Hoàng Việt: VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'

16 Tháng Tư 201511:43 CH(Xem: 7023)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 17 APRIL 2015
VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'
blank
 Một đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên Hoàng Sa trước năm 1974

Tháng Tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và các đảo trên Biển Đông từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Diễn biến xảy ra vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.

BBC đã có cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật TP. HCM, là nhà nghiên cứu các tranh chấp trên biển Đông, về sự kiện này.

Thạc sỹ Hoàng Việt: Ngay từ trước đây báo chí đã đưa tin theo hướng là phe ta đã tấn công Việt Nam Cộng hòa và giành quyền kiểm soát Trường Sa.

Tuy nhiên, các tài liệu lịch sử về vấn đề này không rõ ràng và tôi không rõ liệu lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có gặp phải sự kháng cự gì từ phía Việt Nam Cộng hòa hay không.

Tôi nghĩ là báo chí đưa tin như vậy theo nhịp điệu kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4.

Ở Việt Nam có hai luồng tư tưởng cơ bản, một luồng tư tưởng cho rằng tồn tại 'phía ta và phía địch', và 'phía ta đã chiến thắng phía địch'. Nhưng có những luồng tư tưởng cấp tiến hơn, cho rằng Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đều là Việt Nam cả.

Trước đây, những người theo xu hướng cấp tiến rất ít được cất tiếng nói, nhưng luồng tư tưởng này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn và tôi cho rằng cách nhìn nhận này sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn.

Ở Việt Nam có hai luồng tư tưởng cơ bản, một luồng tư tưởng cho rằng tồn tại 'phía ta và phía địch', và 'phía ta đã chiến thắng phía địch'.
Nhưng có những luồng tư tưởng cấp tiến hơn, cho rằng Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đều là Việt Nam cả.Hoàng Việt


Trước đây thì nhận thức ở Việt Nam về vai trò của Việt Nam Cộng hòa rất khác, sau này thì bắt đầu có những thay đổi trong nhận thức.

Đầu tiên chỉ có những nhóm cá nhân đứng ra vinh danh những liệt sỹ trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, nhưng giờ thì các báo nhà nước cũng đã lên tiếng và vinh danh các liệt sỹ này, nó cho thấy sự thay đổi theo hướng cởi mở hơn.

BBC: Có tờ báo như VnExpress dẫn lời Đại tá Mai Xuân Ạp nói 'chính quyền Sài Gòn đã rất ý thức việc giữ chủ quyền biển đảo để phòng thủ đất nước bằng việc cho lính ra đóng giữ 6 đảo. Từ đó quân giải phóng mới dễ dàng làm chủ tình hình". Ông nhận xét gì về câu nói này?

Thạc sỹ Hoàng Việt: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét này.

Chính sách gìn giữ chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa ngay từ thời Ngô Đình Diệm đã làm rất tốt.

Hầu hết các bia trên đảo ở Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, ngoài các bia mới, vẫn còn các bia cũ do Việt Nam Cộng hòa xây từ năm 1956.

Các phái đoàn trước đây của Việt Nam Cộng hòa cũng đã tích cực tham gia vào các hội nghị xây dựng Công ước Luật biển. Giáo sư Nguyễn Quốc Định, là một học giả rất nổi tiếng, đã đóng vai trò quan trọng trong phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa tại hội nghị về Công ước Luật biển lần 2, năm 1973, để từ đó có Công ước Luật biển 1982.

Điều đó cho thấy Việt Nam Cộng hòa rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền và đã có các hành động gìn giữ các hòn đảo, đặc biệt là tại Hoàng Sa và Trường Sa.

BBC: Theo ông, việc thừa nhận sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa và Trường Sa có lợi gì cho cuộc đấu tranh pháp lý của Việt Nam, và gây những bất lợi nào cho tính chính danh của Hà Nội trong cuộc chiến Việt Nam?

Thạc sỹ Hoàng Việt: Trong vấn đề này có hai mặt:

Mặt thuận lợi là trong một thời gian dài, Việt Nam hay các quốc gia khác đều tìm cách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, nhưng điều quan trọng là bên nào đưa ra bằng chứng.

Quốc tế thường có xu hướng là ai đã chiếm hữu thực sự bằng biện pháp hòa bình trong một thời gian dài cho đến lúc tranh chấp thì thường được trao chủ quyền.

Chính vì vậy việc Việt Nam Cộng hòa từ những năm 1956 đã lên đảo đặt bia chủ quyền và cho đồn trú binh lính trên đó đã tạo những thuận lợi cho Việt Nam sau này.

Cái bất lợi là Việt Nam giữ được Trường Sa, nhưng đánh mất ở Hoàng Sa năm 1974, gây khó khăn cho việc đòi lại.

Khó khăn nữa là khi hai bên chiến tranh thì chính quyền miền Bắc không công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa và coi đó là ngụy quyền. Điều này gây khó khăn cho việc thừa kế chủ quyền quốc gia.

Tôi không muốn đổ lỗi cho bên nào, nhưng thực tế là Hoàng Sa đã bị mất khi đang nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa năm 1974.
Khó khăn nữa là khi hai bên chiến tranh thì chính quyền miền Bắc không công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa và coi đó là ngụy quyền. Điều này gây khó khăn cho việc thừa kế chủ quyền quốc gia.

Một số học giả đã tranh luận rằng nên công nhận Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia và điều này sẽ có lợi cho việc tiếp quản, thừa kế chủ quyền quốc gia trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Hoàng Sa Trường Sa hiện nay.

BBC: Việt Nam cần chuẩn bị những gì nếu muốn theo đuổi hình thức đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế mà Philippines đang thực hiện, thưa ông?

Thạc sỹ Hoàng Việt: Tôi cho rằng cần xem trọng yếu tố con người. Cần đội ngũ luật sư quốc tế giỏi, dày dặn kinh nghiệm, có phương án tốt.
Cần xem xét các điểm mạnh yếu trong hồ sơ pháp lý của Việt Nam để củng cố, chứng minh trước tòa.

Ngoài việc chứng minh cần có các biện pháp kỹ thuật nhằm xây dựng các bằng chứng để trình ra trước tòa.

Theo tôi đó là hai vấn đề quan trọng nhất lúc này./

BBC 14 tháng 4 2015

Thôi đừng đả kích!

Nguyễn Vân Duy Gửi cho BBC từ Hà Nội

15 tháng 4 2015
blank
 Việt Nam đã thân thiện với Mỹ, nhưng đất nước chưa giàu

Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam, sau chiến tranh. Những gì tôi biết về cuộc chiến tranh này là thông qua sách dạy Lịch sử, qua những khẩu hiệu và tranh tuyên truyền.

Cho đến tận khi học Đại học, được tiếp xúc thường xuyên với Internet, tôi mới nhận ra những gì tôi biết chỉ là thông tin một chiều. Đọc nhiều (cả thông tin lề trái và lề phải), so sánh với những trường hợp tương tự Việt Nam (như Đức, Triều Tiên), tôi tin rằng những gì đã xảy ra có lẽ không phải là cuộc chiến giữa một bên chính nghĩa với một bên là phi nghĩa. Đằng sau đó là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của những nước lớn, và hậu quả của nó là nước Việt Nam phải chịu những tổn thất khủng khiếp về người và của. Dù bên nào dành được thắng lợi thì cái giá phải trả cũng là quá đắt.

Miền Bắc (những người Cộng sản) thắng và giờ chúng ta có một nước Việt Nam thống nhất và yên bình. Các bạn dù có căm thù những người Cộng sản như thế nào thì cũng đừng chỉ đọc và nghe, hãy trải nghiệm cuộc sống hiện tại ở Việt Nam để có đánh giá một cách khách quan.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, những người Cộng sản giỏi đánh trận hơn là làm kinh tế và điều hành đất nước. Sự thật là, dưới sự lèo lái của những người Cộng sản sau chiến tranh, đất nước chúng ta bị tụt hậu khá xa so với thế giới dù có nhiều điều kiện thuận lợi về địa chính trị.

Đặt giả thuyết nếu miền Nam (những người Quốc gia) thắng thì sao, liệu Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc như Hàn Quốc?

Tôi không quan tâm Đảng Cộng sản hay Đảng phái chính trị nào đang cầm quyền, nếu họ làm không tốt thì hãy trao công việc đó cho những người xứng đáng.

Tôi không tin là như vậy. Trải qua quá trình lịch sử, trình độ dân trí của người Việt nói chung còn thấp và phần đông người Việt thiếu những phẩm chất để trở lên vượt trội – khát vọng vươn lên, tính kỷ luật theo đuổi đến cùng. Chúng ta thường có tâm lý an phận thủ thường, và do đó sẽ thật khó để tạo nên kỳ tích. Có thể kinh tế sẽ tốt hơn nhưng tôi nghĩ viễn cảnh sáng là tương đương với Thái Lan bây giờ, và tình hình chính trị cũng có nguy cơ bất ổn tương tự. Dù sao, đó cũng chỉ là giả thuyết.

Nhìn vào thực tại, những điểm tốt và những vấn đề còn tồn tại, người Việt trẻ thay vì đả kích lẫn nhau, chúng ta nên làm gì?

Tôi không quan tâm Đảng Cộng sản hay Đảng phái chính trị nào đang cầm quyền, nếu họ làm không tốt thì hãy trao công việc đó cho những người xứng đáng.

Tôi nghĩ chúng ta hãy nỗ lực vượt qua những trở ngại, ra ngoài để học hỏi và dùng những kinh nghiệm quý báu từ thế giới để làm cho đất nước chúng ta ngày một tốt lên.

Chỉ cần chúng ta có tham vọng và có quyết tâm, chúng ta có thể làm được, chúng ta chắc chắn làm được.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả. Bài được gửi tới BBC (vietnamese@bbc.co.uk) sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6456)
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8386)
24 Tháng Mười 2015(Xem: 6677)
Có vẻ như trang phục của Chủ tịch Tập Cận Bình và Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc thường có nét giống nhau về màu sắc.