đức Hiền (58 tuổi, trú tại thôn 2, xã Quý Lộc) kể với PV Tuổi Trẻ rằng lúc khoảng hơn 4g sáng 28-10, ông có nghe tiếng động lớn như nhà đổ ở phía vườn trước nhà. Ông Hiền liền dậy thì thấy một hố sâu khoảng 1,2m, đường kính miệng hố 1,5m xuất hiện ngay mảnh vườn trước nhà.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 7660)
(Dân trí) - “Có nhiều quan chức vừa rồi, sau khi nghỉ hưu lại ở một vị trí nghe có vẻ thơm thảo hơn, thu nhập lớn hơn với thu nhập chính đáng trước kia. Vì sao? Vì họ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ rất sớm”, đại biểu Lê Như Tiến nói.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 7504)
Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp Nhật hôm 15/10 nghe một câu hỏi của một nhà lập pháp về chiếc quạt cầm tay uchiwa. Bà Matsushima đã phân phát quạt với hình minh họa và thông tin về chính sách của bà trong một lễ hội mùa hè ở Tokyo, trước khi trở thành bộ trưởng. Ảnh: AP Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp, hôm qua từ chức sau khi đảng Dân chủ Nhật đối lập đệ đơn khiếu nại về việc bà phân phát quạt giấy. Bà là một trong hai thành viên nội các từ chức hôm qua vì các vấn đề liên quan đến luật bầu cử
19 Tháng Mười 2014(Xem: 7667)
Ngày 16-10, tức là chỉ sau một ngày tác phẩm này trưng bày tại khu vực gần Cung điện Vendome, một trong những quảng trường sầm uất nhất của Paris, trong khuôn khổ triển lãm nghệ thuật đương đại FIAC, một khách qua đường đã đấm liền ba phát vào mặt điêu khắc gia Paul McCarthy.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 7378)
Sáu thủy thủ Việt Nam mất tích sau khi nhảy khỏi tàu chở cá Đài Loan 'có thể định vượt biên sang Nhật Bản', công ty môi giới lao động của họ cho biết. Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin sáu người này đã nhảy xuống biển khi tàu cá Liên Toàn Thịnh đi qua eo biển Tsugaru, cách đảo Hokkaido của Nhật Bản chưa đầy 20km, hôm 11/10.