Bác sĩ Daniel Trương, danh y Thần kinh học chữa bệnh qua Facetimes

24 Tháng Ba 20168:00 CH(Xem: 12545)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 25  MAR  2016

Bác sĩ Daniel Trương, danh y Thần kinh học chữa bệnh qua Facetimes

Lý Kiến Trúc

Hầu như bệnh nhân mắc phải bệnh Parkinson không ai là không nghe đến danh tiếng Bác sĩ Daniel Trương. Nhưng biết ông là ai và vì sao ông lại đi theo con đường thần kinh học để phục vụ cho y khoa và con người. Thần kinh học, một ngành y được coi là biên giới cuối cùng của y khoa và là ngành rối loạn vận động là ngành mới nhất của thần kinh học.

Xuất thân từ một gia đình có 5 anh chị em, thời thế đưa đẩy Daniel Trương qua Đức, ở đây ông tự mưu sinh và học tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa. Khi nói chuyện với tôi ông yêu cầu được nói rõ là chưa bao giờ đậu bằng Tú tài hạng ưu như nhiều tờ báo viết lầm lẫn.

Tốt nghiệp ở Đức, sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa cả về thần kinh học và tâm lý học, nhưng ông không sinh sống ở Đức mà qua Mỹ tiếp tục theo đuổi môn thần kinh học tại một đại học ở tiểu bang nam Carolina. Sau đó ông tiếp tục theo đuổi ngành "rối loạn vận động". Thời đó, khá hiếm bác sĩ theo đuổi chuyên khoa này, Daniel Trương là một trong số ít bác sĩ tiên phong trong giai đoạn này vào năm 1985.

Với mảnh bằng bác sĩ, vợ đẹp con ngoan, đó là ước mơ bình thường của người Việt lưu vong. Nhưng bác sĩ Daniel Trương không bằng lòng thỏa mãn cuộc sống đầy đủ, có địa vị trong một xã hội lấy "sự thành công vật chất" làm thước đo giá trị. Có lẽ qua thân phận của một người xa xứ, ông ưu tư về kiếp người nhiều hơn, hơn nữa, ông là một người mang dòng máu Việt.

Có thể chăng ? môn "Thần kinh học" và "Tâm lý học" khiến ông không là một bác sĩ không bình thường. Tâm lý học khiến bộ óc người lương y trải nghiệm qua nhiều mảnh đời rối loạn, và trái tim đôi khi "nhức nhối" với con bệnh trầm kha. Sống trong một xã hội đại công nghiệp, đời sống vừa là gánh nặng đè trên hai vai nhật nguyệt, vừa là âu lo về mai sau. Mà gần như mai sau đó có cái bóng đè thường xuyên phủ xám bộ não khiến bộ não rung động khác thường và bàn tay run rẩy không thể kiểm soát được. Một dạng bệnh của thời đại xuất hiện: bệnh Parkinson.   

Một buổi sáng tại bệnh viện Carolina, ông tiếp một bệnh nhân đến khám bệnh. Một con bệnh lạ. Hai tay gần như run rẩy liên tục. Ông hỏi: tay ông làm sao vậy? Bệnh nhân trả lời: tôi không kiểm soát được nó. Ông làm nghề gì? - Viết lách. Tay như thế này thì không thế viết với lách được.

Nhiều ngày, nhiều tháng, vị bác sĩ "trầm tư" về con bệnh "rối loạn vận động cơ thể" (Dystonia). Một dạng bệnh theo ông nhất định nó phải liên quan đến bộ não, bộ thần kinh của con người. Ông quyết chí đi "tầm sư học đạo" để xông vào trận tuyến mới.

Một danh y ông tìm đến đầu tiên rất nổi tiếng ở Nữu Ước. Giáo sư Bác sĩ Stanley Fahn. Gõ cửa  vị danh y này, Daniel Trương ngỏ lời xin vào làm việc. Bác sĩ Fahn không nhận kẻ xa lạ. Daniel Gõ cửa lần thứ hai. Không nốt! Gõ cửa lần thứ ba, gặp Bác sĩ Fahn, ông đề nghị làm việc không lương trong hai năm. Hết sức ngạc nhiên về sự nhẫn nại khác thường của một bác sĩ người á đông trẻ tuổi. Ông Fahn nói rằng ông không tin ở Mỹ có người là bác sĩ lại đến xin tình nguyện làm việc không lương. Ông bảo thôi về Carolina chịu khó làm việc kiếm tiền nuôi vợ con.

Thất vọng, Daniel Trương về lại bệnh viện cũ ở nam Carolina. Bất ngờ vị giám đốc bệnh viện cho biết, Bác sĩ Fahn ở New York gọi điện thoại cho ông và có hỏi về Daniel Trương, ông giám đốc Đại học Carolina nói với Bác sĩ Stanley Fahn nếu ông không nhận Daniel thì là một sai lầm của ông chứ không phải của nó.

Phải chăng định mệnh đã luân lưu Daniel Trương vào ngành thần kinh. Bác sĩ Fahn gọi điện thoại cho Daniel Trương bảo ông trở lại Nữu Ước. Gõ cửa lần này, Bác sĩ Fahn nói với Daniel Trương: tôi nhận anh và tôi sẽ trả lương cho anh.

Một cơ hội may mắn lại đến với Daniel. Ông tìm đến một nhân vật nổi tiếng tại bệnh viện nổi tiếng nhất nước Anh về ngành thần kinh. Giáo sư David Marsden, người sau này đã được Nữ hoàng Anh phong tước Sir. Dưới sự chỉ dẫn cũa Bác sĩ Marsden, Bác sĩ Daniel đi sâu thêm vào thần kinh học và tiếp xúc rất nhiều với bệnh nhân mắc phải bệnh rối loạn vận động. Tên tuổi của ông bắt đầu được nhiều bệnh nhân và giới y khoa trên thế giới chú ý.

Thế nhưng, Bác sĩ Daniel vẫn làm những điều không bình thường. Khác với các bác sĩ khác, bệnh nhân tìm đến thấy thuốc chứ thầy thuốc có khi nào tìm đến bệnh nhân. Với tấm lòng đúng nghĩa của một lương y, một cách trả nợ cho thầy đẹp nhất, một cách đóng góp cho xã hội và phục vụ con người tốt nhất, là phát huy khả năng chẩn trị Parkinson và khuếch tán bộ môn này trong giới y khoa.

Ông quyết định đi về những nước chậm tiến trong đó có Việt Nam, ông muốn cống hiến những gì ông đã ứng dụng, đã thu hoặch được nhiều kết quả trong khoa thần kinh học và bệnh Parkinson. Ông thấy rằng ở xứ sở quê hương có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Parkinson nhưng ngược lại rất ít bác sĩ chuyên khoa này. 

Một hội nghị y khoa thần kinh học mang tên là INFO  (International Neurology Forum) lần đầu tiên mở tại Sàigon năm 2004. Những bác sĩ danh tiếng quốc tế và những bác sĩ Việt Nam có dịp ngồi với nhau. Bác sĩ Daniel tài trợ tất cả phí tổn cho hội nghị này. Những vấn đề mới nẩy sinh, những con bệnh mới thôi thúc người bác sĩ giầu lòng nhân ái. Bác sĩ Daniel Trương quên lửng công danh sự nghiệp ở xứ sở kim tiền. Ông nghĩ đến một xứ sở nghèo nàn và chậm tiến.

Ông đi đây đi đó trên thế giới làm việc với các bác sĩ nổi tiếng trong ngành. Ông đã về Việt Nam hơn 20 lần để cứu giúp bệnh nhân và truyền bá kinh nghiệm cho giới bác sĩ kế thừa. Ông đã đưa khá nhiều bác sĩ trẻ Việt Nam chuyên về khoa thần kinh qua Mỹ du học, bồi dưỡng kiến thức ngay tại các bệnh viện hiện đại. Đối với các bác sĩ trẻ họ coi Bác sĩ Daniel Trương như một ông Thầy. Theo báo Los Angeles Times, những bệnh nhân đã được ông chữa trị đã gọi ông là người có "phép lạ", người có khả năng lấy lại cử động bình thường của con bệnh rối loạn vận động cơ thể.    
image004

Một trong các "phép lạ" biệt tài của Bác sĩ Daniel Trương là ông có thể chẩn bệnh, chữa bệnh trên Internet qua Skype hoặc Facetime. Ông chỉ cần nghe âm thanh và nhìn vài động tác cử động của bệnh nhân là ông có thể khám phá ra bệnh trạng và chỉ dẫn cách chữa bệnh. Ông nói: tất nhiên, chữa bệnh trên internet không hoàn toàn bảo đảm, nhưng đó là cách giúp cho những bệnh nhân ở xa khắpnơi trên thế giới tìm đến ông mà không có phương tiện hay điều kiện để gặp trực tiếp.

 

Với hơn 175 bài viết về thần kinh học trên tạp chí Y khoa nổi tiếng, Bác sĩ Daniel Trương còn xuất bản bảy cuốn sách viết về môn thần kinh học. Các tác phẩm y khoa của ông được dịch qua nhiều ngôn ngữ khác như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức, ...

Năm 2015, ông được 14 Hội Thần Kinh Quốc Gia, trong đó có Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Hungary, Bulgary, Mexico, Romania, Korea, Kazakhstan, Pakistan, Uzbekistan, Indonesia và Việt Nam đề cử ông ứng cử chức Giám Sát Viên tại Hội Đồng Thần Kinh Thế Giới (World Federation of Neurology – WFN).

 image006image008

Bác sĩ Daniel Trương khi được bầu làm Chủ tịch Hội Parkinson Thế giới.

http://www.iaprd.org/

 

Lễ tấn phong Giáo sư Daniel Trương thành Giáo sư Danh dự tại Almaty Cộng hòa Kazakh.

Niềm danh dự tối cao đã đến với vị lương y Việt Nam, Hiệp hội Parkinson Quốc tế đã bầu ông làm Chủ tịch cho nhiệm kỳ 4 năm./

Lý Kiến Trúc

* Daniel Truong, M.D.; The Parkinson and Movement Disorder Institute; 9940 Talbert Ave, Fountain Valley, CA 92708, USA 

Tel: 714 378 5062 Fax: 714 378-5061 

www.pmdi.org/dr-daniel-truong.html 

 

President of the International Association of Parkinsonism and Related Disorders www.iaprd.org 

05 Tháng Tư 2015(Xem: 9534)
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7980)
Lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8144)
Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 9058)
Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 7677)
- Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10603)
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9200)
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 8404)
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8563)
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10504)
- Hòa thượng Thích Không Tánh đã kiến nghị đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoài Nam, phó Chủ tịch UBND quận 2, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân và phải bảo vệ các Cơ sở Thờ tự tại bán đảo Thủ Thiêm.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9188)
Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1. Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông. Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 9564)
Sáng 6-1, ông Phan Thanh Vân, chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang) cho biết thanh tra sở vừa triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống tệ nạn xã hội đối với bà Lê Thị Kim Huyền (44 tuổi, ngụ P.11, Q.3, TP.HCM) chủ quán Karaoke Mai Vàng tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10229)
Am Dược (còn có tên là am Thuốc) ở trên sườn dãy núi Thanh Long phía đông chùa Hoa Yên, được vua Trần Nhân Tông dựng lên trước khi về Yên Tử. Dựa vào kết cấu kiến trúc và các loại hình vật liệu, di vật đồ gốm sứ, am được xác định có niên đại từ thời Lê Trung Hưng và kéo dài đến thời Nguyễn.