Dr Đào Như: Thiền sư Nhất Hạnh trong lòng thế giới hôm nay

02 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 8303)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 DEC 2014

image027

 TƯỢNG ĐÀI NHÂN ĐẠO - Ảnh-Oaklandnorth.net

SƯ NHẤT HẠNH TRONG LÒNG THẾ GIỚI HÔM NAY

 Đào Như

Thành phố Oakland, ở bang Cali, Hoa Kỳ, hôm thứ ba 6-9-2011 vừa khánh thành Tượng Đài Nhân Đạo làm bằng đồng. Tượng đài được dựng trên một khoản đất 1000 square feet, phía Tây công image028viên Henry J.Kaiser Memorial Park. Tương đài cao 21 feet, rộng 52 feet, nặng 50,000 lbs, trị giá chi phí $8 triệu. Quỹ xây dựng “Tượng đài Nhân đạo” được tạo nên từ sự tự nguyện đóng góp của Phòng Thương Mại Oakland, các công ty Kaiser Permanente, AT&T, Clorox… và một số cá nhân địa phương. Thành phố OakLand cũng đóng góp $100,000 cho quỹ này.

Tên thật của Tượng đài Nhân đạo là một câu văn: -REMEMBER THEM-CHAMPIONS FOR HUMANITY- Người thực hiện tương đài này là nhà nặng tượng tên tuổi của thời hiện đại: Mario Chiodo.

Tượng đài Nhân đạo gồm toàn chân dung 25 nhân vật nổi tiếng đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới, trong số đó có: Martin Luther King Jr, Franklin Delano Roosevelt, Mayo Angelou, Cesar Chavez, Mahatma Gandhi, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh…

Ngoài ra cũng có 6 nhà hoạt động đia phuơng cũng được tạc tượng nhưng ở phía sau tượng đài. Một trong những vị đó có ông Henry J. Kaiser, cư dân Oakland, người sáng lập công ty bảo hiểm Kaiser Permanente. 

Đối với cộng đồng Việt Nam, trong nưóc cũng như ở hải ngoại, Thiền Sư Nhất Hạnh không phải là một tên tuổi xa lạ với bất cứ ai, Lương cũng như Giáo, duy vật cũng như duy tâm. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể xao lãng những công đức cống hiến cho đời, cho nhân loại của Thiền Sư Nhất Hạnh trong quá khứ và nhất là những theo đuổi những dấn thân của ngài trong tương lai, trong khoản đời còn lại của ngài. Suy nghĩ về Thiền Sư Nhất Hạnh, nhà thơ và cũng là nhà phê bình văn học Mỹ, Morgan Gibson, có viết một bài về Thiền Sư Nhất Hạnh với tựa đề: ‘Lời Bụt Cất Lên Từ Vùng Đất Đau Thương’ đăng trên các báo: Kyoto Journal ở Nhật Bản số 28, 1995 và đăng trên Poetry Flash ở Hoa Kỳ số 263, tháng 9-1995. Nhà thơ Morgan Gibson đã ngợi ca chính Thiền Sư Nhất Hạnh, Người đã thật sự đưa đạo ‘Bụt’ vào đời. Thầy đã phát động mạnh mẽ phong trào cải cách văn hóa và xã hội theo tinh thần đạo ‘Bụt’ và phong trào đã lan rộng trong nhiều nước khắp thế giới.(1) Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là một nhà thơ lớn. Thơ của thầy thâm sâu uyên ảo, nói lên được những gì mà ngôn ngữ không thể nào diễn tả cho hết được:

“…Và chiều nay, trên bến sông

Có con thuyền nan ghé

Gió mênh mông ru không gian lặng lẻ

Mơ trăng sao và trời nước mông mênh

Hãy hò lên vang khúc hát thanh bình

“Ơi ai ơi, về đi, đừng chậm bước

Buồm căng lên, hướng về phương mây nước

Về đi thôi về với bến đò xưa…”

 Đoạn cuối của ‘Thuyền Về Bến Cũ”

Thầy đã hướng dẫn phong trào đấu tranh cho Hòa bình trong cuộc chiến Việt Nam. Thầy hết sức bên vực người đồng bào của Thầy bị kẹt giữa hai lằn bom đạn:

“Hỏa châu sáng trên trời

Em bé vỗ tay reo

Nhưng tiếng súng đã nổ

Và tiếng cười tắt theo

Và chứng nhân còn đó…”

 (Chứng Nhân Còn Đó)

Thầy luôn luôn thấy người khổ đau với mình chỉ là một. Do đó thầy thường bị đe dọa bởi những phe lâm chiến:

“Tôi biết chiều nay chính em sẽ bắn tôi

Để lại vết thương cho mẹ ôm ấp ngàn đời nhức nhối

…Ngực tôi đây em bắn đi

Mạch máu của mẹ truyền cho đây, em cất đi

để mà xây dựng nên lâu đài em mơ ước…”

 (Đừng biến mảnh vườn xưa thành mồi ngon lửa dữ )

 … Bài thơ Thông điệp của Thầy xác định lập trường vững chải của những người không chịu khuất phục trước bạo lực:

Tôi đi giữa rừng chông gai, như đi giữa vườn kỳ hoa dị thảo

đầu cất cao, nụ cười ngày xưa còn đó

những vần thơ đã nổ trong tiếng gào súng đạn”

“…Thầy được thương kính bao nhiêu thì tánh mạng của Thầy bị đe dọa bởi hai phe lâm chiến bấy nhiêu. Nhưng sức mạnh của đại bi tâm không thể nào lay chuyển đã gúp Thầy vượt thắng mọi khó khăn để tạo dựng niềm tin trong hàng triệu trái tim người. Tất cả những ai dũng cảm chống đối cuộc chiến tương tàn giữa anh em một nhà được Thầy hết lòng ủng hộ và nâng đỡ. Thầy đã hướng dẫn một phái đoàn Phật giáo có mặt bên hội nghị Paris. Thầy đã sáng lập dòng tu Tiếp Hiện, mở trường Đại học Vạn Hạnh và xây dựng trưòng Phụng Sự Xã Hộ…Thầy cũng đã tổ chức nhiều chuyến cứu trợ thuyền nhân Việt Nam tị nạn ngoài biển và cứu trợ trẻ em nạn nhân của chiến tranh nghèo đói. Thầy hiện đang sống tại Làng Mai, một vùng quê ở Pháp. Hàng năm Thầy đi thuyết giảng khắp thế giới để xiển dương đạo “Bụt” nhập thế…Cũng như các Phật tử khác, Thầy luôn đề cao đức Từ bi, nhưng Thầy lại đi xa hơn bằng cách đem sức mạnh của từ bi vào việc chuyển đổi những bất công của xã hội để mọi người đều có cơ hội thật sư hạnh phúc….Tổ chức Buddhist Peace Fellowship ở HoaKỳ mà thi sĩ Gary Snyder đã thành lập, là một trong những tổ chức dẫn đầu đi theo đường lối của Thầy…”

Và nhà phê bình văn học Mỹ, Morgan Gibson, tiếp tục ngợi ca công đức lớn của thầy Thích Nhất Hạnh trong thi ca Việt Nam, trên thi đàn thế giới…

“ Nhiều thiền sư cũng làm thơ viết văn nhưng ít thấy ai diễn đạt được tình thương một cách tha thiết và sâu đậm như thầy Thích Nhất Hạnh. Lời văn và ý thơ của thầy trong sáng, chân thật, không gai gốc hay hiểm hốc đến độ gây khủng hoảng cho tâm linh như nhiều kẻ ưa đòi hỏi. Chỉ có những đầu óc cầu kỳ ưa thích những gì tối tâm rắc rối mới không chấp nhận được tư tưởng thanh cao và tấm lòng quản đại của Thầy. Nhưng không sao, Thầy vẫn thường nói có nhiều con đường đưa tới tự do, giải thoát, mỗi người tùy theo nghiệp lực của mình sẽ chọn con đường thích hợp…”

Đó là những gì Thiền Sư Nhất Hạnh đang sống, đang đóng góp cho thế giới hôm nay. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang sánh vai cùng với 24 nhà tư tưởng lớn đương đại trên tượng đài Nhân đạo tại Oakland. Thầy được nhân loại tôn vinh là người đã khơi động một thời khai sáng văn hóa, giải phóng và đưa cuộc sống tâm linh nhân loại đến cõi viên mãn bằng triết lý vị tha của “Bụt”. Hơn 20 năm về trước, Thiền Sư Nhất Hạnh đã cảnh cáo chúng ta về một thế giới đầy bạo động, khủng bố, Thầy đã giác ngộ chúng ta bằng những câu văn tràn đầy tuệ giác: “…ta nên tháo gỡ những trái bom trong tâm ta, để tránh khỏi người này làm người khác nổ tung…”. 

Đào Như

Oak park-Illinois-USA

Sept- 14-2011

 (1)-Nguồn tài liệu

THƠ TÙNG ÔM VÀ MẶT TRỜI TỪNG BÓ- Thơ của Nhất Hạnh-trang 323 

 “Lời Bụt cất lên từ vùng đất đau thương” Morgan Gibson

18 Tháng Hai 2016(Xem: 7259)